TRUONGTRINH
Well-known member
Không chỉ phân khúc giá rẻ, người dùng điện thoại hạng sang như Vertu cũng bị lừa hàng chục triệu đồng để mua máy 4G nhưng thực chất là 2G.
Đại diện Vertu Việt Nam cho biết mới tiếp nhận một trường hợp khách hàng 60 tuổi ở Vũng Tàu đem điện thoại Signature V 4G đến để thiết kế lại mặt lưng. Sau khi kiểm tra, họ phát hiện máy là mẫu Signature S, chỉ kết nối 2G/3G.
Vị khách nói ông mua qua người quen giới thiệu, giá 30 triệu đồng. Người bán khẳng định là máy 4G, không bị ảnh hưởng khi cắt sóng 2G. Thấy giá tốt và máy mới, ông quyết định chi tiền. Trước nguy cơ thiết bị hàng chục triệu đồng không thể nghe gọi, ông đang liên lạc lại với người bán để tìm cách giải quyết.
"Gần đây hệ thống ghi nhận nhiều trường hợp đến kiểm tra do tình trạng sóng chập chờn. Phần lớn máy lỗi liên quan đến kết nối mạng là Signarture S - dòng Vertu phổ biến tại Việt Nam, về nước chủ yếu theo đường xách tay, không hỗ trợ 4G", đại diện Vertu Việt Nam nói.
Ông Quốc Bảo, một nhà sưu tập điện thoại hạng sang tại TP HCM, cho biết nếu không phải dân chuyên, nhiều người sẽ nhầm bởi ngoại hình của dòng Signature S (đời cũ, hỗ trợ 2G/3G) và Signature V (đời mới, có 4G) giống hệt nhau.
"Trước quy định cắt sóng 2G sắp tới, một số người đang sở hữu hoặc kinh doanh dòng S đã tìm cách đẩy hàng đi dưới mác Signature V giá rẻ. Người mua online hoặc ít dùng Vertu dễ bị lừa", ông Bảo nói.
Vertu Signature V 4G (trái) và Signature S 2G giống nhau về ngoại hình, khiến nhiều người bị nhầm. Ảnh: Trần Loan
Kỹ thuật viên của Vertu Việt Nam cho biết Signature V 4G chạy Android, có giá từ hàng trăm triệu đồng, trong khi Signature S 2G chạy hệ điều hành Symbian. Ngoại hình hai máy giống nhau, nhưng khung sườn bên trong hoàn toàn khác, người dùng có thể yêu cầu mở ra kiểm tra. Tuy nhiên, vì là dòng máy hạng sang, ít bên đồng ý hỗ trợ bung máy.
Ngoài ra, Signature S không thể "độ main" lên thành Signature V để kết nối 4G, do đó phần lớn người mua phải máy đội lốt phải chấp nhận điện thoại có thể chỉ còn là đồ kỷ niệm, không thể nghe gọi trong tương lai. Theo ông Bảo, nếu mua Vertu cũ, người dùng nên nhờ người có kinh nghiệm xem kỹ hoặc đưa đến trung tâm uy tín để kiểm tra trước khi giao dịch.
Ngày 18/8, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cảnh báo về tình trạng lừa bán điện thoại "giả 4G" đang xuất hiện nhiều trên mạng xã hội.
Theo đại diện Cục, lợi dụng nhu cầu đổi điện thoại từ 2G sang 4G, kẻ gian chào bán "máy 4G giá rẻ". Chúng đăng bài trên mạng xã hội để tìm khách hàng, với lời giới thiệu như "3G hay 4G đều xài thoải mái", nhưng thực chất là điện thoại 2G đời cũ, hoặc smartphone 3G đã qua sửa chữa. Khi thời hạn tắt sóng 2G diễn ra giữa tháng 9, những sản phẩm này không thể tiếp tục sử dụng.
Theo thống kê của Cục Viễn thông, Việt Nam có hơn 120 triệu thuê bao di động, trong đó gần 10 triệu vẫn dùng thiết bị chỉ kết nối 2G. Hạn cuối để các nhà mạng tại Việt Nam dừng hỗ trợ điện thoại 2G là ngày 16/9. Sau mốc này, sóng 2G vẫn sẽ được duy trì đến 2025, chủ yếu để hỗ trợ các thiết bị 4G khi cần thiết.
Đại diện Vertu Việt Nam cho biết mới tiếp nhận một trường hợp khách hàng 60 tuổi ở Vũng Tàu đem điện thoại Signature V 4G đến để thiết kế lại mặt lưng. Sau khi kiểm tra, họ phát hiện máy là mẫu Signature S, chỉ kết nối 2G/3G.
Vị khách nói ông mua qua người quen giới thiệu, giá 30 triệu đồng. Người bán khẳng định là máy 4G, không bị ảnh hưởng khi cắt sóng 2G. Thấy giá tốt và máy mới, ông quyết định chi tiền. Trước nguy cơ thiết bị hàng chục triệu đồng không thể nghe gọi, ông đang liên lạc lại với người bán để tìm cách giải quyết.
"Gần đây hệ thống ghi nhận nhiều trường hợp đến kiểm tra do tình trạng sóng chập chờn. Phần lớn máy lỗi liên quan đến kết nối mạng là Signarture S - dòng Vertu phổ biến tại Việt Nam, về nước chủ yếu theo đường xách tay, không hỗ trợ 4G", đại diện Vertu Việt Nam nói.
Ông Quốc Bảo, một nhà sưu tập điện thoại hạng sang tại TP HCM, cho biết nếu không phải dân chuyên, nhiều người sẽ nhầm bởi ngoại hình của dòng Signature S (đời cũ, hỗ trợ 2G/3G) và Signature V (đời mới, có 4G) giống hệt nhau.
"Trước quy định cắt sóng 2G sắp tới, một số người đang sở hữu hoặc kinh doanh dòng S đã tìm cách đẩy hàng đi dưới mác Signature V giá rẻ. Người mua online hoặc ít dùng Vertu dễ bị lừa", ông Bảo nói.
Vertu Signature V 4G (trái) và Signature S 2G giống nhau về ngoại hình, khiến nhiều người bị nhầm. Ảnh: Trần Loan
Kỹ thuật viên của Vertu Việt Nam cho biết Signature V 4G chạy Android, có giá từ hàng trăm triệu đồng, trong khi Signature S 2G chạy hệ điều hành Symbian. Ngoại hình hai máy giống nhau, nhưng khung sườn bên trong hoàn toàn khác, người dùng có thể yêu cầu mở ra kiểm tra. Tuy nhiên, vì là dòng máy hạng sang, ít bên đồng ý hỗ trợ bung máy.
Ngoài ra, Signature S không thể "độ main" lên thành Signature V để kết nối 4G, do đó phần lớn người mua phải máy đội lốt phải chấp nhận điện thoại có thể chỉ còn là đồ kỷ niệm, không thể nghe gọi trong tương lai. Theo ông Bảo, nếu mua Vertu cũ, người dùng nên nhờ người có kinh nghiệm xem kỹ hoặc đưa đến trung tâm uy tín để kiểm tra trước khi giao dịch.
Ngày 18/8, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cảnh báo về tình trạng lừa bán điện thoại "giả 4G" đang xuất hiện nhiều trên mạng xã hội.
Theo đại diện Cục, lợi dụng nhu cầu đổi điện thoại từ 2G sang 4G, kẻ gian chào bán "máy 4G giá rẻ". Chúng đăng bài trên mạng xã hội để tìm khách hàng, với lời giới thiệu như "3G hay 4G đều xài thoải mái", nhưng thực chất là điện thoại 2G đời cũ, hoặc smartphone 3G đã qua sửa chữa. Khi thời hạn tắt sóng 2G diễn ra giữa tháng 9, những sản phẩm này không thể tiếp tục sử dụng.
Theo thống kê của Cục Viễn thông, Việt Nam có hơn 120 triệu thuê bao di động, trong đó gần 10 triệu vẫn dùng thiết bị chỉ kết nối 2G. Hạn cuối để các nhà mạng tại Việt Nam dừng hỗ trợ điện thoại 2G là ngày 16/9. Sau mốc này, sóng 2G vẫn sẽ được duy trì đến 2025, chủ yếu để hỗ trợ các thiết bị 4G khi cần thiết.