Quang Minh
Well-known member
Đền Katsuo-ji, nơi trưng bày búp bê cầu may Daruma, thường xuyên được người bản địa và khách quốc tế ghé thăm, đặc biệt vào mùa thu.
2
Nằm trên núi ở Minoh, phía bắc thành phố Osaka, đền Katsuo-ji là điểm thư giãn giúp bạn thoát khỏi sự huyên náo thường ngày của đô thị. Đến ngôi đền này, nên cầu may mắn, theo chị Nguyễn Vân, thực tập sinh năm thứ năm ở Nhật Bản. Chị Vân đến đây đầu tháng 11.
Đền Katsuo-ji vốn đẹp quanh năm, tuy nhiên mùa thu là lúc đẹp nhất. Nơi đây được ca ngợi là điểm ngắm lá đỏ đẹp nhất vùng Kansai. Thời điểm lý tưởng nhất để ngắm lá mùa thu là tầm cuối tháng 10 đến cuối tháng 11 hằng năm.
Đi qua cổng đền là cả thiên đường lá đỏ rực rỡ sắc màu, phía sau là những dãy núi xanh. Con đường đi đến sảnh chính được bao phủ bởi những cây phong tạo nên một đường hầm tuyệt đẹp. Vẻ đẹp của thiên nhiên tại Katsuo-ji khiến mọi du khách ngỡ đang chiêm ngưỡng bức tranh sơn dầu đầy màu sắc.
Có một con đường mòn đi bộ dài 4 km dẫn đến Katsuo-ji từ thác nước. Bạn sẽ mất khoảng 40 phút để đến thác từ lối vào của công viên và thêm 40 phút để đến Katsuo-ji theo lối mòn.
Theo trang thông tin của Katsuo-Ji Temple, ngôi đền có từ cuối thời Nara (năm 710-794). Bị cuốn hút bởi sự yên tĩnh của vùng núi, hai anh em sinh đôi Zenchu và Zensan lần đầu xây dựng một túp lều ở đây năm 727 và chăm chỉ tu hành đạo Phật. Thời bấy giờ, các vị tướng trước những trận chiến lớn cũng ghé thăm ngôi đền và họ đã chiến thắng trở về.
Khi Thiên Hoàng Seiwa (Thiên Hoàng thứ 56 của Nhật Bản) lâm trọng bệnh, người dân đến đền cầu cho ngài sớm bình phục. Và điều đặc biệt là lời cầu nguyện ấy đã thành hiện thực. Từ đó, người ta tin rằng chính ngôi đền đã đem lại may mắn. Sau khi khỏi bệnh, Thiên hoàng đặt tên cho đền là Thắng Vương Tự thay lời cảm tạ. Nhưng từ "Thắng Vương" bị cho là phạm thượng nên ngôi đền đã được đổi tên thành "Thắng Vĩ Tự" song cách đọc vẫn được giữ nguyên là Katsuo-ji trong tiếng Nhật.
Trong ảnh là Công viên Minoh sát đền với thác nước cao 33 m giữa cảnh sắc mùa thu.
Ở lối đi lên đền có một gian lớn trưng bày búp bê Daruma. Daruma là búp bê truyền thống của Nhật Bản, có thân hình tròn trịa, trông như con lật đật có thể đứng dậy ngay cả khi bạn để nó rơi xuống.
Nếu bạn ước gì hãy tô một mắt và viết ở mặt sau hay bên dưới thân búp bê. Mang con búp bê về nhà và đặt nó ở nơi nào bạn muốn. Nếu bạn cảm thấy ước mơ dần trở thành hiện thực, hãy vẽ con mắt còn lại và trả Daruma về lại ngôi đền. "Thật thú vị khi nhìn thấy nhiều Daruma ở Katsuo-ji, chúng vừa ngộ nghĩnh đáng yêu vừa có chút ma mị, một phong cách rất Nhật Bản", chị Vân chia sẻ.
Dù là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn, búp bê Daruma lại mang dung mạo dữ tợn, không mắt và không chân tay. Người dân xứ sở hoa anh đào sẽ mua Daruma mới vào dịp Tết, cầu nguyện một năm thành công và đem búp bê cũ đến đền để đốt.
Theo tài liệu cổ, búp bê Daruma ra đời giữa thời Edo. Năm 1783 khi nạn đói xảy ra ở vùng Takasaki, một cao tăng trong đền Shorinzan Daruma-ji của địa phương đã chỉ cho nông dân cách làm những con búp bê bằng giấy bồi để bán trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Xuất hiện vào thời điểm người Nhật cần bùa may mắn nhất, những con búp bê trở nên phổ biến trên khắp xứ sở hoa anh đào.
Búp bê Daruma được làm theo hình dáng của vị Bồ Đề Đạt Ma - người sáng lập ra Phật giáo Thiền tông. Hình tượng của Bồ Đề Đạt Ma trong truyền thuyết thường mặc áo cà sa đỏ, do đó búp bê Daruma truyền thống luôn sơn màu đỏ.
"Bạn nên khởi đầu với một Daruma nhỏ, và tiến tới búp bê lớn hơn khi những điều ước dần trở thành hiện thực, theo cách người dân bản địa thường làm", chị Vân tiết lộ. Nếu ước nguyện của bạn thành hiện thực trong vòng một năm, bạn nên nói điều đó với Đức Phật trong đền Katsuo-ji.
Ngoài các Daruma may mắn mang màu đỏ, chúng cũng có các màu sắc khác như như màu tím tượng trưng cho nguyện ước về sức khỏe, màu vàng cho mong muốn bình an, vàng kim để cầu tiền tài và màu trắng để cầu duyên.
Một trong những khu vực cầu nguyện trong khuôn viên ngôi đền.
"Sau khi tham quan và quay trở lại lối vào, hãy thử dạo một vòng quanh 'vòng trí tuệ', du khách có thể ngồi trên phiến đá bên ngoài. Người ta nói khi đó, con người sẽ được ban sức mạnh, tâm trí sẽ trở nên bình lặng, minh mẫn", chị Vân nói.
Địa chỉ đền: 2914-1 Aomatani, Minoo, Osaka 562-8508. Giờ mở cửa: 8h đến 17h. Chủ nhật và ngày lễ đền mở cửa từ 8h đến 18h. Vé vào cửa: 400 yên (65.000 VND) cho người lớn, 300 yên (50.000 VND) cho trẻ em.
Cách di chuyển: Từ Osaka, du khách bắt taxi tuyến Hankyu Mino đến ga Mino. Ngôi đền cách đó 15 phút hoặc đi tuyến tàu điện ngầm Midosuji đến ga Senri Chuo và bắt xe buýt Hankyu, khoảng 30 phút đi xe. Nếu ngồi xe buýt số 4 ở ga Shinosaka đi thẳng đến đền bạn sẽ mất một tiếng.
2
Nằm trên núi ở Minoh, phía bắc thành phố Osaka, đền Katsuo-ji là điểm thư giãn giúp bạn thoát khỏi sự huyên náo thường ngày của đô thị. Đến ngôi đền này, nên cầu may mắn, theo chị Nguyễn Vân, thực tập sinh năm thứ năm ở Nhật Bản. Chị Vân đến đây đầu tháng 11.
Đền Katsuo-ji vốn đẹp quanh năm, tuy nhiên mùa thu là lúc đẹp nhất. Nơi đây được ca ngợi là điểm ngắm lá đỏ đẹp nhất vùng Kansai. Thời điểm lý tưởng nhất để ngắm lá mùa thu là tầm cuối tháng 10 đến cuối tháng 11 hằng năm.
Đi qua cổng đền là cả thiên đường lá đỏ rực rỡ sắc màu, phía sau là những dãy núi xanh. Con đường đi đến sảnh chính được bao phủ bởi những cây phong tạo nên một đường hầm tuyệt đẹp. Vẻ đẹp của thiên nhiên tại Katsuo-ji khiến mọi du khách ngỡ đang chiêm ngưỡng bức tranh sơn dầu đầy màu sắc.
Có một con đường mòn đi bộ dài 4 km dẫn đến Katsuo-ji từ thác nước. Bạn sẽ mất khoảng 40 phút để đến thác từ lối vào của công viên và thêm 40 phút để đến Katsuo-ji theo lối mòn.
Theo trang thông tin của Katsuo-Ji Temple, ngôi đền có từ cuối thời Nara (năm 710-794). Bị cuốn hút bởi sự yên tĩnh của vùng núi, hai anh em sinh đôi Zenchu và Zensan lần đầu xây dựng một túp lều ở đây năm 727 và chăm chỉ tu hành đạo Phật. Thời bấy giờ, các vị tướng trước những trận chiến lớn cũng ghé thăm ngôi đền và họ đã chiến thắng trở về.
Khi Thiên Hoàng Seiwa (Thiên Hoàng thứ 56 của Nhật Bản) lâm trọng bệnh, người dân đến đền cầu cho ngài sớm bình phục. Và điều đặc biệt là lời cầu nguyện ấy đã thành hiện thực. Từ đó, người ta tin rằng chính ngôi đền đã đem lại may mắn. Sau khi khỏi bệnh, Thiên hoàng đặt tên cho đền là Thắng Vương Tự thay lời cảm tạ. Nhưng từ "Thắng Vương" bị cho là phạm thượng nên ngôi đền đã được đổi tên thành "Thắng Vĩ Tự" song cách đọc vẫn được giữ nguyên là Katsuo-ji trong tiếng Nhật.
Trong ảnh là Công viên Minoh sát đền với thác nước cao 33 m giữa cảnh sắc mùa thu.
Ở lối đi lên đền có một gian lớn trưng bày búp bê Daruma. Daruma là búp bê truyền thống của Nhật Bản, có thân hình tròn trịa, trông như con lật đật có thể đứng dậy ngay cả khi bạn để nó rơi xuống.
Nếu bạn ước gì hãy tô một mắt và viết ở mặt sau hay bên dưới thân búp bê. Mang con búp bê về nhà và đặt nó ở nơi nào bạn muốn. Nếu bạn cảm thấy ước mơ dần trở thành hiện thực, hãy vẽ con mắt còn lại và trả Daruma về lại ngôi đền. "Thật thú vị khi nhìn thấy nhiều Daruma ở Katsuo-ji, chúng vừa ngộ nghĩnh đáng yêu vừa có chút ma mị, một phong cách rất Nhật Bản", chị Vân chia sẻ.
Dù là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn, búp bê Daruma lại mang dung mạo dữ tợn, không mắt và không chân tay. Người dân xứ sở hoa anh đào sẽ mua Daruma mới vào dịp Tết, cầu nguyện một năm thành công và đem búp bê cũ đến đền để đốt.
Theo tài liệu cổ, búp bê Daruma ra đời giữa thời Edo. Năm 1783 khi nạn đói xảy ra ở vùng Takasaki, một cao tăng trong đền Shorinzan Daruma-ji của địa phương đã chỉ cho nông dân cách làm những con búp bê bằng giấy bồi để bán trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Xuất hiện vào thời điểm người Nhật cần bùa may mắn nhất, những con búp bê trở nên phổ biến trên khắp xứ sở hoa anh đào.
Búp bê Daruma được làm theo hình dáng của vị Bồ Đề Đạt Ma - người sáng lập ra Phật giáo Thiền tông. Hình tượng của Bồ Đề Đạt Ma trong truyền thuyết thường mặc áo cà sa đỏ, do đó búp bê Daruma truyền thống luôn sơn màu đỏ.
"Bạn nên khởi đầu với một Daruma nhỏ, và tiến tới búp bê lớn hơn khi những điều ước dần trở thành hiện thực, theo cách người dân bản địa thường làm", chị Vân tiết lộ. Nếu ước nguyện của bạn thành hiện thực trong vòng một năm, bạn nên nói điều đó với Đức Phật trong đền Katsuo-ji.
Ngoài các Daruma may mắn mang màu đỏ, chúng cũng có các màu sắc khác như như màu tím tượng trưng cho nguyện ước về sức khỏe, màu vàng cho mong muốn bình an, vàng kim để cầu tiền tài và màu trắng để cầu duyên.
Một trong những khu vực cầu nguyện trong khuôn viên ngôi đền.
"Sau khi tham quan và quay trở lại lối vào, hãy thử dạo một vòng quanh 'vòng trí tuệ', du khách có thể ngồi trên phiến đá bên ngoài. Người ta nói khi đó, con người sẽ được ban sức mạnh, tâm trí sẽ trở nên bình lặng, minh mẫn", chị Vân nói.
Địa chỉ đền: 2914-1 Aomatani, Minoo, Osaka 562-8508. Giờ mở cửa: 8h đến 17h. Chủ nhật và ngày lễ đền mở cửa từ 8h đến 18h. Vé vào cửa: 400 yên (65.000 VND) cho người lớn, 300 yên (50.000 VND) cho trẻ em.
Cách di chuyển: Từ Osaka, du khách bắt taxi tuyến Hankyu Mino đến ga Mino. Ngôi đền cách đó 15 phút hoặc đi tuyến tàu điện ngầm Midosuji đến ga Senri Chuo và bắt xe buýt Hankyu, khoảng 30 phút đi xe. Nếu ngồi xe buýt số 4 ở ga Shinosaka đi thẳng đến đền bạn sẽ mất một tiếng.