Võ Xuân Trường
Well-known member
Muôn kiểu bánh cuốn khắp ba miền đất nước
Là một món ăn đơn giản nhưng bánh cuốn được biến tấu cực độc đáo và phong phú ở mỗi vùng miền ở Việt Nam.
Bánh cuốn là một trong những món ăn sáng phổ biến rất được người Việt yêu thích. Tưởng chừng đơn giản nhưng mỗi vùng miền lại có những cách chế biến riêng độc đáo.
Bánh cuốn canh vùng cao
Bánh cuốn canh gây tò mò bởi cách ăn khác miền xuôi. Bánh cuốn tráng mỏng cuộn thịt lợn băm rang phải nhúng vào bát canh xương cho ngấm hết vị ngọt, mằn mặn, thấm cả hương khói bếp trong vị nước chấm. Bánh cuốn canh ăn kèm giò và trứng chần, măng ngâm mắc mật cay cay thật đã. Bánh cuốn canh phổ biến ở các tỉnh thành miền núi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn...
Người dân địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc quen gọi đặc sản này là “bánh cuốn canh”, để phân biệt với bánh cuốn chấm kiểu miền xuôi. Ảnh: Hà Lê
Bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội)
Dù là người Hà Nội hay không, chắc hẳn ai yêu ẩm thực cũng từng một lần nghe tới món bánh cuốn Thanh Trì. Bánh cuốn Thanh Trì truyền thống chính gốc là loại bánh tráng mỏng, mướt mịn và không có nhân bên trong.
Bánh cuốn Thanh Trì là món ăn sáng quen thuộc rất được yêu thích. Ảnh: Nhật Minh
Bánh được ăn kèm với chả quế, chả giò, rau sống và một chút hành phi, đương nhiên không thể thiếu bát nước chấm pha loãng kích thích vị giác. Ở một số nơi, nước chấm còn được cho thêm cà rốt hay dưa chuột.
Bánh cuốn Phủ Lý (Hà Nam)
Nếu Hà Nội có bánh cuốn Thanh Trì thì Hà Nam nổi tiếng với bánh cuốn Phủ Lý. Cái đặc biệt của món bánh cuốn này là ăn kèm thịt ba chỉ nướng. Thịt được tẩm ướt đầy đủ gia vị rồi đem nướng trên bếp than nên có mùi vị rất đặc trưng. Những miếng thịt thái nhỏ vừa ăn, vàng ươm, thơm phức, béo ngậy khi ăn cùng bánh cuốn đảm bảo có thể chinh phục được những vị khách khó tính nhất.
B
Bánh cuốn Phủ Lý ăn kèm thịt nướng. Ảnh: Foody
Bánh cuốn Mão Điền (Bắc Ninh)
Bánh cuốn là đặc sản trứ danh của làng Mão Điền ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Bánh cuốn Mão Điền giản dị chỉ có lớp bột gạo mới tráng mỏng tang, quyện với hành phi thơm ngậy, thêm chút mặn mặn cay cay của chén nước mắm ớt. Bánh cuốn ăn kèm giò, chả tùy khẩu vị. Ai thích một bữa nhẹ nhàng thì chỉ ăn bánh chay có nhân mộc nhĩ hoặc nhân hành.
Bánh cuốn trứ danh của làng Mão Điền có màu vàng đặc trưng của mỡ hành phi. Ảnh: Bánh cuốn Mão Điền
Bánh cuốn chả mực Hạ Long (Quảng Ninh)
Đúng như phong vị ẩm thực vùng biển, bánh cuốn Hạ Long chuẩn bị phải ăn kèm chả mực. Từng chiếc bánh cuốn vẫn có nhân thịt băm, mộc nhĩ... nhưng ăn kèm chả mực chiên. Một phiên bản khác của bánh cuốn miền biển là bánh cuốn nhân tôm, rắc ruốc tôm.
Bánh cuốn chả mực Hạ Long. Ảnh: Linh Boo
Bánh mướt Nghệ An
Bánh mướt Nghệ An có cách chế biến cũng như thưởng thức đặc biệt hơn hẳn các loại bánh cuốn ngoài Bắc. Những miếng bánh chín nhờ sức nóng của hơi nước được kéo ra, rồi ngay lập tức cuộn tròn và xếp vào thúng lót lá chuối. Tuy cách làm bánh không phức tạp nhưng yêu cầu phải thật khéo léo, tỉ mỉ ca, từ khâu chọn gạo, tráng bánh...
Bánh mướt Nghệ An chính gốc không ăn cùng nước mắm mà chỉ có một chút hành phi bên trên, ăn cùng súp lươn hoặc xáo lòng, xáo gà.
Bánh mướt Nghệ An có món ăn kèm đặc biệt. Ảnh: Foody
Bánh cuốn chả bò Sài Gòn
Bánh cuốn Sài Gòn có nguồn gốc từ bánh cuốn của miền Bắc, nhưng được thay đổi để phù hợp với khẩu vị người miền Nam.
Món bánh này được ăn cùng nhiều topping khác nhau chả quế, chả chiên, nem chua, bánh tôm và đặc biệt là những miếng chả bò lớn. Nước chấm của bánh cũng ngọt hơn nhiều so với ngoài Bắc. Sự đầy đặn, phong phú, độc đáo của bánh cuốn chả bò phần nào cho thấy văn hóa khác biệt giữa hai miền Bắc - Nam.
Bánh cuốn chả bò Sài Gòn được biến tấu với nhiều rau, giá ăn kèm. Ảnh: Foody
Là một món ăn đơn giản nhưng bánh cuốn được biến tấu cực độc đáo và phong phú ở mỗi vùng miền ở Việt Nam.
Bánh cuốn là một trong những món ăn sáng phổ biến rất được người Việt yêu thích. Tưởng chừng đơn giản nhưng mỗi vùng miền lại có những cách chế biến riêng độc đáo.
Bánh cuốn canh vùng cao
Bánh cuốn canh gây tò mò bởi cách ăn khác miền xuôi. Bánh cuốn tráng mỏng cuộn thịt lợn băm rang phải nhúng vào bát canh xương cho ngấm hết vị ngọt, mằn mặn, thấm cả hương khói bếp trong vị nước chấm. Bánh cuốn canh ăn kèm giò và trứng chần, măng ngâm mắc mật cay cay thật đã. Bánh cuốn canh phổ biến ở các tỉnh thành miền núi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn...
Người dân địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc quen gọi đặc sản này là “bánh cuốn canh”, để phân biệt với bánh cuốn chấm kiểu miền xuôi. Ảnh: Hà Lê
Bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội)
Dù là người Hà Nội hay không, chắc hẳn ai yêu ẩm thực cũng từng một lần nghe tới món bánh cuốn Thanh Trì. Bánh cuốn Thanh Trì truyền thống chính gốc là loại bánh tráng mỏng, mướt mịn và không có nhân bên trong.
Bánh được ăn kèm với chả quế, chả giò, rau sống và một chút hành phi, đương nhiên không thể thiếu bát nước chấm pha loãng kích thích vị giác. Ở một số nơi, nước chấm còn được cho thêm cà rốt hay dưa chuột.
Bánh cuốn Phủ Lý (Hà Nam)
Nếu Hà Nội có bánh cuốn Thanh Trì thì Hà Nam nổi tiếng với bánh cuốn Phủ Lý. Cái đặc biệt của món bánh cuốn này là ăn kèm thịt ba chỉ nướng. Thịt được tẩm ướt đầy đủ gia vị rồi đem nướng trên bếp than nên có mùi vị rất đặc trưng. Những miếng thịt thái nhỏ vừa ăn, vàng ươm, thơm phức, béo ngậy khi ăn cùng bánh cuốn đảm bảo có thể chinh phục được những vị khách khó tính nhất.
B
Bánh cuốn Mão Điền (Bắc Ninh)
Bánh cuốn là đặc sản trứ danh của làng Mão Điền ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Bánh cuốn Mão Điền giản dị chỉ có lớp bột gạo mới tráng mỏng tang, quyện với hành phi thơm ngậy, thêm chút mặn mặn cay cay của chén nước mắm ớt. Bánh cuốn ăn kèm giò, chả tùy khẩu vị. Ai thích một bữa nhẹ nhàng thì chỉ ăn bánh chay có nhân mộc nhĩ hoặc nhân hành.
Bánh cuốn chả mực Hạ Long (Quảng Ninh)
Đúng như phong vị ẩm thực vùng biển, bánh cuốn Hạ Long chuẩn bị phải ăn kèm chả mực. Từng chiếc bánh cuốn vẫn có nhân thịt băm, mộc nhĩ... nhưng ăn kèm chả mực chiên. Một phiên bản khác của bánh cuốn miền biển là bánh cuốn nhân tôm, rắc ruốc tôm.
Bánh mướt Nghệ An
Bánh mướt Nghệ An có cách chế biến cũng như thưởng thức đặc biệt hơn hẳn các loại bánh cuốn ngoài Bắc. Những miếng bánh chín nhờ sức nóng của hơi nước được kéo ra, rồi ngay lập tức cuộn tròn và xếp vào thúng lót lá chuối. Tuy cách làm bánh không phức tạp nhưng yêu cầu phải thật khéo léo, tỉ mỉ ca, từ khâu chọn gạo, tráng bánh...
Bánh mướt Nghệ An chính gốc không ăn cùng nước mắm mà chỉ có một chút hành phi bên trên, ăn cùng súp lươn hoặc xáo lòng, xáo gà.
Bánh cuốn chả bò Sài Gòn
Bánh cuốn Sài Gòn có nguồn gốc từ bánh cuốn của miền Bắc, nhưng được thay đổi để phù hợp với khẩu vị người miền Nam.
Món bánh này được ăn cùng nhiều topping khác nhau chả quế, chả chiên, nem chua, bánh tôm và đặc biệt là những miếng chả bò lớn. Nước chấm của bánh cũng ngọt hơn nhiều so với ngoài Bắc. Sự đầy đặn, phong phú, độc đáo của bánh cuốn chả bò phần nào cho thấy văn hóa khác biệt giữa hai miền Bắc - Nam.