Muôn màu muôn vị bánh Trung thu ở các nước châu Á

Thanh Tuấn

Well-known member
Không chỉ ở Việt Nam, các nước châu Á cũng có phiên bản bánh Trung thu truyền thống riêng với hương vị đặc trưng, ý nghĩa sâu sắc.
Bánh gạo Tsukimi Dango
Dango là tên gọi chung cho loại bánh bao làm từ bột gạo (mochiko). Loại bánh này có nét tương đồng với mochi (bánh gạo Nhật Bản), và thường được dùng kèm với trà.
Dango có thể được thưởng thức quanh năm, nhưng có nhiều loại khác nhau được dùng tùy theo mùa. Vào ngày rằm trung thu, người Nhật thường ăn bánh Tsukimi Dango.
Bánh Tsukimi dango vào ngày Tết Trung thu ỏ Nhật Bản. Ảnh: pheezy/Flickr
Bánh Tsukimi dango vào ngày Tết Trung thu ỏ Nhật Bản. Ảnh: pheezy/Flickr
Bánh Tsukimi Dango được sắp xếp theo hình tháp tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki và có thể thêm một số loại hoa quả khác. Sau đó, những chiếc bánh được đặt ở hiên nhà hoặc cạnh cửa sổ, tại những vị trí hướng ra bầu trời, để vừa thưởng thức vừa ngắm trăng. Ở một số nơi, người ta tin rằng nếu trẻ con tự ý lấy bánh dango sau khi đã cúng xong và để bên ngoài hiên, đó là điềm may mắn.
Bánh trăng khuyết Songpyeon
Người Hàn Quốc cũng có một loại bánh đặc biệt cho Tết Trung thu, gọi là Songpyeon - bánh gạo hình bán nguyệt. Songpyeon được dùng trong dịp Tết Chuseok (Tết Trung thu hoặc lễ Tạ ơn), là ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc.
Trong khi người Việt Nam và Trung Quốc coi trăng tròn là biểu tượng của sự viên mãn và hạnh phúc, người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết như hình ảnh lý tưởng, vì “trăng khuyết rồi sẽ tròn” tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Đó là lý do bánh songpyeon có hình như trăng lưỡi liềm.
Bánh truyền thống của người Hàn Quốc vào dịp Chuseok. Ảnh: Visit Korea
Bánh truyền thống của người Hàn Quốc vào dịp Chuseok. Ảnh: Visit Korea
Vào đêm Chuseok, cả gia đình thường tụ tập để làm songpyeon. Người Hàn có câu truyền rằng, nếu một thiếu nữ làm bánh songpyeon vừa ngon vừa đẹp, cô sẽ gặp được người bạn đời lý tưởng, còn phụ nữ đã có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Vì vậy, phụ nữ Hàn Quốc thường dành nhiều tâm huyết và tình cảm để làm bánh songpyeon.
Bánh đoàn viên ngày Trung thu
Theo phong tục truyền thống của người Trung Quốc, Tết Trung thu còn được gọi là Tết Đoàn viên. Đây là thời điểm để tất cả các thành viên trong gia đình tụ họp.
Dù ai đó làm ăn ở đâu xa, vào ngày này họ đều trở về quê hương để đoàn tụ với gia đình, họ hàng và cùng thưởng thức bữa cơm đoàn viên. Vì lý do này, bánh Trung thu ở Trung Quốc thường có hình tròn, biểu tượng cho sự đoàn viên, một ý nghĩa có nguồn gốc từ thời kỳ nhà Minh.
Bánh Trung thu ở Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với bánh Trung thu Việt Nam. Ảnh: Xinhua
Bánh Trung thu ở Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với bánh Trung thu Việt Nam. Ảnh: Xinhua
Ngày nay, bánh Trung thu đã có nhiều hình dạng đa dạng hơn, bao gồm cả hình vuông, hình các con giống, và được làm từ nhiều nguyên liệu mới lạ. Bánh Trung thu ở Trung Quốc sẽ có đặc trưng riêng theo ẩm thực từng vùng miền.
Bánh Hopia
Bánh Trung thu của người Philippines là những chiếc bánh nướng đơn giản, dù không có nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng vẫn rất hấp dẫn nhờ phần nhân phong phú. Cái tên Hopia và hình dáng bánh gợi nhớ đến bánh pía ở Việt Nam.
Bánh Trung thu của người Philippines có tên là hopia, có nguồn gốc là từ “ho-pia” của Phúc Kiến, nghĩa là bánh ngon. Ảnh: Foxy Folksy
Bánh Trung thu của người Philippines có tên là hopia, có nguồn gốc là từ “ho-pia” của Phúc Kiến, nghĩa là bánh ngon. Ảnh: Foxy Folksy
Nhân bánh có thể là đậu xanh, đậu đỏ, thịt lợn, khoai lang tím, và nhiều loại khác. Đặc điểm nổi bật của bánh là lớp bột ngoài giòn giòn và xếp lớp. Nếu có lò nướng, người ta có thể tự làm bánh tại nhà. Khi bẻ đôi bánh, lớp bột mỏng sẽ lộ ra phần nhân hấp dẫn bên trong.
 
Bên trên