Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Đó là lo ngại của Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình đặt ra tại tọa đàm "Giải pháp để ngành du lịch tạo đột phá" do báo Người lao động tổ chức sáng nay (12.3).
Khách đến nhiều, sao doanh nghiệp vẫn "đói"?
Phát biểu tại Tọa đàm, ông Võ Việt Hòa - Giám đốc khối du lịch quốc tế, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist nêu thực trạng: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, số liệu thống kê rất tốt nhưng các công ty lữ hành, công ty du lịch vẫn "đói" khách. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý ngành du lịch phải có nghiên cứu kỹ trong số khách quốc tế đang đến Việt Nam, có bao nhiêu là khách du lịch thuần túy, bao nhiêu dòng khách có thể đem lại nguồn thu cho các doanh nghiệp du lịch.
Phân tích từ thực tế 3 thị trường truyền thống của Việt Nam khu vực Bắc Á, ông Võ Việt Hòa chỉ rõ: Thời gian qua, lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam tăng trưởng rất mạnh, song, các công ty lữ hành Việt Nam rất khó "chen chân" vào kinh doanh thị trường này, không thể cung cấp dịch vụ trọn gói mà cùng lắm cũng chỉ cung cấp được những dịch vụ nhỏ lẻ khá "xương xẩu". Do đó, lợi nhuận chủ yếu theo các đơn vị nước ngoài chảy về nước họ, du lịch Việt Nam không được hưởng lợi.
Đối với dòng khách Nhật Bản, thị trường này đến Việt Nam chưa tăng cao do người Nhật hiện đang thắt chặt chi tiêu. Đồng thời, Việt Nam không được xem là điểm đến hấp dẫn đối với khách Nhật. Họ sẽ ưu tiên đi Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Úc và các nước châu Âu. Tuy vậy, các chuyến bay từ Nhật về các thành phố ở Việt Nam lúc nào cũng đông. Điều này cho thấy có thể chủ yếu là đối tượng doanh nhân Nhật Bản tới Việt Nam làm việc, công tác, lượng khách du lịch không đông.
Riêng với thị trường Trung Quốc - dòng khách ruột lớn nhất của Việt Nam thời điểm trước dịch - phía Lữ hành Saigontourist chủ yếu khai thác dòng khách trung cấp, cao cấp và khách đi du thuyền. Sau 2 năm trông chờ, thị trường này không bùng nổ như kỳ vọng. Đến năm nay khi Trung Quốc có chính sách nới lỏng kiểm soát, khuyến khích người dân đi du lịch thì mới có kỳ vọng phát triển tốt hơn. Song, các dữ liệu từ thế giới cho thấy khách Trung Quốc cũng không còn xem Đông Nam Á là thị trường yêu thích như trước đây.
"Đông Bắc Á là thị trường thuận lợi nhất đối với du lịch Việt Nam nhưng hiện cũng có rất nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, để mở rộng nguồn khách, để du lịch mau chóng bứt phá, chúng ta cần những chính sách mạnh hơn. Cụ thể, chính sách visa cần hấp dẫn hơn nữa. Thái Lan, Malaysia, Singapore đã miễn visa cho Trung Quốc rồi. Các doanh nghiệp du lịch rất mong lãnh đạo ngành du lịch tiếp tục có tác động tới Chính phủ miễn visa cho các thị trường trọng điểm. Cùng với đó, đầu tư kinh phí cho các hoạt động xúc tiến mạnh mẽ, tham gia các sự kiện du lịch lớn của thế giới và thành lập các văn phòng xúc tiến du lịch tại các nước châu Âu, Mỹ, các nước ASEAN... để đi thẳng vào các doanh nghiệp, cơ quan báo chí, trực tiếp giới thiệu tới người tiêu dùng bản địa, hút khách tới Việt Nam" - ông Võ Việt Hòa đề xuất.
Khách đến nhiều, sao doanh nghiệp vẫn "đói"?
Phát biểu tại Tọa đàm, ông Võ Việt Hòa - Giám đốc khối du lịch quốc tế, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist nêu thực trạng: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, số liệu thống kê rất tốt nhưng các công ty lữ hành, công ty du lịch vẫn "đói" khách. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý ngành du lịch phải có nghiên cứu kỹ trong số khách quốc tế đang đến Việt Nam, có bao nhiêu là khách du lịch thuần túy, bao nhiêu dòng khách có thể đem lại nguồn thu cho các doanh nghiệp du lịch.
Phân tích từ thực tế 3 thị trường truyền thống của Việt Nam khu vực Bắc Á, ông Võ Việt Hòa chỉ rõ: Thời gian qua, lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam tăng trưởng rất mạnh, song, các công ty lữ hành Việt Nam rất khó "chen chân" vào kinh doanh thị trường này, không thể cung cấp dịch vụ trọn gói mà cùng lắm cũng chỉ cung cấp được những dịch vụ nhỏ lẻ khá "xương xẩu". Do đó, lợi nhuận chủ yếu theo các đơn vị nước ngoài chảy về nước họ, du lịch Việt Nam không được hưởng lợi.
Đối với dòng khách Nhật Bản, thị trường này đến Việt Nam chưa tăng cao do người Nhật hiện đang thắt chặt chi tiêu. Đồng thời, Việt Nam không được xem là điểm đến hấp dẫn đối với khách Nhật. Họ sẽ ưu tiên đi Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Úc và các nước châu Âu. Tuy vậy, các chuyến bay từ Nhật về các thành phố ở Việt Nam lúc nào cũng đông. Điều này cho thấy có thể chủ yếu là đối tượng doanh nhân Nhật Bản tới Việt Nam làm việc, công tác, lượng khách du lịch không đông.
Riêng với thị trường Trung Quốc - dòng khách ruột lớn nhất của Việt Nam thời điểm trước dịch - phía Lữ hành Saigontourist chủ yếu khai thác dòng khách trung cấp, cao cấp và khách đi du thuyền. Sau 2 năm trông chờ, thị trường này không bùng nổ như kỳ vọng. Đến năm nay khi Trung Quốc có chính sách nới lỏng kiểm soát, khuyến khích người dân đi du lịch thì mới có kỳ vọng phát triển tốt hơn. Song, các dữ liệu từ thế giới cho thấy khách Trung Quốc cũng không còn xem Đông Nam Á là thị trường yêu thích như trước đây.
"Đông Bắc Á là thị trường thuận lợi nhất đối với du lịch Việt Nam nhưng hiện cũng có rất nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, để mở rộng nguồn khách, để du lịch mau chóng bứt phá, chúng ta cần những chính sách mạnh hơn. Cụ thể, chính sách visa cần hấp dẫn hơn nữa. Thái Lan, Malaysia, Singapore đã miễn visa cho Trung Quốc rồi. Các doanh nghiệp du lịch rất mong lãnh đạo ngành du lịch tiếp tục có tác động tới Chính phủ miễn visa cho các thị trường trọng điểm. Cùng với đó, đầu tư kinh phí cho các hoạt động xúc tiến mạnh mẽ, tham gia các sự kiện du lịch lớn của thế giới và thành lập các văn phòng xúc tiến du lịch tại các nước châu Âu, Mỹ, các nước ASEAN... để đi thẳng vào các doanh nghiệp, cơ quan báo chí, trực tiếp giới thiệu tới người tiêu dùng bản địa, hút khách tới Việt Nam" - ông Võ Việt Hòa đề xuất.