Võ Xuân Trường
Well-known member
Muôn sắc đèn dầu Nam Bộ
Do ảnh hưởng từ địa lý, lịch sử, đến văn hóa đời sống, đèn dầu ở Nam Bộ có sự độc lạ từ vật liệu đến kiểu dáng…
Vẫn là loại đèn dùng dầu hỏa thông qua sợi bấc để phát ra ánh sáng, đèn dầu Nam Bộ có đời sống riêng so mặt bằng chung của cả nước. Không chỉ là nguồn sáng phục vụ sinh hoạt, lao động, sản xuất, đèn dầu Nam Bộ còn gắn liền với những thăng trầm của lịch sử vùng đất đầy biến động.
Ra đời trên vùng đất mới, đèn dầu Nam Bộ chủ yếu được chế tác từ vật liệu “cây nhà, lá vườn”. Do vậy nó khá đơn giản và mộc mạc, thậm chí là quê mùa… như chính nét văn minh miệt vườn đặc trưng của vùng đất. Không có được nét sang trọng như đèn dầu miền Bắc ngàn năm văn hiến và cũng kém cầu kỳ về đường nét như đèn dầu của miền Trung tài hoa..., nhưng chính chất mộc đó đã tạo cho đèn dầu Nam Bộ như đóa hoa lạ, góp phần tạo cho vườn hoa đèn dầu dân tộc thêm phong phú…
Tuy nhiên, trước đà phát triển của nhiệt điện, quang điện và phong điện, đèn dầu Nam Bộ đã dần lùi vào quá khứ. Thời gian gần đây, giới cổ ngoạn đã nỗ lực sưu tầm, tổ chức triển lãm đèn dầu Nam Bộ như một cách góp phần lưu giữ, bảo tồn nét đẹp chưa xa trên đất vùng đất phương Nam của Tổ quốc.
Do những đặc thù địa lý, lịch sử và đời sống nên đèn dầu Nam Bộ khá đa dạng về kiểu dáng, chất liệu. Ảnh: Thanh Mai
Đèn dầu Nam Bộ được chế tác bằng vật liệu thủy tinh. Ảnh: Thanh Mai
Đèn dầu thủy tinh với phần bụng được chế tác màu. Ảnh: Thanh Mai
Đèn dầu có phần ống khói được chế tác màu. Ảnh: Thanh Mai
Đèn dầu được chế tác từ gốm (hiện vật gốm Sài Gòn của nhà sưu tầm Đỗ Quyên). Ảnh: Thanh Mai
Chiếc đèn chống gió được người dân Nam Bộ dùng để thắp sáng cho sân vườn, hiên nhà... Đây là hiện vật của nhà sưu tầm Đỗ Quyên (TP Long Xuyên, An Giang). Ảnh: Thanh Mai
Đèn đầu được chế tác phần khung kính bên ngoài như chiếc áo giáp bảo vệ ngọn lửa bên trong trước tác động của thời tiết. Ảnh: Thanh Mai
Đèn dầu sang trọng được dùng trong bộ văn phòng tứ bảo. Ảnh: Thanh Mai
Hình ảnh chiếc đèn đầu điển hình của thời bao cấp. Người dân thời xưa tận dụng những chiếc đèn thủy tinh bị gãy phần chân đế vào những hộp kim loại rồi cố định bằng cát, đất để tiếp tục sử dụng. Ảnh: Thanh Mai
Nhà sưu tầm Đỗ Quyên - Chủ tịch Hội Cổ vật tỉnh An Giang thuyết trình về cây đèn dầu được chế tác từ sự tận dụng lọ nước mắm. Ảnh: Thanh Mai
Góc triển lãm đèn tại buổi họp mặt do Chi hội Đồ xưa huyện Châu Thành phối hợp Hội Cổ vật tỉnh An Giang tổ chức dịp Quốc khánh 2.9.2024. Ảnh: Thanh Mai
Do ảnh hưởng từ địa lý, lịch sử, đến văn hóa đời sống, đèn dầu ở Nam Bộ có sự độc lạ từ vật liệu đến kiểu dáng…
Vẫn là loại đèn dùng dầu hỏa thông qua sợi bấc để phát ra ánh sáng, đèn dầu Nam Bộ có đời sống riêng so mặt bằng chung của cả nước. Không chỉ là nguồn sáng phục vụ sinh hoạt, lao động, sản xuất, đèn dầu Nam Bộ còn gắn liền với những thăng trầm của lịch sử vùng đất đầy biến động.
Ra đời trên vùng đất mới, đèn dầu Nam Bộ chủ yếu được chế tác từ vật liệu “cây nhà, lá vườn”. Do vậy nó khá đơn giản và mộc mạc, thậm chí là quê mùa… như chính nét văn minh miệt vườn đặc trưng của vùng đất. Không có được nét sang trọng như đèn dầu miền Bắc ngàn năm văn hiến và cũng kém cầu kỳ về đường nét như đèn dầu của miền Trung tài hoa..., nhưng chính chất mộc đó đã tạo cho đèn dầu Nam Bộ như đóa hoa lạ, góp phần tạo cho vườn hoa đèn dầu dân tộc thêm phong phú…
Tuy nhiên, trước đà phát triển của nhiệt điện, quang điện và phong điện, đèn dầu Nam Bộ đã dần lùi vào quá khứ. Thời gian gần đây, giới cổ ngoạn đã nỗ lực sưu tầm, tổ chức triển lãm đèn dầu Nam Bộ như một cách góp phần lưu giữ, bảo tồn nét đẹp chưa xa trên đất vùng đất phương Nam của Tổ quốc.