Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Loại nấm độc này đang lan rộng, nếu nhìn thấy nó bạn nên tránh ngay, đừng thử dù chỉ một lần.
Amanita phalloides thường được gọi là “nấm mũ tử thần”, bởi chất amatoxin nguy hiểm chết người nhưng lại khiến các nhà khoa học vô cùng thích thú.
Loại nấm này có nguồn gốc từ châu Âu, nó sinh trưởng bằng cách bám rễ sâu vào rễ của cây sồi, hình thành mối quan hệ cộng sinh. Thế nhưng, bằng một cách nào đó, nó phát triển rất nhanh, xâm chiếm mọi nơi, ngoại trừ Nam Cực. Điều này gây ấn tượng với các nhà khoa học, khiến họ choáng váng bởi tốc độ sinh trưởng quá nhanh.
Người ta ước tính “nấm mũ tử thần” du nhập vào California, Mỹ vào khoảng thế kỷ 19, bằng cách bám vào những cây con trồng trong các chậu đất. Sau đó, loại nấm độc này lan nhanh sang khắp các tiểu bang ở Mỹ, cho tới các vùng vịnh xa xôi. Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, giờ đây các nhà khoa học đã biết được quá trình nó sinh sôi nhanh như thế nào.
Theo một nghiên cứu mới được công bố vào ngày 31/1/2023, loại nấm này sinh sản vô tính, có nghĩa nó không cần phải giao phối để phát tán các bào tử ở vùng đất mới. Khả năng sinh sản này khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên, vì các mẫu DNA từ nấm “mũ tử thần” châu Âu cho thấy nó sinh sản hữu tính. Điều tương tự cũng xảy ra đối với nấm được thu thập từ New Jersey và New York.
Trình tự DNA cho thấy nấm “mũ tử thần” ở California chứa vật liệu di truyền giống hệt nhau và khả năng sinh sản vô tính trong khoảng 30 năm. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, loại nấm độc này có khả năng chuyển sang sinh sản vô tính để giúp nó nhanh chóng lan rộng khắp các khu vực mới, sau đó quay trở lại sinh sản hữu tính sau khi quá trình xâm chiếm hoàn tất.
Được biết, nấm “mũ tử thần” hiện giữ kỷ lục Guinness là loại nấm độc nhất thế giới. Nó là nguyên nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc nấm khiến nhiều người mất mạng nhất trên toàn thế giới.
Với phần mũ màu xanh lá cây, thân màu trắng, Amanita phalloides trông mỏng manh, giống như một loại nấm có thể ăn được, thậm chí còn được cho là có mùi vị dễ chịu. Thế nhưng, tất cả những điều này càng khiến nó trở nên nguy hiểm hơn.
Từ 6 – 72 tiếng kể từ lúc ăn loại nấm độc này, người ăn sẽ xuất hiện các triệu chứng lạ. Chất amatoxin trong nấm “mũ tử thần” xâm nhập vào gan qua đường ruột, sau đó liên kết với các enzym sản xuất protein, ngăn cản chúng thực hiện công việc của mình. Khi không sản xuất được protein, gan không thể hoạt động, gây ta triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, sau đó là suy tạng, hôn mê và tử vong.
Các amatoxin do nấm Amanita phalloides tạo ra có khả năng chịu nhiệt, có nghĩa là chúng chống lại sự thay đổi do nhiệt. Vì vậy, nhiệt độ nấu nướng thông thường không đủ khả năng phá hủy các chất độc có trong nấm.
Người ta ước tính rằng, chỉ một nửa cây nấm mũ tử thần là đủ để giết chết một người trưởng thành.
Hiện tại không có cách chữa trị ngộ độc nấm “mũ tử thần”. Truyền chất lỏng vào cơ thể có thể giảm bớt một số triệu chứng, cùng với các phương pháp điều trị riêng biệt có thể tăng tỷ lệ sống sót nhưng phần lớn các ca ngộ độc đều gây tử vong.
Amanita phalloides thường được gọi là “nấm mũ tử thần”, bởi chất amatoxin nguy hiểm chết người nhưng lại khiến các nhà khoa học vô cùng thích thú.
Loại nấm này có nguồn gốc từ châu Âu, nó sinh trưởng bằng cách bám rễ sâu vào rễ của cây sồi, hình thành mối quan hệ cộng sinh. Thế nhưng, bằng một cách nào đó, nó phát triển rất nhanh, xâm chiếm mọi nơi, ngoại trừ Nam Cực. Điều này gây ấn tượng với các nhà khoa học, khiến họ choáng váng bởi tốc độ sinh trưởng quá nhanh.
Người ta ước tính “nấm mũ tử thần” du nhập vào California, Mỹ vào khoảng thế kỷ 19, bằng cách bám vào những cây con trồng trong các chậu đất. Sau đó, loại nấm độc này lan nhanh sang khắp các tiểu bang ở Mỹ, cho tới các vùng vịnh xa xôi. Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, giờ đây các nhà khoa học đã biết được quá trình nó sinh sôi nhanh như thế nào.
Theo một nghiên cứu mới được công bố vào ngày 31/1/2023, loại nấm này sinh sản vô tính, có nghĩa nó không cần phải giao phối để phát tán các bào tử ở vùng đất mới. Khả năng sinh sản này khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên, vì các mẫu DNA từ nấm “mũ tử thần” châu Âu cho thấy nó sinh sản hữu tính. Điều tương tự cũng xảy ra đối với nấm được thu thập từ New Jersey và New York.
Trình tự DNA cho thấy nấm “mũ tử thần” ở California chứa vật liệu di truyền giống hệt nhau và khả năng sinh sản vô tính trong khoảng 30 năm. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, loại nấm độc này có khả năng chuyển sang sinh sản vô tính để giúp nó nhanh chóng lan rộng khắp các khu vực mới, sau đó quay trở lại sinh sản hữu tính sau khi quá trình xâm chiếm hoàn tất.
Được biết, nấm “mũ tử thần” hiện giữ kỷ lục Guinness là loại nấm độc nhất thế giới. Nó là nguyên nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc nấm khiến nhiều người mất mạng nhất trên toàn thế giới.
Với phần mũ màu xanh lá cây, thân màu trắng, Amanita phalloides trông mỏng manh, giống như một loại nấm có thể ăn được, thậm chí còn được cho là có mùi vị dễ chịu. Thế nhưng, tất cả những điều này càng khiến nó trở nên nguy hiểm hơn.
Từ 6 – 72 tiếng kể từ lúc ăn loại nấm độc này, người ăn sẽ xuất hiện các triệu chứng lạ. Chất amatoxin trong nấm “mũ tử thần” xâm nhập vào gan qua đường ruột, sau đó liên kết với các enzym sản xuất protein, ngăn cản chúng thực hiện công việc của mình. Khi không sản xuất được protein, gan không thể hoạt động, gây ta triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, sau đó là suy tạng, hôn mê và tử vong.
Các amatoxin do nấm Amanita phalloides tạo ra có khả năng chịu nhiệt, có nghĩa là chúng chống lại sự thay đổi do nhiệt. Vì vậy, nhiệt độ nấu nướng thông thường không đủ khả năng phá hủy các chất độc có trong nấm.
Người ta ước tính rằng, chỉ một nửa cây nấm mũ tử thần là đủ để giết chết một người trưởng thành.
Hiện tại không có cách chữa trị ngộ độc nấm “mũ tử thần”. Truyền chất lỏng vào cơ thể có thể giảm bớt một số triệu chứng, cùng với các phương pháp điều trị riêng biệt có thể tăng tỷ lệ sống sót nhưng phần lớn các ca ngộ độc đều gây tử vong.