Các kỹ sư NASA dự định tắt 1 trong 5 thiết bị khoa học trên tàu Voyager 2 trong năm nay nhưng đã đổi kế hoạch.
Sứ mệnh Voyager mang lại cho thiên văn học nhiều phát hiện quan trọng. Ảnh: NASA.
Theo thông tin từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL), NASA đã tìm ra phương pháp giúp kéo dài thời gian vận hành của cả 5 thiết bị khoa học trên tàu thăm dò Voyager 2 tới năm 2026, thay vì tắt 1 trong 5 thiết bị vào năm nay.
Voyager 1 và 2 là 2 tàu thăm dò duy nhất hoạt động bên ngoài nhật quyển, giúp tìm hiểu về hình dạng của nhật quyển và vai trò của nó trong việc bảo vệ Trái Đất khỏi các hạt năng lượng và bức xạ khác được tìm thấy trong môi trường giữa các vì sao.
Mô hình của tàu Voyager 1 và Voyager 2, được trưng bày tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA. Ảnh: NASA.
“Voyager càng đi xa thì các dữ liệu khoa học mà tàu thăm dò này mang về càng có giá trị. Do vậy, chúng tôi muốn giữ cho nó hoạt động lâu nhất có thể”, Linda Spilker, nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, cho biết.
Cả hai tàu Voyager đều tự cung cấp năng lượng bằng các máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ (RTG), giúp chuyển đổi nhiệt từ plutonium đang phân hủy thành điện năng.
Mô hình máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ của tàu Voyager 1 và 2. Ảnh: NASA.
Để bù vào lượng điện hao phí mỗi năm, các kỹ sư đã tắt máy sưởi và các hệ thống không cần thiết. Họ cũng xem xét ngưng hoạt động thêm 1 trong 5 thiết bị khoa học của Voyager 2 trong năm 2023 này, nhằm duy trì sứ mệnh lâu nhất có thể.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã tìm ra một cách giúp hoãn việc tắt thiết bị khoa học đến năm 2026, giúp con người có thêm nhiều khám phá từ không gian. Cụ thể, họ dự định tắt bộ điều chỉnh điện áp kích hoạt mạch dự phòng, có chức năng bảo vệ tàu khi điện áp thay đổi đột ngột.
Nếu phương pháp này hoạt động tốt cho Voyager 2, nhóm sẽ triển khai nó trên Voyager 1.
“Các điện áp thay đổi gây rủi ro cho các thiết bị, nhưng chúng tôi cho rằng đó là một rủi ro nhỏ. Tắt bớt hệ thống có thể giữ cho các thiết bị khoa học hoạt động lâu hơn. Chúng tôi đã theo dõi tàu vũ trụ được vài tuần và có vẻ như phương pháp mới này có hiệu quả”, Suzanne Dodd, giám đốc dự án Voyager tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, cho biết.
Sứ mệnh Voyager ban đầu được lên kế hoạch chỉ kéo dài 4 năm với mục đích thăm dò Thổ Tinh và Mộc Tinh. NASA sau đó đã mở rộng sứ mệnh, đưa Voyager 2 tiếp cận Hải Vương Tinh và Thiên Vương Tinh. Voyager 2 hiện vẫn là tàu vũ trụ duy nhất từng chạm trán với hai hành tinh băng. Năm 1990, NASA tiếp tục mở rộng sứ mệnh, đưa các tàu thăm dò ra ngoài nhật quyển.
Voyager 1 vượt ra ngoài nhật quyển thành công vào năm 2012, trong khi Voyager 2 di chuyển chậm hơn, đổ bộ khu vực này vào năm 2018.
Sứ mệnh Voyager mang lại cho thiên văn học nhiều phát hiện quan trọng. Ảnh: NASA.
Theo thông tin từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL), NASA đã tìm ra phương pháp giúp kéo dài thời gian vận hành của cả 5 thiết bị khoa học trên tàu thăm dò Voyager 2 tới năm 2026, thay vì tắt 1 trong 5 thiết bị vào năm nay.
Voyager 1 và 2 là 2 tàu thăm dò duy nhất hoạt động bên ngoài nhật quyển, giúp tìm hiểu về hình dạng của nhật quyển và vai trò của nó trong việc bảo vệ Trái Đất khỏi các hạt năng lượng và bức xạ khác được tìm thấy trong môi trường giữa các vì sao.
Mô hình của tàu Voyager 1 và Voyager 2, được trưng bày tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA. Ảnh: NASA.
“Voyager càng đi xa thì các dữ liệu khoa học mà tàu thăm dò này mang về càng có giá trị. Do vậy, chúng tôi muốn giữ cho nó hoạt động lâu nhất có thể”, Linda Spilker, nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, cho biết.
Cả hai tàu Voyager đều tự cung cấp năng lượng bằng các máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ (RTG), giúp chuyển đổi nhiệt từ plutonium đang phân hủy thành điện năng.
Mô hình máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ của tàu Voyager 1 và 2. Ảnh: NASA.
Để bù vào lượng điện hao phí mỗi năm, các kỹ sư đã tắt máy sưởi và các hệ thống không cần thiết. Họ cũng xem xét ngưng hoạt động thêm 1 trong 5 thiết bị khoa học của Voyager 2 trong năm 2023 này, nhằm duy trì sứ mệnh lâu nhất có thể.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã tìm ra một cách giúp hoãn việc tắt thiết bị khoa học đến năm 2026, giúp con người có thêm nhiều khám phá từ không gian. Cụ thể, họ dự định tắt bộ điều chỉnh điện áp kích hoạt mạch dự phòng, có chức năng bảo vệ tàu khi điện áp thay đổi đột ngột.
Nếu phương pháp này hoạt động tốt cho Voyager 2, nhóm sẽ triển khai nó trên Voyager 1.
“Các điện áp thay đổi gây rủi ro cho các thiết bị, nhưng chúng tôi cho rằng đó là một rủi ro nhỏ. Tắt bớt hệ thống có thể giữ cho các thiết bị khoa học hoạt động lâu hơn. Chúng tôi đã theo dõi tàu vũ trụ được vài tuần và có vẻ như phương pháp mới này có hiệu quả”, Suzanne Dodd, giám đốc dự án Voyager tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, cho biết.
Sứ mệnh Voyager ban đầu được lên kế hoạch chỉ kéo dài 4 năm với mục đích thăm dò Thổ Tinh và Mộc Tinh. NASA sau đó đã mở rộng sứ mệnh, đưa Voyager 2 tiếp cận Hải Vương Tinh và Thiên Vương Tinh. Voyager 2 hiện vẫn là tàu vũ trụ duy nhất từng chạm trán với hai hành tinh băng. Năm 1990, NASA tiếp tục mở rộng sứ mệnh, đưa các tàu thăm dò ra ngoài nhật quyển.
Voyager 1 vượt ra ngoài nhật quyển thành công vào năm 2012, trong khi Voyager 2 di chuyển chậm hơn, đổ bộ khu vực này vào năm 2018.