Nấu cơm cho thêm 2 loại hạt này tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường

TRỊNH THỊ THANH THẢO

Well-known member
Người bệnh tiểu đường cần cẩn trọng trong chế độ ăn uống của mình để bệnh không trầm trọng và còn giúp cải thiện bệnh. Do đó, chế độ ăn uống với các nguyên liệu phù hợp sẽ là chìa khóa giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường. Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu 2 loại hạt kết hợp với cơm tốt cho bệnh nhân tiểu đường trong bài viết sau nào.
12 loại hạt nấu cùng cơm tốt cho người bệnh tiểu đường
Nấu cơm với hạt kê
Hạt kê chứa hàm lượng cao magie giúp kiểm soát lượng đường trong máu và hạn chế nguy cơ phát triển của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu magie sẽ làm giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
So với một số loại ngũ cốc khác thì hạt kê có chỉ số đường huyết thấp, hàm lượng chất xơ cao giúp chống lại nguy cơ xơ vữa động mạch, bảo vệ hệ tim mạch, giảm nguy cơ bị loét dạ dày và ung thư ruột kết.

Để nấu cơm với hạt kê, bạn chỉ cần cho khoảng 250g hạt kê đã tách vỏ vào nồi cơm và nấu như bình thường là được. Hạt kê kết hợp với cơm rất tốt cho người bệnh tiểu đường, người suy nhược, phụ nữ sau sinh,...
Nấu cơm với đậu đen
Trong đậu đen chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2 và các khoáng chất khác như sắt, canxi, glucid,... có tác dụng giảm lượng đường có sẵn trong gạo trắng, bổ máu và hỗ trợ cải thiện chức năng thận cũng như làm đẹp da.
Nấu cơm với đậu đen
Bạn có thể nấu cơm với đậu đen theo các bước như sau: Rửa sạch đậu đen và ngâm với nước từ 1 - 2 giờ để đậu mềm và nấu nhanh chín hơn.
Cho đậu vào nồi đã có sẵn gạo tẻ và bắt đầu nấu cơm như bình thường với tỷ lệ nước tương tự như lúc nấu cơm, bạn có thể thay thế gạo tẻ bằng gạo lứt.
2Lưu ý khi người tiểu đường ăn cơm
  • Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn cơm nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì cần phải ăn rau trước, tiếp theo đến thức ăn và cơm sau cùng.
  • Để cải thiện sức khỏe cho người bệnh tiểu đường, bạn cần cắt giảm khoảng 10% lượng tinh bột hấp thụ trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Bên cạnh đó, bạn cần tiêu thụ lượng cơm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý khi người tiểu đường ăn cơm
 
Bên trên