Nét đẹp phụ nữ Việt khắc họa trên đồ gốm xưa

TRUONGTRINH

Well-known member
Nét đẹp phụ nữ Việt khắc họa trên đồ gốm xưa
TP HCMHình ảnh người phụ nữ được vẽ trang trí trên đồ gốm có tuổi đời khoảng 50 năm, trong triển lãm ở Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, quận 3.



Triển lãm mang chủ đề Yểu điệu thục nữ giới thiệu khoảng 100 hiện vật gốm sứ, tranh ảnh khắc họa chân dung người phụ nữ, diễn ra đến hết tháng 8.


Các hiện vật chủ yếu là đồ gốm như bình, tượng, phù điêu, chén đĩa. Đồ trưng bày xuất xứ từ các dòng gốm nổi tiếng của miền Nam như Biên Hòa, Lái Thiêu, Thành Lễ.


Chiếc bình gốm hình ảnh Người thiếu phụ Nam Xương của nhà sưu tập Nguyễn Thu Hòa.
Hình tượng khắc họa trên bình gốm lấy cảm hứng từ tác phẩm Truyền kì mạn lục của danh sĩ Nguyễn Dữ, sống cuối thời Lê Sơ, thế kỷ 16. Câu chuyện kể về nàng Vũ Nương, quê Nam Xương. Chồng đi lính, nàng hết lòng chăm lo cho mẹ chồng, con thơ. Những ngày ở một mình, Vũ Nương hay đùa con, chỉ bóng mình trên vách bảo đó là cha. Khi chồng trở về, nghe lời ngây thơ con trẻ nên hiểu nhầm, nghi oan cho vợ. Không thể giải thích, nàng đành tìm đến cái chết để chứng minh sự thủy chung.


Chiếc bình băng gốm Biên Hòa vẽ trang trí cảnh người phụ nữ ngồi võng, trên đường về làng vinh quy bái tổ. Trong thời phong kiến, người phụ nữ thường lo việc nhà cửa, chồng con thay vì nghĩ đến công danh sự nghiệp. Vì vậy, hình ảnh vinh quy bái tổ như một cách thể hiện sự bình đẳng, vươn lên trong nhiều lĩnh vực của phụ nữ.
Dòng gốm Biên Hòa - Đồng Nai hình thành trong khoảng thời gian giữa thế kỷ 17, khi những lưu dân người Việt và Hoa vào khai khẩn đất Đồng Nai, lập nên các lò gốm ở vùng Cù Lao Phố. Đến năm 1903, người Pháp lập trường dạy nghề Biên Hòa thì nghề gốm bước sang một bước ngoặt mới, ghi dấu ấn bởi yếu tố mỹ thuật, nhiều sản phẩm đạt chất lượng tốt, tính thẩm mỹ cao.


Bấm để lật ảnh sau/trước




Một chiếc bình cỡ lớn của dòng gốm Biên Hòa, trang trí hình ảnh thiếu nữ trang phục áo dài trong ngày Tết.


Bình hoa chủ đề Viếng lăng ông Bà Chiểu trên chất liệu gốm Biên Hòa.


Hình ảnh người phụ nữ tần tảo buôn bán trong một phiên chợ quê khắc họa trên chiếc bình thuộc dòng gốm Thành Lễ.
Gốm Thành Lễ ra đời trong khoảng thời gian1958 -1968, trên cơ sở kế thừa tinh hoa gốm mỹ nghệ Biên Hòa. Dòng gốm này nổi bật với những họa tiết tạo hình độc đáo về đề tài lịch sử, nhất là các danh nhân, anh hùng dân tộc.


Chiếc gạt tàn thuộc dòng gốm Thành Lễ, khắc họa hình ảnh phụ nữ du xuân.


Bấm để lật ảnh sau/trước




Những bức phù điêu và tượng chủ đề phụ nữ với hình ảnh áo dài đặc trưng, thuộc dòng gốm Thành Lễ.


Bấm để lật ảnh sau/trước




Nhiều bức phù điêu được trưng bày, thể hiện hình tượng phụ nữ trong lao động, chiến đấu.


Hai bức tượng cách điệu hình ảnh cô gái dân tộc Chăm.


Triển lãm còn trưng bày tranh vẽ về phụ nữ chất liệu màu nước, sơn mài, lụa, sơn dầu.


Quỳnh Trần
 
Bên trên