Nét vàng son một thuở nghề mộc Kim Bồng ở Hội An

Võ Xuân Trường

Well-known member
Nét vàng son một thuở nghề mộc Kim Bồng ở Hội An

Làng mộc Kim Bồng thành danh với những tác phẩm điêu khắc trên vì kèo, nhà cổ Hội An và cả những công trình điêu khắc gỗ diễm lệ nơi kinh đô Huế.
Soạn sách Phủ Biên Tạp Lục, nhà bác học Lê Quý Đôn từng miêu tả các nghề truyền thống của Quảng Nam thế kỷ 16 - 17, trong đó nhắc đến địa danh Kim Bồng và nghề mộc địa phương.
Theo lời kể của người dân địa phương, làng mộc Kim Bồng có tên cũ là Kim Bồng Châu, nay là xã Cẩm Kim, TP Hội An, Quảng Nam. Tại đình làng mộc Kim Bồng Hội An thờ tổ tiên thự mộc. Thời xưa, ngôi làng có 4 dòng họ là Nguyễn, Chương, Phan, Huỳnh đều làm nghề mộc.
Lớp trẻ mộc Kim Bồng sáng tác nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ có giá trị. Ảnh T.H



Lớp trẻ mộc Kim Bồng sáng tác nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ có giá trị. Ảnh: T.H.


Vị trí gần ngay thương cảng quốc tế sầm uất một thời, dễ hiểu vì sao ngày đó Kim Bồng phát triển hưng thịnh. Không chỉ xây dựng nhà, đình chùa bằng gỗ, các nghệ nhân nơi đây còn làm đồ dùng sinh hoạt. Đặc biệt người thợ mộc Kim Bồng còn thành danh với những công trình kiến trúc còn lưu lại hiện nay trên từng mái nhà, góc phố Hội An, mà bàn tay tài hoa của họ còn góp phần chính làm nên sự diễm lệ của Kinh thành Huế...
Một thời trải qua bao cuộc bể dâu, nay làng mộc Kim Bồng nức tiếng tưởng như chỉ còn là hư danh, vì chẳng còn mấy ai muốn xây dựng những ngôi nhà gỗ cầu kỳ. Quá trình đô thị hóa cũng góp phần biến cả làng nghề phồn thịnh nay vỏn vẹn chỉ còn vài gia đình đeo đuổi nghề ông cha.
Một tác phẩm điêu khắc gỗ được cho là của làng mộc Kim Bồng trong một công trình tôn giáo ở Hội An. Ảnh T.H
Một tác phẩm điêu khắc gỗ được cho là của nghệ nhân làng mộc Kim Bồng trong một công trình tôn giáo ở Hội An. Ảnh: T.H
Làng nghề mộc này dường như lấy lại sức sống từ đầu những năm 2000, sau khi Hội An được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Câu chuyện về nghề mộc Kim Bồng như sống động trở lại khi làn sóng du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về Hội An và những làng nghề lân cận.
Làng nghề truyền thống thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan. Nghề mộc Kim Bồng còn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào tháng 11.2016, phát huy lợi thế về bề dày lịch sử và văn hóa của Cẩm Kim trong quá trình phát triển du lịch.
Những người con làng mộc Kim Bồng tản mát khắp nơi trong cả nước, qua làn sóng du khách đã trở về gây dựng lại sự nghiệp cha ông. Lớp trẻ sáng tạo ra những công trình điêu khắc gỗ cầu kỳ diễm lệ, phục vụ cho nhu cầu mua sắm của du khách.
Điểm du lịch này tiếp tục được quan tâm, đầu tư trong quá trình mở rộng không gian phát triển du lịch Hội An. Mới nhất, TP Hội An đã thông qua nghị quyết chuyên đề về đề án “Xây dựng làng quê - làng nghề sinh thái xã Cẩm Kim giai đoạn 2017 - 2025”.
Mục tiêu đến năm 2025, Hội An xác lập mô hình làng sinh thái, văn hóa, du lịch Cẩm Kim phát triển bền vững theo định hướng “Làng quê - làng nghề sinh thái”, trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Hội An.
Sản phẩm từ bàn tay người thợ mộc Kim Bồng phục vụ cho mua sắm kỷ niệm của du khách. Ảnh T.H
Sản phẩm từ bàn tay người thợ mộc Kim Bồng phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách. Ảnh: T.H
Từ tháng 3 tới tháng 9 được coi là “thời điểm vàng” để du lịch Hội An, trong đó có làng Kim Bồng. Lúc này, thời tiết nơi đây đẹp, thuận tiện cho những chuyến tham quan, mua sắm tác phẩm điêu khắc gỗ từ bàn tay vàng của các nghệ nhân.
Từ trung tâm phố cổ Hội An du khách di chuyển theo hướng qua cầu Cẩm Kim với chiều dài khoảng 620m qua con sông Thu Bồn. Cứ đi theo con đường từ cầu xuống, du khách sẽ tới làng mộc Kim Bồng. Nếu muốn trải nghiệm sông nước, hãy đi thuyền hay đò ngang từ bến đối diện khu phố cổ Hội An.
 
Bên trên