Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Eo biển Bosphorus dài 31 km, chiều rộng lớn nhất 3,7 km nhỏ nhất 0,7 k m, thuộc Istanbul. Bosphorus cũng là eo biển hẹp nhất thế giới được sử dụng cho mục đích hàng hải quốc tế.
Eo biển nằm giữa châu Âu và châu Á, nối liền Biển Đen và Marmara rồi thông ra Địa Trung Hải. Vì vậy Bosphorus là một trong những đường thủy tấp nập nhất thế giới với khoảng 48.000 tàu đi qua eo biển này hàng năm, nhiều hơn 3 lần so với kênh đào Suez và 4 lần kênh đào Panama.
Do có vị trí chiến lược quan trọng cùng nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh đẹp ở cả hai bờ Á - Âu nên eo biển là điểm tham quan hút khách khi đến Istanbul. Mỗi ngày, các chuyến tàu, du thuyền đưa khách đi ngắm eo biển này nhộn nhịp tại cảng.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Bên cạnh du thuyền cao cấp, phần lớn khách du lịch chọn tour đi tàu thuỷ dọc eo biển Bosphorus. Giá vé lên tàu khoảng 7 euro, tương đương 200.000 - 250.000 đồng một người. Thuyền có sức chứa hơn 200 người với hai tầng, luôn đông đúc khách.
Trong chuyến tàu khởi hành ngày 9/11, hầu hết các chuyến tàu đều kín người. Phần lớn khách chọn ngồi tầng trên thay vì phòng lạnh để thoải mái dạo mát, ngắm cảnh biển.
Để đảm bảo an toàn, khu vực boong tàu rào chắn, hạn chế di chuyển. Hầu hết khách ra hành lang ở hai bên thân tàu để ngắm cảnh. Tháng 11, nhiệt độ ở Istanbul khoảng 10 - 15 độ, không khí mát dịu, bầu trời trong xanh. Tuy nhiên do di chuyển trên biển nên gió lớn, thời tiết lạnh hơn.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Do eo biển hẹp, nên cùng một thời điểm, du khách có thể ngắm nhìn quang cảnh châu Âu (ảnh trước) châu Á thay đổi liên tục khi tàu chạy. Hai bờ với những cung điện, pháo đài, dinh thự đan xen, khu dân cư, công viên và rừng cây nằm rải rác trên triền dốc.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Nổi bật trong hải trình là ngắm cầu nối liền hai châu lục. Ảnh trước là cầu Bosphorous, hay còn mang tên Martyrs 15/7. Cầu ban đầu có tên Boğaziçi Köprüsü xây dựng năm 1973, là cầu dây văng đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó công trình được đặt lại tên Martyrs 15/7 để tưởng nhớ 290 người thiệt mạng trong vụ đảo chính năm 2016. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn dùng tên Bosphorous.
Cầu treo bằng thép dài 1.560 m, cho phép tài xế chạy qua phía trên vùng nước chảy xiết của eo biển. Trước khi cầu khánh thành cách duy nhất để di chuyển từ châu Âu sang châu Á ở Istanbul là đi phà.
Ảnh sau là cầu Fatih Sultan Mehmet - mang tên vị vua của đế quốc Ottoman trong thế kỷ XV. Cầu khánh thành năm 1988, dài 1.510 m với chiều rộng mặt cầu là 39 m. Ngoài ra, eo biển còn có cầu Yavuz Sultan Selim, xây dựng 2016, nối hai châu lục.
Anh Selim, du khách địa phương, chụp ảnh khi tàu đi qua cầu Bosphorous. "Mỗi lần đi qua đây tôi đều rất thích, cây cầu và eo biển rất có ý nghĩa", anh cho biết.
Tàu đi qua cung điện Beylerbeyi Sarayi nằm bên bờ châu Á, xây dựng năm 1861, được coi là cung điện mùa hè của quốc vương Ottoman. Công trình làm nơi nghỉ dưỡng mùa hè và tiếp đón các nguyên thủ quốc gia đến thăm.
Pháo đài Rumelihisari nhìn từ cửa sổ tàu. Công trình xây dựng năm 1451 bởi vua của đế chế Ottoman là Mehmed II. Pháo đài nằm trên bờ châu Âu, ở điểm hẹp nhất của eo biển, trải dài khoảng 660 m.
Tháp Maiden cũng là một công trình biểu tượng của Istanbul có thể nhìn từ eo biển Bosphorus. Ở vị trí này, từ những thế kỷ đầu sau công nguyên đã có tháp nhỏ để kiểm soát eo biển. Năm 1721, tòa tháp đá chuyển thành ngọn hải đăng. Tháp hiện tại được xây dựng năm 1763, trên doi đất. Từ năm 1992, tháp được sử dụng như một địa chỉ hành hương cho khách du lịch.
Eo biển nằm giữa châu Âu và châu Á, nối liền Biển Đen và Marmara rồi thông ra Địa Trung Hải. Vì vậy Bosphorus là một trong những đường thủy tấp nập nhất thế giới với khoảng 48.000 tàu đi qua eo biển này hàng năm, nhiều hơn 3 lần so với kênh đào Suez và 4 lần kênh đào Panama.
Do có vị trí chiến lược quan trọng cùng nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh đẹp ở cả hai bờ Á - Âu nên eo biển là điểm tham quan hút khách khi đến Istanbul. Mỗi ngày, các chuyến tàu, du thuyền đưa khách đi ngắm eo biển này nhộn nhịp tại cảng.

Bấm để lật ảnh sau/trước

Bên cạnh du thuyền cao cấp, phần lớn khách du lịch chọn tour đi tàu thuỷ dọc eo biển Bosphorus. Giá vé lên tàu khoảng 7 euro, tương đương 200.000 - 250.000 đồng một người. Thuyền có sức chứa hơn 200 người với hai tầng, luôn đông đúc khách.
Trong chuyến tàu khởi hành ngày 9/11, hầu hết các chuyến tàu đều kín người. Phần lớn khách chọn ngồi tầng trên thay vì phòng lạnh để thoải mái dạo mát, ngắm cảnh biển.

Để đảm bảo an toàn, khu vực boong tàu rào chắn, hạn chế di chuyển. Hầu hết khách ra hành lang ở hai bên thân tàu để ngắm cảnh. Tháng 11, nhiệt độ ở Istanbul khoảng 10 - 15 độ, không khí mát dịu, bầu trời trong xanh. Tuy nhiên do di chuyển trên biển nên gió lớn, thời tiết lạnh hơn.

Bấm để lật ảnh sau/trước

Do eo biển hẹp, nên cùng một thời điểm, du khách có thể ngắm nhìn quang cảnh châu Âu (ảnh trước) châu Á thay đổi liên tục khi tàu chạy. Hai bờ với những cung điện, pháo đài, dinh thự đan xen, khu dân cư, công viên và rừng cây nằm rải rác trên triền dốc.

Bấm để lật ảnh sau/trước

Nổi bật trong hải trình là ngắm cầu nối liền hai châu lục. Ảnh trước là cầu Bosphorous, hay còn mang tên Martyrs 15/7. Cầu ban đầu có tên Boğaziçi Köprüsü xây dựng năm 1973, là cầu dây văng đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó công trình được đặt lại tên Martyrs 15/7 để tưởng nhớ 290 người thiệt mạng trong vụ đảo chính năm 2016. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn dùng tên Bosphorous.
Cầu treo bằng thép dài 1.560 m, cho phép tài xế chạy qua phía trên vùng nước chảy xiết của eo biển. Trước khi cầu khánh thành cách duy nhất để di chuyển từ châu Âu sang châu Á ở Istanbul là đi phà.
Ảnh sau là cầu Fatih Sultan Mehmet - mang tên vị vua của đế quốc Ottoman trong thế kỷ XV. Cầu khánh thành năm 1988, dài 1.510 m với chiều rộng mặt cầu là 39 m. Ngoài ra, eo biển còn có cầu Yavuz Sultan Selim, xây dựng 2016, nối hai châu lục.

Anh Selim, du khách địa phương, chụp ảnh khi tàu đi qua cầu Bosphorous. "Mỗi lần đi qua đây tôi đều rất thích, cây cầu và eo biển rất có ý nghĩa", anh cho biết.

Tàu đi qua cung điện Beylerbeyi Sarayi nằm bên bờ châu Á, xây dựng năm 1861, được coi là cung điện mùa hè của quốc vương Ottoman. Công trình làm nơi nghỉ dưỡng mùa hè và tiếp đón các nguyên thủ quốc gia đến thăm.

Pháo đài Rumelihisari nhìn từ cửa sổ tàu. Công trình xây dựng năm 1451 bởi vua của đế chế Ottoman là Mehmed II. Pháo đài nằm trên bờ châu Âu, ở điểm hẹp nhất của eo biển, trải dài khoảng 660 m.

Tháp Maiden cũng là một công trình biểu tượng của Istanbul có thể nhìn từ eo biển Bosphorus. Ở vị trí này, từ những thế kỷ đầu sau công nguyên đã có tháp nhỏ để kiểm soát eo biển. Năm 1721, tòa tháp đá chuyển thành ngọn hải đăng. Tháp hiện tại được xây dựng năm 1763, trên doi đất. Từ năm 1992, tháp được sử dụng như một địa chỉ hành hương cho khách du lịch.