Ngắm những ngôi nhà đất hình vuông của người Hà Nhì

Võ Xuân Trường

Well-known member
Ngắm những ngôi nhà đất hình vuông của người Hà Nhì

Lào Cai - Những ngôi nhà trình tường xây bằng đất, dạng hình hộp tại xã Y Tý (Bát Xát) là nét kiến trúc đậm màu sắc văn hóa truyền thống của người Hà Nhì.
Đến với xã vùng cao Y Tý mùa này, du khách không chỉ được cảm nhận không mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng mà còn được ngắm những căn nhà trình tường bằng đất.
Đến với xã vùng cao Y Tý mùa này, du khách không chỉ được cảm nhận không mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng mà còn được ngắm những căn nhà trình tường bằng đất tại thôn Choản Thèn.
Nhà trình tường của đồng bào Hà Nhì ở vùng cao được làm bằng đất, phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Kiến trúc nhà trình tường của người Hà Nhì có phần đặc biệt hơn là được làm dạng hình hộp, vuông vức.
Nhà trình tường của đồng bào Hà Nhì ở vùng cao được làm bằng đất, phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Kiến trúc nhà trình tường của người Hà Nhì có phần đặc biệt hơn là được làm dạng hình hộp, vuông vức.
Các bức tường được làm từ đất nện kỹ, có khả năng cách nhiệt tốt, giúp ngôi nhà ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè, thích hợp với khí hậu vùng cao.
Các bức tường được làm từ đất nện kỹ, có khả năng cách nhiệt tốt, giúp ngôi nhà ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè, thích hợp với khí hậu vùng cao.
Mái nhà được lợp từ lá cây rừng như cỏ tranh hoặc tấm gỗ mỏng, có độ dốc lớn để nước mưa nhanh chóng thoát đi, giảm thiểu sự xâm thực của thời tiết, gần đây hiện đại hơn đã phủ mái ngói hoặc mái phi-brô xi-măng.
Mái nhà được lợp từ lá cây rừng như cỏ tranh hoặc tấm gỗ mỏng, có độ dốc lớn để nước mưa nhanh chóng thoát đi, giảm thiểu sự xâm thực của thời tiết.
Các ngôi nhà nằm san sát nhau, nhìn xa như những chiếc nấm khổng lồ mọc bên sườn núi, ẩn hiện trong sương mây tạo nên khung cảnh thơ mộng.
Các ngôi nhà nằm san sát nhau, nhìn xa như những cây nấm khổng lồ mọc bên sườn núi, ẩn hiện trong sương mây tạo nên khung cảnh thơ mộng.
Trên bức tường là những tổ chim bồ câu được người dân nuôi.
Trên bức tường là những tổ chim bồ câu được người dân nuôi.
Người Hà Nhì thường làm nhà vào mùa nông nhàn từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch, đây cũng là thời điểm ít mưa thuận lợi cho việc đào đất để trình tường. Sau khi tìm được địa điểm và mẫu đất ưng ý, người Hà Nhì bắt đầu làm móng nhà. Móng nhà được đào sâu xuống nền đất khoảng 1m và được xếp bằng những viên đá cao cho đến khi nền đá hơn mặt đất khoảng 50 cm.
Người Hà Nhì thường làm nhà vào mùa nông nhàn từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch, đây cũng là thời điểm ít mưa thuận lợi cho việc đào đất để trình tường. Sau khi tìm được địa điểm và mẫu đất ưng ý, người Hà Nhì bắt đầu làm móng nhà. Móng nhà được đào sâu xuống nền đất khoảng 1m và được xếp bằng những viên đá cao cho đến khi nền đá hơn mặt đất khoảng 50 cm.
Để trình được bức tường dày hình nấm độc đáo, vững chắc rất kỳ công, tốn nhiều công sức, thời gian kéo dài hàng tháng trời; cần sự khéo léo và sức mạnh đôi bàn tay của những người thanh niên khỏe mạnh, giã đất thật nhuyễn, kết dính với nhau như bê tông.
Để trình được bức tường dày hình nấm độc đáo, vững chắc rất kỳ công, tốn nhiều công sức, thời gian kéo dài hàng tháng trời. Quá trình này cần sự khéo léo và sức mạnh đôi bàn tay của những thanh niên khỏe mạnh, giã đất thật nhuyễn, kết dính với nhau như bê tông. Dưới chân móng nhà được gia cố bằng lớp đá để tạo sự chắc chắn.
Theo tìm hiểu, thôn Choản Thèn, xã Y Tý (Bát Xát) hiện có 63 hộ, với hơn 300 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Hà Nhì. Hiện nay, bà con trong thôn đang bảo tồn những ngôi nhà trình tường để phát triển du lịch cộng đồng, đón khách du lịch. Từ đó nâng cao thu nhập, đồng thời bảo tồn bản sắc văn hóa ở địa phương.
Thôn Choản Thèn, xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) hiện có 63 hộ, với hơn 300 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Hà Nhì. Hiện nay, bà con trong thôn đang bảo tồn những ngôi nhà trình tường để phát triển du lịch cộng đồng, đón khách du lịch. Từ đó nâng cao thu nhập, đồng thời bảo tồn bản sắc văn hóa ở địa phương.
Cuộc sống hàng ngày của bà con nơi đây vẫn tiếp diễn theo thường ngày nhằm giữ gìn nét truyền thống vốn có.
Cuộc sống hàng ngày của bà con nơi đây vẫn tiếp diễn theo thường ngày nhằm giữ gìn nét truyền thống vốn có.
Ngày 30.10, trao đổi với PV Báo Lao Động, Chủ tịch UBND xã Y Tý Tao Văn Sinh cho biết: “Người dân trong xã chủ yếu là dân tộc Hà Nhì, với đặc trưng văn hóa là những ngôi nhà trình tường bằng đất. Chúng tôi đang phối hợp với các ngành chức năng để quy hoạch phát triển du lịch nhằm bảo tồn những giá trị truyền thống
Ngày 30.10, trao đổi với Lao Động, Chủ tịch UBND xã Y Tý Tao Văn Sinh cho biết: “Người dân trong xã chủ yếu là dân tộc Hà Nhì, với đặc trưng văn hóa là những ngôi nhà trình tường bằng đất hình vuông. Xã phối hợp với các ngành chức năng để quy hoạch, nhằm bảo tồn những giá trị truyền thống. Chúng tôi cùng bà con đang cố gắng giữ nguyên hiện trạng, không để bị phá vỡ kết cấu. Từ đó tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân từ phát triển du lịch".
 
Bên trên