Nguyễn May
Well-known member
Xã Suối Giàng thoắt ẩn thoát hiện trong biển mây sau cơn mưa lớn.
Sau cơn mưa rào từ nửa đêm tới sáng, xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) ngập chìm trong biển mây. Vẻ đẹp hoang sơ của một xã miền núi với những nóc nhà cổ kính, rêu phong, xen lẫn sắc xanh của núi rừng, những vườn chè Shan Tuyết có tuổi đời hàng trăm năm như muốn níu giữ bước chân của những du khách yêu vùng cao.
Xã Suối Giàng thoắt ẩn thoát hiện trong biển mây sau cơn mưa lớn.
Sau cơn mưa rào từ nửa đêm tới sáng, xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) ngập chìm trong biển mây. Vẻ đẹp hoang sơ của một xã miền núi với những nóc nhà cổ kính, rêu phong, xen lẫn sắc xanh của núi rừng, những vườn chè Shan Tuyết có tuổi đời hàng trăm năm như muốn níu giữ bước chân của những du khách yêu vùng cao.
- Làng văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới sẽ kết nối du lịch, góp phần giảm nghèo bền vững
- Bảo tồn văn hóa cồng chiêng xứ Mường Kim Thượng
- Làm sống lại thương hiệu chè Suối Giàng
Suối Giàng là một xã vùng cao thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, nằm tại độ cao khoảng 1300 mét đến 1400 mét với khí hậu mát mẻ quanh năm. Nhiệt độ trung bình thường thấp hơn khu vực huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ từ 8-10 độ C.
Một ngày ở Suối Giàng, du khách cảm nhận được đủ bốn mùa trong năm. Ban đêm, trời se lạnh; sáng sớm mây mờ che phủ bồng bềnh khắp các bản làng; buổi trưa trời trong xanh, lộng gió và buổi chiều, nắng vàng trải mượt các sườn đồi. Do đó, khí hậu ở Suối Giàng có nét tương đồng với Sa Pa, Đà Lạt.
Hiện nay, có khoảng 5.000 người đang sinh sống ở Suối Giàng, trong đó 98% là dân tộc Mông, còn lại là dân tộc Dao, Thái, Kinh. Các yếu tố về văn hóa, bản sắc độc đáo của đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn còn được giữ nguyên.
Suối Giàng còn có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những tán rừng nguyên sinh với phong cảnh kỳ thú.
Từ lâu, Suối Giàng đã nổi tiếng với quần thể cây chè Shan Tuyết cổ thụ, trải rộng trên diện tích khoảng 393ha.
Trong đó, diện tích cây mọc tự nhiên là 293ha, chủ yếu ở các thôn Giàng Cao, Giàng B, Pang Cáng, Tập Lăng I, Tập Lăng II, Suối Lóp… với hơn 4 vạn cây có tuổi đời từ trên 100 đến 300 năm.
Đến đây, du khách không chỉ "phiêu” dưới tán chè cổ thụ mà còn được trải nghiệm hoạt động hái chè, sao chè, thưởng trà.
Với địa hình núi dốc, đồng bào dân tộc Mông nơi đây còn tận dụng những vị trí phù hợp để canh tác lúa nước bên cạnh sinh kế chính là thu hái và sản xuất trà.
Những đặc điểm trên chính là sự khác biệt, tạo cho Suối Giàng có tiềm năng để trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái phát triển bền vững. Khai thác những lợi thế đó, những năm gần đây, Suối Giàng đầu tư mạnh mẽ nhằm thúc đẩy du lịch phát triển, nhất là đối với các cơ sở homestay và kinh doanh dịch vụ, hướng tới các dịch vụ trải nghiệm.
Hiện trên địa bàn, ngoài Không gian văn hóa trà, xã đã xây dựng 2 khu du lịch hang động là Cốc Tình và Thiên Cung cùng 25 homestay phục vụ nhu cầu của du khách tham quan, nghỉ dưỡng. Mỗi năm, Suối Giàng đón hàng chục nghìn lượt du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, trải nghiệm, nghỉ dưỡng.
Để thu hút du khách, cùng với việc thu hút đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, xã tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh, du lịch, đặc biệt là hỗ trợ các cơ sở du lịch cài đặt các phần mềm, các ứng dụng tiện ích trong kinh doanh du lịch.
Phát triển du lịch được coi là một khởi đầu mới, mở ra nhiều cơ hội để xóa bỏ đói nghèo và cải thiện đời sống của cư dân địa phương. Việc đạt được mục tiêu này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của xã Suối Giàng, mang lại hy vọng và khích lệ cho cộng đồng trong hành trình xây dựng một tương lai tươi sáng và thịnh vượng.
Nhờ đổi mới trong tư duy phát triển kinh tế, nhất là phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nên từ đầu năm đến nay, Suối Giàng đón gần 100.000 lượt khách du lịch trong, ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng; thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/năm.
Suối Giàng cũng tận dụng nguồn lực từ Chương trình NTM, đặc biệt là quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái của huyện để đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng cơ bản. Nhờ đó, đến nay, 100% đường trục xã đã được nhựa hóa; 89% đường thôn, bản được cứng hóa, trong đó 67% đã được bê tông hóa.
Vài năm trước đây tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn là hơn 40%. Tuy nhiên, nhờ vào sự chú trọng đầu tư từ Nhà nước thông qua các chương trình và dự án chính sách dân tộc, cùng với tinh thần đoàn kết và nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, đến năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn dưới 29%. Dự kiến vào năm 2024, xã Suối Giàng sẽ tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức chỉ còn dưới 16% theo tiêu chí mới được đề ra.