Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Đến Quảng Trị những ngày cuối năm khi tiết trời se lạnh, nhiều người không khỏi cảm thấy ngỡ ngàng như lạc vào khung cảnh mùa thu trời Âu khi những rừng lá sau sau đang độ thay lá, khoác lên mình sắc vàng xen lẫn đỏ dệt nên bức tranh thiên nhiên sống động.
Sau sau còn có tên gọi là phong hương, là loài cây thân gỗ mọc nhiều ở vùng núi cao nơi có khí hậu lạnh ở nước ta như Cao Bằng, Yên Bái… Ở Quảng Trị, cây sau sau trải dài trên những triền núi xã Hướng Linh và Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa), ven con đường Hồ Chí Minh tây, lặng lẽ soi bóng xuống làn nước trong xanh của hồ thủy điện Rào Quán.
Loài cây thân gỗ bình thường vốn chẳng có gì nổi bật nhưng cứ đến độ cuối đông, đầu xuân khi tiết trời se lạnh, lớp lá xanh bắt đầu ngả xang màu vàng, màu đỏ làm cả khu rừng âm u bỗng sáng bừng trên nền trời xanh.
Ngắm nhìn từ trên cao, cây phong vững chãi đứng cạnh nhau vươn thằng tắp hướng lên trời, thân cây bạc phếch màu thời gian tạo nên tấm phông nền hoàn hảo tô điểm cho màu sắc của những tán lá.
Dạo bước dưới những tán cây, bước đi trên lớp lá khô lạo xạo, thỉnh thoảng một cơn gió thoảng qua làm một trận lá trút xuống – khung cảnh thật chẳng khác nào một mùa thu châu Âu.
Lá sau sau thoạt nhìn rất giống lá phong đỏ - biểu tượng quen thuộc của đất nước Canada, nhưng so sánh kĩ sẽ dễ nhận ra lá sau sau có ít răng cưa hơn lá phong.
Đó cũng là lý do vì sao nhiều bạn trẻ thường lựa chọn dịp này để trekking thưởng thức “đặc sản” mùa sau sau thay lá ở Quảng Trị. Rời bỏ những xô bồ náo nhiệt, họ tìm về thật gần với thiên nhiên để tận hưởng trọn vẹn khung cảnh mùa sau sau thay lá.
Một đêm cắm trại thật “chill” bên bếp lửa, dưới ánh sao, sáng đón bình minh lung linh bên bờ hồ thủy điện Rào Quán cũng là lựa chọn của nhiều nhóm bạn. Và nếu có thời gian thong thả, đừng bỏ qua việc chèo sup hoặc đi thuyền len lỏi dưới những tán cây, thu vào tầm mắt trọn vẹn sự giao hòa của cảnh sắc thiên nhiên: màu lá cây, màu nước, màu trời.
Đến Quảng Trị mùa này mới hay miền đất ấy đâu chỉ có “gió Lào và cát trắng” mà còn biết bao cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Dạo bước dưới tán rừng phong hương nghe tiếng lá rơi xào xạc, chẳng biết từ khi nào lòng người lại bồi hồi nấn ná chẳng muốn rời đi.
Sau sau còn có tên gọi là phong hương, là loài cây thân gỗ mọc nhiều ở vùng núi cao nơi có khí hậu lạnh ở nước ta như Cao Bằng, Yên Bái… Ở Quảng Trị, cây sau sau trải dài trên những triền núi xã Hướng Linh và Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa), ven con đường Hồ Chí Minh tây, lặng lẽ soi bóng xuống làn nước trong xanh của hồ thủy điện Rào Quán.
Loài cây thân gỗ bình thường vốn chẳng có gì nổi bật nhưng cứ đến độ cuối đông, đầu xuân khi tiết trời se lạnh, lớp lá xanh bắt đầu ngả xang màu vàng, màu đỏ làm cả khu rừng âm u bỗng sáng bừng trên nền trời xanh.
Ngắm nhìn từ trên cao, cây phong vững chãi đứng cạnh nhau vươn thằng tắp hướng lên trời, thân cây bạc phếch màu thời gian tạo nên tấm phông nền hoàn hảo tô điểm cho màu sắc của những tán lá.
Dạo bước dưới những tán cây, bước đi trên lớp lá khô lạo xạo, thỉnh thoảng một cơn gió thoảng qua làm một trận lá trút xuống – khung cảnh thật chẳng khác nào một mùa thu châu Âu.
Lá sau sau thoạt nhìn rất giống lá phong đỏ - biểu tượng quen thuộc của đất nước Canada, nhưng so sánh kĩ sẽ dễ nhận ra lá sau sau có ít răng cưa hơn lá phong.
Đó cũng là lý do vì sao nhiều bạn trẻ thường lựa chọn dịp này để trekking thưởng thức “đặc sản” mùa sau sau thay lá ở Quảng Trị. Rời bỏ những xô bồ náo nhiệt, họ tìm về thật gần với thiên nhiên để tận hưởng trọn vẹn khung cảnh mùa sau sau thay lá.
Một đêm cắm trại thật “chill” bên bếp lửa, dưới ánh sao, sáng đón bình minh lung linh bên bờ hồ thủy điện Rào Quán cũng là lựa chọn của nhiều nhóm bạn. Và nếu có thời gian thong thả, đừng bỏ qua việc chèo sup hoặc đi thuyền len lỏi dưới những tán cây, thu vào tầm mắt trọn vẹn sự giao hòa của cảnh sắc thiên nhiên: màu lá cây, màu nước, màu trời.
Đến Quảng Trị mùa này mới hay miền đất ấy đâu chỉ có “gió Lào và cát trắng” mà còn biết bao cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Dạo bước dưới tán rừng phong hương nghe tiếng lá rơi xào xạc, chẳng biết từ khi nào lòng người lại bồi hồi nấn ná chẳng muốn rời đi.