Hàng chục gian hàng với 40.000 ấn phẩm cùng nhiều ưu đãi lớn ở khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024 tại Hà Nội, TP HCM.
Trong buổi khai mạc tối 18/4 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, nhiều bạn đọc tham quan hội sách, khu trưng bày. Sự kiện giới thiệu bộ sách điện tử, các ấn phẩm về lịch sử, khoa học, công nghệ, những tác phẩm đoạt giải sách Quốc gia cùng bộ tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam.
Tủ sách điện tử Văn Miếu - Quốc Tử Giám do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cùng một số chuyên gia, nhà khoa học biên soạn, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông liên kết ấn hành, là một trong những điểm nhấn của sự kiện. Tủ sách gồm 10 cuốn đa phương tiện, 20 sách tranh và một số tác phẩm.
Trong đó, các sách đa phương tiện giới thiệu thân thế, sự nghiệp của một số danh nhân văn hóa, những bậc hiền tài của dân tộc, như Nguyễn Hiền, Chu Văn An, Lương Thế Vinh. Bộ 20 sách tranh đề cập những câu chuyện về bình văn, các nghi thức tôn vinh bậc tân khoa, đồ dùng học tập, sinh hoạt tại Quốc Tử Giám.
Ông Nguyễn Tiến Phát - Trưởng ban xuất bản điện tử, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông - cho biết đơn vị ứng dụng công nghệ đa phương tiện, tạo nhiều hình ảnh 3D, giúp độc giả có thể tương tác với sách, mang đến trải nghiệm mới. Theo ông Tiến Phát, xuất bản điện tử hiện là xu thế của quốc tế, tuy nhiên, sách giấy vẫn có giá trị nhất định, không thể bị thay thế bởi công nghệ.
Độc giả tìm mua sách tại khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba. Sự kiện được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ ngày 17 đến 21/4. Ảnh: Phương Linh
Song song lễ khai mạc, hội sách tại hồ Văn thuộc khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám mở cửa với hơn chục gian hàng từ các đơn vị như Nhà sách Phương Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng, Đinh Tị Books, có nhiều khuyến mãi thu hút độc giả.
* Độc giả tham quan Ngày Sách và Văn hóa đọc ở TP HCM
Bạn đọc Minh Phương (39 tuổi, Hà Nội) cùng hai con trai dự hội sách, mua nhiều ấn phẩm của Kim Đồng, Đông A. Cô chú trọng nâng cao kiến thức cho các con, cho biết may mắn khi con có niềm yêu thích sách, chủ động tìm đọc những lĩnh vực phù hợp sở thích như khoa học, kinh doanh.
Nguyễn Nhi, sinh viên năm nhất khoa Xuất bản của một đại học tại Hà Nội, hào hứng tham quan các gian hàng. Thường ngày, Nhi thích đọc truyện tranh, tiểu thuyết. Dự khai mạc, bạn đọc này kỳ vọng mua được nhiều đầu sách hay với giá cả hợp lý.
Tại buổi khai mạc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nêu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: ''Tri thức là vốn liếng quý báu của dân tộc'', khẳng định muốn xã tắc bền vững, đất nước hùng cường, phải phát triển đội ngũ trí thức. ''Sứ mệnh của xuất bản vẫn là sáng tạo, lưu trữ, tích lũy và truyền bá tri thức'', ông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (phải) và ông Nguyễn Trọng Nghĩa (giữa) tham quan hội sách. Ảnh: Ban tổ chức cung cấp
Bộ trưởng nêu tinh thần xuất bản trước hết là lĩnh vực văn hóa chính trị, đồng thời cũng là một ngành kinh tế. Trong bối cảnh chuyển đổi số, xuất bản cần hoạt động ở cả không gian cũ, với sự trợ giúp của công nghệ giúp nâng cao chất lượng, năng suất lao động và không gian mới, tạo điều kiện để ngành mở rộng thị trường, có sự phát triển dài hạn. Bên cạnh đó là tăng cường truyền thông, quảng bá về sách và văn hóa đọc.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh cần nâng cao tính tự giác trong việc đọc sách, coi đây là phương pháp tự học hiệu quả nhất. Ông cho rằng đọc sách giúp con người nhận ra giá trị của những quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức, có cái nhìn, tâm thế tích cực hơn về cuộc sống. Ngoài ra, nhà trường, cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương giữ vai trò quan trọng trong việc cổ vũ, tạo thói quen đọc sách trong nhân dân.
Triển lãm, Hội chợ Sách trên nền tảng số quốc gia vietnam.vn bắt đầu từ ngày 15 đến 30/4, mang chủ đề Sách hay tìm bạn đọc, phục vụ người Việt ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Sáng 19/4, lễ phát động Ngày đọc sách trong thanh niên diễn ra tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội.
Ở TP HCM, sự kiện được tổ chức tại Thủ Đức và 21 quận, huyện. Không gian được thiết kế theo chủ đề Mở cửa trí thức, trải dài từ Công trường Công xã Paris đến đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1). Khu vực chính sẽ diễn ra gần 100 chương trình, như chuỗi talkshow với các chuyên đề về sách, sách cổ, sách nói, ký tặng sách Nhóc Miko cùng tác giả Ono Eriko, giao lưu cùng 20 đại sứ văn hóa đọc hai nhiệm kỳ. Năm nay, Nguyễn Nhật Ánh là một trong 10 đại sứ, có buổi giao lưu, ký tặng sách với độc giả sáng 21/4.
Ngày Sách Việt Nam tổ chức lần đầu năm 2014. Ba năm sau, Chính phủ đổi tên thành Ngày Sách và Văn hóa đọc, nhằm lan tỏa thói quen đọc sách trong xã hội. Năm 2022, sự kiện được tổ chức trên cả nước sau hai năm trì hoãn vì dịch. Năm ngoái, Ngày Sách khai mạc tại Quốc Tử Giám (Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế).
Trong buổi khai mạc tối 18/4 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, nhiều bạn đọc tham quan hội sách, khu trưng bày. Sự kiện giới thiệu bộ sách điện tử, các ấn phẩm về lịch sử, khoa học, công nghệ, những tác phẩm đoạt giải sách Quốc gia cùng bộ tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam.
Tủ sách điện tử Văn Miếu - Quốc Tử Giám do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cùng một số chuyên gia, nhà khoa học biên soạn, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông liên kết ấn hành, là một trong những điểm nhấn của sự kiện. Tủ sách gồm 10 cuốn đa phương tiện, 20 sách tranh và một số tác phẩm.
Trong đó, các sách đa phương tiện giới thiệu thân thế, sự nghiệp của một số danh nhân văn hóa, những bậc hiền tài của dân tộc, như Nguyễn Hiền, Chu Văn An, Lương Thế Vinh. Bộ 20 sách tranh đề cập những câu chuyện về bình văn, các nghi thức tôn vinh bậc tân khoa, đồ dùng học tập, sinh hoạt tại Quốc Tử Giám.
Ông Nguyễn Tiến Phát - Trưởng ban xuất bản điện tử, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông - cho biết đơn vị ứng dụng công nghệ đa phương tiện, tạo nhiều hình ảnh 3D, giúp độc giả có thể tương tác với sách, mang đến trải nghiệm mới. Theo ông Tiến Phát, xuất bản điện tử hiện là xu thế của quốc tế, tuy nhiên, sách giấy vẫn có giá trị nhất định, không thể bị thay thế bởi công nghệ.
Độc giả tìm mua sách tại khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba. Sự kiện được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ ngày 17 đến 21/4. Ảnh: Phương Linh
Song song lễ khai mạc, hội sách tại hồ Văn thuộc khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám mở cửa với hơn chục gian hàng từ các đơn vị như Nhà sách Phương Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng, Đinh Tị Books, có nhiều khuyến mãi thu hút độc giả.
* Độc giả tham quan Ngày Sách và Văn hóa đọc ở TP HCM
Bạn đọc Minh Phương (39 tuổi, Hà Nội) cùng hai con trai dự hội sách, mua nhiều ấn phẩm của Kim Đồng, Đông A. Cô chú trọng nâng cao kiến thức cho các con, cho biết may mắn khi con có niềm yêu thích sách, chủ động tìm đọc những lĩnh vực phù hợp sở thích như khoa học, kinh doanh.
Nguyễn Nhi, sinh viên năm nhất khoa Xuất bản của một đại học tại Hà Nội, hào hứng tham quan các gian hàng. Thường ngày, Nhi thích đọc truyện tranh, tiểu thuyết. Dự khai mạc, bạn đọc này kỳ vọng mua được nhiều đầu sách hay với giá cả hợp lý.
Tại buổi khai mạc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nêu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: ''Tri thức là vốn liếng quý báu của dân tộc'', khẳng định muốn xã tắc bền vững, đất nước hùng cường, phải phát triển đội ngũ trí thức. ''Sứ mệnh của xuất bản vẫn là sáng tạo, lưu trữ, tích lũy và truyền bá tri thức'', ông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (phải) và ông Nguyễn Trọng Nghĩa (giữa) tham quan hội sách. Ảnh: Ban tổ chức cung cấp
Bộ trưởng nêu tinh thần xuất bản trước hết là lĩnh vực văn hóa chính trị, đồng thời cũng là một ngành kinh tế. Trong bối cảnh chuyển đổi số, xuất bản cần hoạt động ở cả không gian cũ, với sự trợ giúp của công nghệ giúp nâng cao chất lượng, năng suất lao động và không gian mới, tạo điều kiện để ngành mở rộng thị trường, có sự phát triển dài hạn. Bên cạnh đó là tăng cường truyền thông, quảng bá về sách và văn hóa đọc.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh cần nâng cao tính tự giác trong việc đọc sách, coi đây là phương pháp tự học hiệu quả nhất. Ông cho rằng đọc sách giúp con người nhận ra giá trị của những quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức, có cái nhìn, tâm thế tích cực hơn về cuộc sống. Ngoài ra, nhà trường, cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương giữ vai trò quan trọng trong việc cổ vũ, tạo thói quen đọc sách trong nhân dân.
Triển lãm, Hội chợ Sách trên nền tảng số quốc gia vietnam.vn bắt đầu từ ngày 15 đến 30/4, mang chủ đề Sách hay tìm bạn đọc, phục vụ người Việt ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Sáng 19/4, lễ phát động Ngày đọc sách trong thanh niên diễn ra tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội.
Ở TP HCM, sự kiện được tổ chức tại Thủ Đức và 21 quận, huyện. Không gian được thiết kế theo chủ đề Mở cửa trí thức, trải dài từ Công trường Công xã Paris đến đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1). Khu vực chính sẽ diễn ra gần 100 chương trình, như chuỗi talkshow với các chuyên đề về sách, sách cổ, sách nói, ký tặng sách Nhóc Miko cùng tác giả Ono Eriko, giao lưu cùng 20 đại sứ văn hóa đọc hai nhiệm kỳ. Năm nay, Nguyễn Nhật Ánh là một trong 10 đại sứ, có buổi giao lưu, ký tặng sách với độc giả sáng 21/4.
Ngày Sách Việt Nam tổ chức lần đầu năm 2014. Ba năm sau, Chính phủ đổi tên thành Ngày Sách và Văn hóa đọc, nhằm lan tỏa thói quen đọc sách trong xã hội. Năm 2022, sự kiện được tổ chức trên cả nước sau hai năm trì hoãn vì dịch. Năm ngoái, Ngày Sách khai mạc tại Quốc Tử Giám (Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế).