Nghệ An có hơn nửa triệu ha được hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng

tran hương

Well-known member
Ngoài kinh phí chi trả tiền bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng hàng năm (theo đơn giá của các lưu vực thuỷ điện) thì chính sách dịch vụ môi trường rừng cũng đã hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân phục vụ công tác bảo vệ rừng. Nhờ thế, công tác bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn, chất lượng rừng và độ che phủ rừng ngày càng được nâng lên…
Vườn ươm keo giống của công ty TNHH MTV nông nghiệp sông Hiếu đóng tại huyện Nghĩa Đàn
Vườn ươm keo giống của công ty TNHH MTV nông nghiệp sông Hiếu đóng tại huyện Nghĩa Đàn
Năm 2023, quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An đã phát huy tốt vai trò quan trọng, và là địa chỉ tin cậy trong việc huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng. Thông qua việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đã có tác động tích cực về mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh; nhất là ở địa bàn vùng miền núi.
Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đến nay, diện tích rừng thuộc diện chi trả ở Nghệ An, là 560.000ha (chiếm hơn 57% diện tích có rừng toàn tỉnh). Năm 2023, quỹ đã chi thanh toán đạt 116% so với kế hoạch được phê duyệt và đạt 100% số tiền thực phải chi cho các chủ rừng (tổng số tiền hơn 115,6 tỷ đồng).
Việc thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã từng bước góp phần ổn định, đảm bảo diện tích rừng, duy trì độ che phủ của rừng, nâng cao chất lượng rừng và góp phần cải thiện chất lượng môi trường sinh thái ở Nghệ An.
Nhờ phát triển rừng mà nhiều hộ dân ở huyện Con Cuông đã thoát nghèo
Nhờ phát triển rừng mà nhiều hộ dân ở huyện Con Cuông đã thoát nghèo
Qua thống kê, số đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Nghệ An gồm 20.938 chủ rừng là hộ gia đình, cộng đồng và có 1.310 hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng. Ngoài kinh phí được chi trả theo kế hoạch, quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã tham mưu hỗ trợ bổ sung đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các lưu vực thuỷ điện...
Thực hiện nhiệm vụ thu, chi trồng rừng thay thế, năm 2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An đã triển khai thu tiền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của 21 dự án là hơn 23,5 tỷ đồng. Nhờ nguồn thu đó, công tác trồng rừng thay thế được triển khai hiệu quả. Hiện nay, tổng diện tích đã thực hiện trồng gần 4600ha, trong đó, trồng rừng phòng hộ đạt hơn 1.133ha; trồng rừng sản xuất hơn 1.600ha; trồng cây phân tán (diện tích quy đổi) hơn 1.600ha./.
 
Bên trên