đinhlinh11
Bé Tleoo
Mặc dù được trả công từ 600-800 nghìn đồng/ngày nhưng những người làm nghề này rất ít nên mỗi khi vào mùa, họ làm không hết việc.
Được coi là loại quả đặc sản có giá trị kinh tế cao, những ngày này, bà con làng Vân Xuyên, xã Hoàng Vân (Hiệp Hoà, Bắc Giang) lại tấp nập, nhộn nhịp thu hoạch và mua bán quả trám đen.
Mỗi cân trám đen có giá lên tới 120-150 nghìn đồng, cả làng Vân Xuyên có hàng trăm gốc trám cổ thụ, mỗi gốc có thể cho thu hoạch hàng tạ quả, bán được vài chục triệu đồng.
Thợ hái trám thuê ở làng Vân Xuyên làm không hết việc vào mùa thu hoạch trám đen.
Từ loại quả “quê mùa”, ít người biết đến, quả trám đen hiện nay được ví như “vàng đen” bởi trở thành đặc sản, có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều gia đình trở nên khấm khá.
Mặc dù giá thu mua quả trám cao nhưng những cây trám ngon đều là gốc cổ thụ, tán rộng, lại chỉ có thể hái thủ công nên phải những người có kinh nghiệm và “to gan” mới dám đu mình leo lên thân cây hái quả. Do vậy, thợ hái trám thuê được dịp làm không hết việc với tiền công từ 700-800 nghìn đồng/ngày.
Anh Bắc thoắt ẩn thoắt hiện giữa những tán trám xanh rì để thu hoạch trám đen.
Là một trong những thợ trèo trám giỏi nhất vùng, anh Nguyễn Văn Bắc, trú tại xóm Đá, thôn Hoàng Vân được trả công lên đến 800 nghìn đồng/ngày. Anh cho biết, công việc này không phải ai cũng biết làm bởi những cây trám đen có từ hàng trăm năm, phải 3-4 người ôm mới hết, tán rộng, rất khó hái quả.
Thợ hái trám không đi một mình mà đi theo đội từ 3-4 người để thu hoạch một cách nhanh nhất.
“Trước khi trèo lên cây phải lấy bạt trải xung quanh gốc trám. Sau đó khéo léo trèo lên cây, dùng dây thừng bảo hiểm buộc một đầu vào cành trám, một đầu buộc vào người, trèo ra từng cành, dùng sào đập trám rơi xuống bạt phía dưới sao cho quả trám không bị xước”, anh Bắc nói.
Quả trám đen ẩn mình nằm giữa tán lá xanh rì, thợ hái trám phải vừa dẻo dai, vừa có kỹ năng trèo cùng đôi mắt tinh tường để không bỏ sót trám trên cây.
Nghề được trả công cao nhưng ít người làm mỗi khi vào vụ ở Vân Xuyên.
Gắn bó với nghề hái trám thuê gần 20 năm, anh Nguyễn Văn Việt (em trai của anh Bắc) cho biết, từ khi học cấp 3, hai anh em nhà anh đã đi trèo trám, trèo sấu thuê để kiếm tiền.
Hiện tại, hai anh em mặc dù đã làm công việc khác nhưng cứ đến mùa là những hộ trồng trám quanh làng lại đến nhờ anh trèo trám giúp.
“Công việc này không phải ai cũng làm được. Chỉ cần sơ ý một chút là tai nạn có thể xảy ra nên hầu như nhà ai cũng phải thuê thợ trèo”, anh Việt nói.
Những người thợ trèo trám giỏi nhất vùng của làng Vân Xuyên.
Theo anh Việt, năm trước, thợ trèo trám được trả từ 500-600 nghìn đồng/ngày nhưng năm nay được trả lên tới 800 nghìn đồng/ngày vì khó thuê người.
Ông Ngô Văn Tục, trú tại xóm Đông, thôn Vân Xuyên cho biết, gia đình ông có cây trám khoảng 70 năm tuổi, phải 2 người ôm mới xuể. Mỗi năm, cây cho thu hoạch từ 2-3 tạ quả, bán được khoảng 40 triệu đồng.
Tuy nhiên, năm nào ông cũng phải thuê người trèo, lấy trám xuống với số tiền từ 600-800 nghìn đồng/người.
“Tôi phải thuê một đội chuyên đi hái trám thuê, gồm khoảng 5 người mới lấy được trám xuống. Họ trèo nguy hiểm, vất vả nên công cao. Nhiều nhà không thuê được thợ trèo, phải tự hái nhưng gần hết mùa, thợ trèo trám đi mót lại, kiếm được cả triệu đồng một ngày”, ông Tục cho biết.
Thợ trèo trám phải dùng thang và dây, sào dài để thu hoạch trám.
Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Văn Vân, Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Vân cho biết, toàn xã Hoàng Vân có hơn 4.000 cây trám đang cho thu hoạch, riêng làng Vân Xuyên có hơn 1.000 cây, trong đó có 16 cây đầu dòng và hàng trăm cây từ 60-70 năm trở lên.
Năm 2023, sản lượng quả trám đen của toàn xã ước đạt khoảng 50 tấn, giá bán từ 120-130 nghìn đồng/kg.
Phía trên đập trám, phía dưới trải bạt hứng để quả trám đỡ bị xước.
Theo ông Vân, cây trám rất khó tính bởi là cây cổ thụ, cao từ 20-30 mét, nhiều cành la có từ hàng trăm năm nhưng việc thu hoạch hoàn toàn bằng thủ công, chưa có máy móc. Tiền công cho thợ trèo trám cũng rất cao nhưng chỉ có vài người làm vì nguy hiểm.
Quả trám đen trở thành đặc sản có giá cao, thu hoạch được bao nhiêu bán hết bấy nhiêu.
“Năm 2017, chúng tôi đã liên kết với Viện cây lâm sản Việt Nam, nhờ các nhà khoa học nghiên cứu, phân tích trên quần thể hơn 4.000 cây trám đen Hoàng Vân để chọn ra 16 cây đầu dòng để lấy mắt ghép, nhân giống, cung cấp ra thị trường và mở rộng diện tích tại địa phương”, ông Vân nói.
Được coi là loại quả đặc sản có giá trị kinh tế cao, những ngày này, bà con làng Vân Xuyên, xã Hoàng Vân (Hiệp Hoà, Bắc Giang) lại tấp nập, nhộn nhịp thu hoạch và mua bán quả trám đen.
Mỗi cân trám đen có giá lên tới 120-150 nghìn đồng, cả làng Vân Xuyên có hàng trăm gốc trám cổ thụ, mỗi gốc có thể cho thu hoạch hàng tạ quả, bán được vài chục triệu đồng.
Thợ hái trám thuê ở làng Vân Xuyên làm không hết việc vào mùa thu hoạch trám đen.
Từ loại quả “quê mùa”, ít người biết đến, quả trám đen hiện nay được ví như “vàng đen” bởi trở thành đặc sản, có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều gia đình trở nên khấm khá.
Mặc dù giá thu mua quả trám cao nhưng những cây trám ngon đều là gốc cổ thụ, tán rộng, lại chỉ có thể hái thủ công nên phải những người có kinh nghiệm và “to gan” mới dám đu mình leo lên thân cây hái quả. Do vậy, thợ hái trám thuê được dịp làm không hết việc với tiền công từ 700-800 nghìn đồng/ngày.
Là một trong những thợ trèo trám giỏi nhất vùng, anh Nguyễn Văn Bắc, trú tại xóm Đá, thôn Hoàng Vân được trả công lên đến 800 nghìn đồng/ngày. Anh cho biết, công việc này không phải ai cũng biết làm bởi những cây trám đen có từ hàng trăm năm, phải 3-4 người ôm mới hết, tán rộng, rất khó hái quả.
Thợ hái trám không đi một mình mà đi theo đội từ 3-4 người để thu hoạch một cách nhanh nhất.
“Trước khi trèo lên cây phải lấy bạt trải xung quanh gốc trám. Sau đó khéo léo trèo lên cây, dùng dây thừng bảo hiểm buộc một đầu vào cành trám, một đầu buộc vào người, trèo ra từng cành, dùng sào đập trám rơi xuống bạt phía dưới sao cho quả trám không bị xước”, anh Bắc nói.
Quả trám đen ẩn mình nằm giữa tán lá xanh rì, thợ hái trám phải vừa dẻo dai, vừa có kỹ năng trèo cùng đôi mắt tinh tường để không bỏ sót trám trên cây.
Gắn bó với nghề hái trám thuê gần 20 năm, anh Nguyễn Văn Việt (em trai của anh Bắc) cho biết, từ khi học cấp 3, hai anh em nhà anh đã đi trèo trám, trèo sấu thuê để kiếm tiền.
Hiện tại, hai anh em mặc dù đã làm công việc khác nhưng cứ đến mùa là những hộ trồng trám quanh làng lại đến nhờ anh trèo trám giúp.
“Công việc này không phải ai cũng làm được. Chỉ cần sơ ý một chút là tai nạn có thể xảy ra nên hầu như nhà ai cũng phải thuê thợ trèo”, anh Việt nói.
Theo anh Việt, năm trước, thợ trèo trám được trả từ 500-600 nghìn đồng/ngày nhưng năm nay được trả lên tới 800 nghìn đồng/ngày vì khó thuê người.
Ông Ngô Văn Tục, trú tại xóm Đông, thôn Vân Xuyên cho biết, gia đình ông có cây trám khoảng 70 năm tuổi, phải 2 người ôm mới xuể. Mỗi năm, cây cho thu hoạch từ 2-3 tạ quả, bán được khoảng 40 triệu đồng.
Tuy nhiên, năm nào ông cũng phải thuê người trèo, lấy trám xuống với số tiền từ 600-800 nghìn đồng/người.
“Tôi phải thuê một đội chuyên đi hái trám thuê, gồm khoảng 5 người mới lấy được trám xuống. Họ trèo nguy hiểm, vất vả nên công cao. Nhiều nhà không thuê được thợ trèo, phải tự hái nhưng gần hết mùa, thợ trèo trám đi mót lại, kiếm được cả triệu đồng một ngày”, ông Tục cho biết.
Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Văn Vân, Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Vân cho biết, toàn xã Hoàng Vân có hơn 4.000 cây trám đang cho thu hoạch, riêng làng Vân Xuyên có hơn 1.000 cây, trong đó có 16 cây đầu dòng và hàng trăm cây từ 60-70 năm trở lên.
Năm 2023, sản lượng quả trám đen của toàn xã ước đạt khoảng 50 tấn, giá bán từ 120-130 nghìn đồng/kg.
Theo ông Vân, cây trám rất khó tính bởi là cây cổ thụ, cao từ 20-30 mét, nhiều cành la có từ hàng trăm năm nhưng việc thu hoạch hoàn toàn bằng thủ công, chưa có máy móc. Tiền công cho thợ trèo trám cũng rất cao nhưng chỉ có vài người làm vì nguy hiểm.
“Năm 2017, chúng tôi đã liên kết với Viện cây lâm sản Việt Nam, nhờ các nhà khoa học nghiên cứu, phân tích trên quần thể hơn 4.000 cây trám đen Hoàng Vân để chọn ra 16 cây đầu dòng để lấy mắt ghép, nhân giống, cung cấp ra thị trường và mở rộng diện tích tại địa phương”, ông Vân nói.