0707171758
NGUYỄN THANH VÂN
Ngay cả khi được chứng minh là có hiệu quả trong việc tạo thiện cảm với người khác, nhiều người vẫn "không dám" áp dụng thủ thuật này.
Gần như tất cả mọi người đều từng rơi vào một tình huống lúng túng thế này: Bạn đang nói chuyện giữa chừng và đột nhiên không biết phải nói gì tiếp để kéo dài cuộc trò chuyện. Điều này khiến bạn cảm thấy lo lắng rằng đối phương sẽ xem mình là một người vụng về hoặc không thân thiện.
Vậy cách để chúng ta có thể thoát khỏi tình huống này là gì? Nghiên cứu mới của Đại học Harvard đã chỉ ra một thủ thuật đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng để tiếp tục cuộc trò chuyện của mình và tạo thiện cảm với người đối diện, đó là đặt câu hỏi.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu Harvard đã nghiên cứu hơn 300 cuộc trò chuyện song phương theo hình thức trực tuyến và trực tiếp để xác định vai trò của việc đặt câu hỏi trong quá trình giao tiếp.
Đối với những cuộc trò chuyện trực tuyến, người tham gia khảo sát được chỉ định một đối tượng ngẫu nhiên để trò chuyện trong vòng 15 phút theo từng trường hợp mà các nhà nghiên cứu đưa ra.
Trong trường hợp đầu tiên, tác giả nghiên cứu yêu cầu một trong hai đối tượng đặt số lượng câu hỏi cụ thể (nhiều hoặc ít), trong khi đối tượng còn lại không nhận được bất kỳ thông báo nào. Sau khi kết thúc cuộc trò chuyện, cả hai sẽ chia sẻ cảm giác của mình đối với người còn lại.
Ở trường hợp thứ hai, cả hai đối tượng tham gia trò chuyện đều bị giới hạn về số lượng câu hỏi, điều này giúp các nhà nghiên cứu có thể xác định được liệu tỷ lệ câu hỏi và sở thích của mỗi người có ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc nói chuyện hay không.
Trong khi đó, đối với hình thức trò chuyện trực tiếp, các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra dữ liệu từ một nghiên cứu được công bố trước đây về cuộc trò chuyện của 110 người tham gia vào sự kiện hẹn hò tốc độ.
Càng hỏi nhiều, càng được yêu thích
Theo kết quả cuối cùng được công bố trên tạp chí Journal of Personality and Social Psychology, nghiên cứu chỉ ra những người đặt nhiều câu hỏi hơn trong một cuộc trò chuyện - đặc biệt là những câu hỏi phù hợp với chủ đề mà người đối diện đang nói - sẽ được xem là dễ mến hơn trong cả hình thức trò chuyện trực tuyến lẫn trực tiếp.
Ngoài ra, đối với những cuộc trò chuyện giữa hai người đang tìm hiểu nhau, việc hỏi nhiều hơn cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt người đối diện vào buổi hẹn hò tiếp theo.
"Chúng tôi xác định rằng có một mối quan hệ mạnh mẽ và nhất quán giữa yếu tố đặt câu hỏi và yếu tố yêu thích. Những người đặt nhiều câu hỏi hơn, đặc biệt là câu hỏi tiếp theo vấn đề đang nói, sẽ được người đối diện yêu thích hơn", các nhà nghiên cứu của dự án chia sẻ.
Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bạn hỏi thêm những câu liên quan đến chủ đề đối phương đang nói cho thấy bạn không chỉ là một người biết lắng nghe, mà còn biết quan tâm, cảm nhận và thấu hiểu người khác.
Trên thực tế, đây có lẽ là một tín hiệu tốt đối với những người hướng nội và ngại trò chuyện với người khác. Đương nhiên, không ai muốn "tấn công" người đối diện bằng một loạt các câu hỏi nhưng đôi khi hỏi một câu sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tạo ra cuộc nói chuyện đáng nhớ.
Thật không may, dù phương pháp đặt câu hỏi này nghe có vẻ đơn giản nhưng nhiều người vẫn không thực sự muốn áp dụng chúng do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, một số người có xu hướng tập trung vào bản thân hơn thay vì muốn tìm hiểu về người khác, vậy nên họ thường không nghĩ đến việc đặt câu hỏi. Ngoài ra, một số cá nhân sợ rằng việc hỏi nhiều có thể bị xem là thô lỗ, xâm phạm đời tư của người khác hoặc kém hiểu biết.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Harvard lưu ý rằng: "Xu hướng tập trung vào bản thân để cố gây ấn tượng với người khác là sai lầm. Việc chuyển hướng chủ đề cuộc trò chuyện sang bản thân, cố khoe khoang hoặc nói quá nhiều có sẽ làm giảm sự yêu thích của người đối diện".
Vì vậy, thay vì cố gắng gây ấn tượng với người khác bằng những thành tích của chính mình, hãy tập trung tìm hiểu về họ thông qua những câu hỏi.
Gần như tất cả mọi người đều từng rơi vào một tình huống lúng túng thế này: Bạn đang nói chuyện giữa chừng và đột nhiên không biết phải nói gì tiếp để kéo dài cuộc trò chuyện. Điều này khiến bạn cảm thấy lo lắng rằng đối phương sẽ xem mình là một người vụng về hoặc không thân thiện.
Vậy cách để chúng ta có thể thoát khỏi tình huống này là gì? Nghiên cứu mới của Đại học Harvard đã chỉ ra một thủ thuật đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng để tiếp tục cuộc trò chuyện của mình và tạo thiện cảm với người đối diện, đó là đặt câu hỏi.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu Harvard đã nghiên cứu hơn 300 cuộc trò chuyện song phương theo hình thức trực tuyến và trực tiếp để xác định vai trò của việc đặt câu hỏi trong quá trình giao tiếp.
Đối với những cuộc trò chuyện trực tuyến, người tham gia khảo sát được chỉ định một đối tượng ngẫu nhiên để trò chuyện trong vòng 15 phút theo từng trường hợp mà các nhà nghiên cứu đưa ra.
Trong trường hợp đầu tiên, tác giả nghiên cứu yêu cầu một trong hai đối tượng đặt số lượng câu hỏi cụ thể (nhiều hoặc ít), trong khi đối tượng còn lại không nhận được bất kỳ thông báo nào. Sau khi kết thúc cuộc trò chuyện, cả hai sẽ chia sẻ cảm giác của mình đối với người còn lại.
Ở trường hợp thứ hai, cả hai đối tượng tham gia trò chuyện đều bị giới hạn về số lượng câu hỏi, điều này giúp các nhà nghiên cứu có thể xác định được liệu tỷ lệ câu hỏi và sở thích của mỗi người có ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc nói chuyện hay không.
Trong khi đó, đối với hình thức trò chuyện trực tiếp, các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra dữ liệu từ một nghiên cứu được công bố trước đây về cuộc trò chuyện của 110 người tham gia vào sự kiện hẹn hò tốc độ.
Càng hỏi nhiều, càng được yêu thích
Theo kết quả cuối cùng được công bố trên tạp chí Journal of Personality and Social Psychology, nghiên cứu chỉ ra những người đặt nhiều câu hỏi hơn trong một cuộc trò chuyện - đặc biệt là những câu hỏi phù hợp với chủ đề mà người đối diện đang nói - sẽ được xem là dễ mến hơn trong cả hình thức trò chuyện trực tuyến lẫn trực tiếp.
Ngoài ra, đối với những cuộc trò chuyện giữa hai người đang tìm hiểu nhau, việc hỏi nhiều hơn cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt người đối diện vào buổi hẹn hò tiếp theo.
"Chúng tôi xác định rằng có một mối quan hệ mạnh mẽ và nhất quán giữa yếu tố đặt câu hỏi và yếu tố yêu thích. Những người đặt nhiều câu hỏi hơn, đặc biệt là câu hỏi tiếp theo vấn đề đang nói, sẽ được người đối diện yêu thích hơn", các nhà nghiên cứu của dự án chia sẻ.
Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bạn hỏi thêm những câu liên quan đến chủ đề đối phương đang nói cho thấy bạn không chỉ là một người biết lắng nghe, mà còn biết quan tâm, cảm nhận và thấu hiểu người khác.
Trên thực tế, đây có lẽ là một tín hiệu tốt đối với những người hướng nội và ngại trò chuyện với người khác. Đương nhiên, không ai muốn "tấn công" người đối diện bằng một loạt các câu hỏi nhưng đôi khi hỏi một câu sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tạo ra cuộc nói chuyện đáng nhớ.
Thật không may, dù phương pháp đặt câu hỏi này nghe có vẻ đơn giản nhưng nhiều người vẫn không thực sự muốn áp dụng chúng do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, một số người có xu hướng tập trung vào bản thân hơn thay vì muốn tìm hiểu về người khác, vậy nên họ thường không nghĩ đến việc đặt câu hỏi. Ngoài ra, một số cá nhân sợ rằng việc hỏi nhiều có thể bị xem là thô lỗ, xâm phạm đời tư của người khác hoặc kém hiểu biết.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Harvard lưu ý rằng: "Xu hướng tập trung vào bản thân để cố gây ấn tượng với người khác là sai lầm. Việc chuyển hướng chủ đề cuộc trò chuyện sang bản thân, cố khoe khoang hoặc nói quá nhiều có sẽ làm giảm sự yêu thích của người đối diện".
Vì vậy, thay vì cố gắng gây ấn tượng với người khác bằng những thành tích của chính mình, hãy tập trung tìm hiểu về họ thông qua những câu hỏi.