Ngôi chùa cổ có đại hồng chung 200 tuổi ở Bắc Ninh

Võ Xuân Trường

Well-known member
Ngôi chùa cổ có đại hồng chung 200 tuổi ở Bắc Ninh

Lương Đống tự là ngôi chùa linh thiêng với người dân thôn Dực Vi, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Chùa giữ một quả chuông đồng lớn quý giá đúc từ thời Nguyễn.


Play Video
Chùa Lương Đống – góc Đà Lạt thu nhỏ trên miền Kinh Bắc. Video: Lương Đình Khoa
Chùa Lương Đống nằm bên ngoài đê quai ở phía Tây thôn Dực Vi. Nơi đây được ví như như một góc “Đà Lạt thu nhỏ trên miền Kinh Bắc”, dễ dàng khiến những ai đang đi tìm bình yên bị chinh phục ngay từ những bước chân và ánh nhìn đầu tiên khi ghé thăm. Có nhiều lối vào chùa, nếu đi từ phía cánh đồng và bờ sông Đuống, sẽ gặp hệ thống tượng đá dẫn vào đến cổng chính.



Chùa Lương Đống nằm bên ngoài đê quai ở phía Tây thôn Dực Vi. Nơi đây được ví như như một góc “Đà Lạt thu nhỏ trên miền Kinh Bắc” nằm bên dòng sông Đuống êm đềm. Có nhiều lối vào chùa, nếu đi từ phía cánh đồng và bờ sông Đuống, du khách sẽ gặp hệ thống tượng đá dẫn vào đến cổng chính.
Bắt đầu vào đến đất chùa, du khách sẽ thấy hệ thống tôn tượng các Đại đệ tử của Đức Phật được đúc bằng đồng, chạy vào đến  khuôn viên chùa – nơi có 3 gốc bồ đề bốn mùa sum suê.
Bắt đầu vào đến đất chùa, du khách sẽ thấy hệ thống tôn tượng các Đại đệ tử của Đức Phật được đúc bằng đồng, chạy vào đến khuôn viên chùa – nơi có 3 gốc bồ đề bốn mùa sum suê.
Những hàng ghế đá bên dưới hàng thông xanh mướt trải dài nhìn ra sông Đuống trở thành điểm lý tưởng để hòa nhịp cùng thiên nhiên.
Những hàng ghế đá bên dưới hàng thông xanh mướt trải dài nhìn ra sông Đuống trở thành điểm lý tưởng để hòa cùng thiên nhiên.
Phía bên cao là tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm ngự nhìn ra hướng dòng sông.
Phía bên cao là tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm ngự nhìn ra hướng dòng sông.
Ngay phía sau, bên dưới, là hai bức tượng đồng lớn của 2 vị Phật đại diện cho Hiện tại và Tương lai đang truyền đăng cho nhau.
Hai bức tượng đồng lớn của hai vị Phật đại diện cho Hiện tại và Tương lai đang truyền đăng.
Chếch bên trái là Cổng Tam Quan. Trên cổng Tam Quan chùa có treo quả chuông được đúc vào tháng 3 năm Gia Long 18 (tức năm 1819), trên đó khắc bài minh ca ngợi cảnh đẹp ngôi chùa.
Trên cổng Tam Quan chùa có treo quả chuông được đúc vào tháng 3 năm Gia Long 18 (tức năm 1819). Dưới thân chuông khắc kín bài minh chữ Hán hơn 3.200 chữ, ca ngợi cảnh đẹp ngôi chùa... Theo văn bia dựng năm 1698 hiện còn lưu giữ tại tòa Tam bảo, chùa Lương Đống được xây dựng từ hàng trăm năm trước, qua nhiều lần trùng tu sửa chữa và mở rộng.
Một hồ nước nhỏ xinh thơ mộng dẫn sang khuôn viên nhà thờ Mẫu.
Ao nước nhỏ dẫn sang khuôn viên nhà thờ Mẫu.
Sự tinh tế trong cách bài trí, điểm xuyết thêm những góc quê mộc mà nên thơ góp phần tạo nên những điểm nhấn dễ thu hút mọi ánh nhìn với một niềm hân hoan, thích thú.
Những khối đá, gỗ mộc mạc bày trí tinh tế trong khuôn viên.
Những giò phong lan được treo trên các thân gỗ mục, xếp chồng bên dưới là hệ thống cối đá, tạo nên bức tranh quê gần gũi, ấn tượng.
Những giò phong lan được treo trên các thân gỗ mục, xếp chồng bên dưới là hệ thống cối đá, tạo nên bức tranh quê gần gũi, ấn tượng.Từng góc nhỏ đều khơi mở sự an vui, như thể thiên nhiên đang trò chuyện, kết nối cùng người thưởng lãm.
Toàn bộ không gian thờ tự bên trong tòa Tam Bảo. Tòa Tam bảo hiện tại có kết cấu theo hình chữ Đinh gồm 5 gian Tiền đường, 3 gian Thượng điện.
Toàn bộ không gian thờ tự bên trong tòa Tam Bảo. Tòa Tam bảo hiện tại có kết cấu theo hình chữ Đinh gồm 5 gian Tiền đường, 3 gian Thượng điện. Chính chính thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng hai tôn giả A Nan và Ca Diếp. Các tôn tượng đều có sắc diện rất gần gũi với người Việt. Hai gian còn lại thờ Đức Ông, Đức Thánh Hiền và Tây Phương Tam thánh.
Cận cảnh tôn tượng Đức Phật trên ban thờ Tam Bảo.
Cận cảnh tôn tượng Đức Phật trên ban thờ Tam Bảo.
Ngoài không gian giảng đường rộng, thì các hạng mục chính của chùa như Tam bảo, nhà Khách, nhà Tổ, nhà Mẫu đều giản dị với tường gạch không trát, tựa một nếp nhà quê bình yên, gần gũi.
Ngoài không gian giảng đường rộng, thì các hạng mục chính của chùa như Tam bảo, nhà Khách, nhà Tổ, nhà Mẫu đều giản dị với tường gạch không trát, tựa một nếp nhà quê bình yên, gần gũi.
Một bức tranh thiền được tạc bên trái nhà thờ Tổ với chủ đề “Đêm qua sân trước một nhành mai”.
Một bức tranh thiền được tạc bên trái nhà thờ Tổ , như tạc cho câu thơ "Đêm qua sân trước một nhành mai” của Thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096).
Nét quê xứ Bắc còn được lưu dấu khá rõ trong toàn bộ không gian cảnh quan nơi đây – khi tất cả các công trình đều được tôn tạo, xây dựng nương theo tự nhiên và chỉ đủ để sử dụng, không chạy theo kích thước khổng lồ hay tráng lệ.
Nét quê xứ Bắc còn được lưu dấu khá rõ trong toàn bộ không gian cảnh quan nơi đây – khi tất cả các công trình đều được tôn tạo, xây dựng nương theo tự nhiên và đủ để sử dụng, không chạy theo kích thước khổng lồ hay nét tráng lệ.
Ánh hoàng hôn buông trong không gian tịnh độ chùa Lương Đống. Đây thực sự là một điểm đến tâm linh thiên nhiên hữu tình trên miền Kinh Bắc.
Nếu dư dả thời gian, du khách có thể dành trọn vẹn một ngày ở chùa Lương Đống để ngắm nhìn những vẻ đẹp khác nhau của ngôi chùa qua từng thời khắc từ bình binh đến hoàng hôn.
 
Bên trên