Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Chùa Di Đà với quần thể kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hoà phong cách kiến trúc Phật Giáo, Châu Mạ và Tây Nguyên.
Chùa Di Đà thuộc buôn Đăng Đừng, xã Đạ Tồn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, cách TP. Bảo Lộc khoảng 30 km. Chùa được xây dựng từ năm 2005 với diện tích khoảng 13 ha, đây là nơi tu học, hành trì của đạo tràng phật tử trong vùng.
Chùa Di Đà với quần thể kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hoà phong cách kiến trúc Phật Giáo, Châu Mạ và kiến trúc Tây Nguyên. Ngay khi đặt chân vào tham quan chùa, du khách và Phật tử sẽ bắt gặp đầu tiên là những đồi chè xanh rộng bạt ngàn bao phủ xung quanh khuôn viên của chùa. Từ cổng chính của chùa là bậc thang đi xuống với hai bên là những thửa ruộng chè xanh, hai hàng cau xếp thẳng tắp tạo thành thế đối xứng trông khá đẹp mắt. Tiểu cảnh hồ sen, cầu thang bộ nhỏ giống như những ngôi chùa khác của Việt Nam.
Xung quanh chùa là những lối đi bộ tham quan, tiểu cảnh hồ nước, cây xanh, rừng thông, tượng phật Quan Âm Bồ Tát, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dưới gốc cây bồ đề, tượng Phật A Di Đà…
Chùa rất linh thiêng lên nhiều ngường đến đây nguyện ước, họ viết vào những băng vài đỏ và cột trên cây.
Chùa có sân để xe khá rộng, lối đi lên chánh điện hai bên là tượng hai con voi lớn nằm quay mặt vào nhau trông rất uy nghiêm, voi chính là con vật gần gũi rất và cũng là một trong những nét văn hóa Tây Nguyên đặc sắc.
Chùa có kiến trúc được xây dựng theo lối kiến trúc nhà rông của Tây Nguyên, Người Tây Nguyên quan niệm nhà Rông, tức nhà sàn là nơi khí thiêng của đất trời tụ lại để bảo trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi nhà rông đều có một nơi thiêng liêng để thờ.
Nóc mái với hoạ tiết “lưỡng long chầu nguyệt” đây chính là hoạ tiết chính trong lối kiến trúc chùa chiền, đình,… của Việt Nam. Nó chính là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi. Bên cạnh đó là hoạ tiết cò bay, người múa dã gạo thổi kèn những hoạ tiết mang đậm bản sắc văn hoá của Việt Nam nói chung, cũng như văn hoá Tây Nguyên nói riêng.
Chùa Di Đà thuộc buôn Đăng Đừng, xã Đạ Tồn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, cách TP. Bảo Lộc khoảng 30 km. Chùa được xây dựng từ năm 2005 với diện tích khoảng 13 ha, đây là nơi tu học, hành trì của đạo tràng phật tử trong vùng.
Chùa Di Đà với quần thể kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hoà phong cách kiến trúc Phật Giáo, Châu Mạ và kiến trúc Tây Nguyên. Ngay khi đặt chân vào tham quan chùa, du khách và Phật tử sẽ bắt gặp đầu tiên là những đồi chè xanh rộng bạt ngàn bao phủ xung quanh khuôn viên của chùa. Từ cổng chính của chùa là bậc thang đi xuống với hai bên là những thửa ruộng chè xanh, hai hàng cau xếp thẳng tắp tạo thành thế đối xứng trông khá đẹp mắt. Tiểu cảnh hồ sen, cầu thang bộ nhỏ giống như những ngôi chùa khác của Việt Nam.
Xung quanh chùa là những lối đi bộ tham quan, tiểu cảnh hồ nước, cây xanh, rừng thông, tượng phật Quan Âm Bồ Tát, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dưới gốc cây bồ đề, tượng Phật A Di Đà…
Chùa rất linh thiêng lên nhiều ngường đến đây nguyện ước, họ viết vào những băng vài đỏ và cột trên cây.
Chùa có sân để xe khá rộng, lối đi lên chánh điện hai bên là tượng hai con voi lớn nằm quay mặt vào nhau trông rất uy nghiêm, voi chính là con vật gần gũi rất và cũng là một trong những nét văn hóa Tây Nguyên đặc sắc.
Chùa có kiến trúc được xây dựng theo lối kiến trúc nhà rông của Tây Nguyên, Người Tây Nguyên quan niệm nhà Rông, tức nhà sàn là nơi khí thiêng của đất trời tụ lại để bảo trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi nhà rông đều có một nơi thiêng liêng để thờ.
Nóc mái với hoạ tiết “lưỡng long chầu nguyệt” đây chính là hoạ tiết chính trong lối kiến trúc chùa chiền, đình,… của Việt Nam. Nó chính là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi. Bên cạnh đó là hoạ tiết cò bay, người múa dã gạo thổi kèn những hoạ tiết mang đậm bản sắc văn hoá của Việt Nam nói chung, cũng như văn hoá Tây Nguyên nói riêng.