Ngôi đền bị lãng quên hàng trăm năm giữa quần thể Angkor

Thanh Tuấn

Well-known member
Đến năm 1965, các nhà thám hiểm phương Tây bắt đầu đặt chân đến khu rừng, nơi có đền Beng Mealea và khám phá ra đây là nơi chôn cất vua Suryavarman II cùng kho báu của vương triều. Năm 2003, chính phủ khai phá một con đường mòn dẫn vào Beng Mealea. Ngôi đền nhờ đó được nhiều du khách biết đến và tham quan.
Beng Mealea có diện tích nhỏ hơn Angkor Wat nhưng vẫn được xếp vào hàng những ngôi đền lớn của đế chế Khmer.

Đền gồm ba phòng trưng bày bao quanh một khu bảo tồn trung tâm, hiện đều đổ nát. Khu vực bao quanh chỉ là một "tu viện hình chữ thập", giống như Angkor Wat.
Có một lối đi bằng gỗ dẫn du khách vào khu vực trung tâm và phòng trưng bày bên ngoài.
"Phần lớn ngôi đền chỉ vào được bằng cách trèo qua những đá tảng bị đổ và leo lên tường", nhiếp ảnh gia 64 tuổi người Na Uy JP Klovstad, đến đây hơn 10 lần chia sẻ.


Khuôn viên đền chỉ còn một vài cánh cổng và tường hào xung quanh.
"Tôi tìm thấy vẻ đẹp của sự đổ nát và tưởng tượng về thời kỳ vàng son trong quá khứ ở Siem Reap", nhiếp ảnh gia người Na Uy nói.

Beng Mealea được xây dựng giống đền Hindu, vật liệu chính là đá sa thạch. Ngày nay, đền rêu phong, được bao bọc bởi cây cối và bụi rậm, nhiều tảng đá đổ nát nằm thành đống lớn xung quanh.

Có nhiều tác phẩm chạm khắc các hình ảnh trong thần thoại Hindu, như thần Vishnu (vị thần bảo vệ cuộc sống, diệt trừ quỷ dữ), thần chim Garuda, các tiên nữ Apsara.
Trong thế kỷ XII, Phật giáo Đại thừa có bước phát triển nhất định trong khu vực. Các vị vua Khmer cho phép chạm khắc một số tác phẩm mô tả họa tiết Phật giáo, thay vì chỉ hướng đến thần Vishnu của Ấn Độ giáo như ban đầu.


Các lối đi được đắp cao, có lan can dài được tạo thành từ thân của rắn thần Naga bảy đầu. Trong Ấn Độ giáo và Phật giáo tiểu thừa, Nagar bảo vệ sông, suối, giếng nước và biểu trưng cho sự thịnh vượng, mùa màng tươi tốt, mang nước về ruộng vườn.

Đền được thêm vào Danh sách Di sản Thế giới Dự kiến của UNESCO ngày 27/3/2020.
Trong những năm Beng Mealea bị bỏ hoang, từ khoảng thế kỷ XVI, toàn bộ địa điểm này đã bị cây cối xâm chiếm, dây leo quấn quanh các cổng vào. Ngày nay, rễ cây đã vươn dài qua các bức tường, trồi lên từ hốc đá, làm cho cảnh vật thêm phần ma mị. "Khung cảnh ở đây vô cùng ấn tượng", nhiếp ảnh gia người Na Uy nhận xét.

Thu Trang, 39 tuổi, đến từ TP HCM, đi cùng nhiếp ảnh gia JP thăm đền Beng Maelea vào tháng 6, choáng ngợp trước cảnh tượng của ngôi đền trông đổ nát nhưng vẫn toát lên vẻ uy nghiêm kỳ lạ.
"Bạn có thể nằm lên một chiếc võng là rễ cây cổ thụ trước khi bước ra khỏi khu rừng", cô nói.

 
Bên trên