Ngôi đền cổ nhất xứ Thanh lưu giữ báu vật nghìn năm

Nguyễn Thị Hồng

Well-known member
Đền Lê Hoàn xây dựng hơn 500 năm trước, được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt, lưu giữ nhiều cổ vật quý niên đại cả nghìn năm.

Đền Lê Hoàn nằm ở cuối làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Di tích lịch sử này được coi là ngôi đền cổ nhất ở Thanh Hoá, được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt tháng 12/2018.
Theo sử sách, Lê Hoàn sinh năm Tân Sửu (941) trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Trung Lập ngày nay. Cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị.
Lớn lên, Lê Hoàn tòng quân phò giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, lập nhiều công trạng và được phong Thập đạo tướng quân. Mùa đông năm Kỷ Mão (979), vua Đinh Tiên Hoàng và con trai cả Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại. Lê Hoàn được cử làm nhiếp chính, giúp ấu chúa nhà Đinh giữ yên biên cương xã tắc, dẹp tan nội phản, được Thái hậu Dương Vân Nga trao long bào.
Năm Canh Thìn (980) Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Thiên Phúc. Vua đánh tan quân Tống giữ yên bờ cõi, chinh phạt Chiêm Thành, từng bước khẳng định chủ quyền đất nước, cho đúc tiền Thiên Phú, chú trọng đến việc phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giao thông, thương mại...

Đền Lê Hoàn có kiến trúc kiểu chữ Công gồm ba toà liền kề nhau là tiền đường, trung đường và hậu cung.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Hoàn mất năm Ất Tỵ (1005) tại điện Trường Xuân (cố đô Hoa Lư, Ninh Bình), thi hài được an táng tại Sơn Lăng, châu Trường Yên, ở ngôi 24 năm, thọ 65 tuổi.
Sau khi vua Lê Đại Hành mất, để tưởng nhớ công lao của ông, dân làng Trung Lập dựng một ngôi miếu nhỏ bằng tre lá ngay trên mảnh đất mẹ con vua từng ở để phụng thờ. Thời vua Lý Thái Tổ cho dựng lại miếu và đến thời Hồng Đức triều vua Lê Thánh Tông (1442-1497) cho xây dựng đền quy mô như hiện nay.

Cổng chính dẫn vào đền Lê Hoàn được tạc bằng đá.
 
Bên trên