Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Không điện thoại, không có lò vi sóng và không có công tắc đèn trên những bức tường đá của ngôi làng nhỏ ở thung lũng Bavona.
Có một ngôi làng nhỏ bên trong thung lũng Bavona, Thụy Sĩ sống tách biệt hoàn toàn với thế giới hiện đại. Những ngôi nhà ở đây giống như hang động, nằm bên dưới và giữa những tảng đá khổng lồ. Xung quanh là tàn tích của những trận lở đất, đá vương vãi khắp nơi.
Nếu bỏ qua sự khắt nghiệt và điều kiện thiếu thốn, phong cảnh của nơi này rất đẹp và hoang sơ. Vì thế, vẫn có người muốn sống ở nơi như thế này.
Flavio Zappa là một nhà sử học, người đã tiến hành các cuộc khai quật và vẽ bản đồ những ngôi nhà bằng đá độc đáo của nơi này cho biết: “Chúng tôi đang cho nổ những tảng đá khổng lồ chặn đường. Mọi người ở dưới những tảng đá, xây dựng nhà ở bất cứ nơi nào có thể”.
Khi tới nơi này, du khách choáng ngợp trước một ngôi làng nhỏ nằm trong một thung lũng xinh đẹp, 2 bên là vách đá dựng đứng, mặt đất rải rác rêu và cỏ bao phủ. Ít hơn 2% diện tích đất ở đây có thể trồng trọt được.
Người dân phát triển nông nghiệp theo những cách mới lạ. Họ sử dụng những mảnh đất nhỏ khoảng 1m2, trồng rau trên các bậc thang bên vách đá.
Nhưng bất chấp điều kiện khắc nghiệt và hiểm trở, cư dân thung lũng Bavona vẫn chọn sống ở đây. Zappa cho biết, người dân không cảm thấy bất tiện khi sống mà không có điện. Họ sử dụng củi để sưởi ấm, nến để thắp sáng. Ngoài tấm pin Mặt trời trên mái nhà cung cấp năng lượng cho tủ đông với công suất vài watt, hầu hết mọi người đều thích cuộc sống đơn giản này.
Cả con người và động vật đều phải thích nghi với cuộc sống ở đây. Gia súc sống trong các hang được đào dưới những tảng đá. Người dân xây những ngôi nhà bằng đá cao, có cả nhà thờ thời Trung cổ hay tiệm rèn. Xen kẽ giữa những ngôi nhà là các con đường rải đầy đá cuội.
Việc định cư ở thung lũng Bavona được cho là đã có từ 5.000 năm trước. Mặc dù các nghĩa trang La Mã ở phía nam cho thấy rằng, các đế chế châu Âu cổ đại sớm nhất đã đến khu vực này là vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên.
Trước đây, vì điều kiện khắc nhiệt như mùa đông kéo dài, mùa hè ẩm ướt nhiều mưa, lũ quét cuốn đi nhiều đất vốn đã khan hiếm… khiến người dân không còn cảm thấy an toàn nên đã rời đi.
Vì mãi đến năm 1955 mới có đường giao thông đến đây nên ngôi làng trông như bị thời gian bỏ quên. Người dân địa phương chỉ trở lại vào mùa hè để sống cuộc sống miền quê mà họ yêu thích.
Ngay cả trong những năm 1950, khi điện được đưa tới thung lũng Bavona, đại đa số người dân sống đều không muốn sử dụng điện. 12 ngôi làng trong thung lũng bỏ phiếu, 11/12 chọn không dùng điện, thích sống cuộc sống nguyên thủy hơn.
Ngày nay, du khách có thể thực hiện các chuyến đi trong ngày đến thung lũng Bavona từ các thành phố Lugano và Locarno gần đó hoặc lưu trú ở Bignasco.
Gnocchi phô mai với sốt bơ là món ăn đặc sản địa phương. Du khách có thể đi cáp treo lên đỉnh núi gần đó để ngắm nhìn toàn cảnh khu vực.
Có một ngôi làng nhỏ bên trong thung lũng Bavona, Thụy Sĩ sống tách biệt hoàn toàn với thế giới hiện đại. Những ngôi nhà ở đây giống như hang động, nằm bên dưới và giữa những tảng đá khổng lồ. Xung quanh là tàn tích của những trận lở đất, đá vương vãi khắp nơi.
Nếu bỏ qua sự khắt nghiệt và điều kiện thiếu thốn, phong cảnh của nơi này rất đẹp và hoang sơ. Vì thế, vẫn có người muốn sống ở nơi như thế này.
Flavio Zappa là một nhà sử học, người đã tiến hành các cuộc khai quật và vẽ bản đồ những ngôi nhà bằng đá độc đáo của nơi này cho biết: “Chúng tôi đang cho nổ những tảng đá khổng lồ chặn đường. Mọi người ở dưới những tảng đá, xây dựng nhà ở bất cứ nơi nào có thể”.
Khi tới nơi này, du khách choáng ngợp trước một ngôi làng nhỏ nằm trong một thung lũng xinh đẹp, 2 bên là vách đá dựng đứng, mặt đất rải rác rêu và cỏ bao phủ. Ít hơn 2% diện tích đất ở đây có thể trồng trọt được.
Người dân phát triển nông nghiệp theo những cách mới lạ. Họ sử dụng những mảnh đất nhỏ khoảng 1m2, trồng rau trên các bậc thang bên vách đá.
Nhưng bất chấp điều kiện khắc nghiệt và hiểm trở, cư dân thung lũng Bavona vẫn chọn sống ở đây. Zappa cho biết, người dân không cảm thấy bất tiện khi sống mà không có điện. Họ sử dụng củi để sưởi ấm, nến để thắp sáng. Ngoài tấm pin Mặt trời trên mái nhà cung cấp năng lượng cho tủ đông với công suất vài watt, hầu hết mọi người đều thích cuộc sống đơn giản này.
Cả con người và động vật đều phải thích nghi với cuộc sống ở đây. Gia súc sống trong các hang được đào dưới những tảng đá. Người dân xây những ngôi nhà bằng đá cao, có cả nhà thờ thời Trung cổ hay tiệm rèn. Xen kẽ giữa những ngôi nhà là các con đường rải đầy đá cuội.
Việc định cư ở thung lũng Bavona được cho là đã có từ 5.000 năm trước. Mặc dù các nghĩa trang La Mã ở phía nam cho thấy rằng, các đế chế châu Âu cổ đại sớm nhất đã đến khu vực này là vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên.
Trước đây, vì điều kiện khắc nhiệt như mùa đông kéo dài, mùa hè ẩm ướt nhiều mưa, lũ quét cuốn đi nhiều đất vốn đã khan hiếm… khiến người dân không còn cảm thấy an toàn nên đã rời đi.
Vì mãi đến năm 1955 mới có đường giao thông đến đây nên ngôi làng trông như bị thời gian bỏ quên. Người dân địa phương chỉ trở lại vào mùa hè để sống cuộc sống miền quê mà họ yêu thích.
Ngay cả trong những năm 1950, khi điện được đưa tới thung lũng Bavona, đại đa số người dân sống đều không muốn sử dụng điện. 12 ngôi làng trong thung lũng bỏ phiếu, 11/12 chọn không dùng điện, thích sống cuộc sống nguyên thủy hơn.
Ngày nay, du khách có thể thực hiện các chuyến đi trong ngày đến thung lũng Bavona từ các thành phố Lugano và Locarno gần đó hoặc lưu trú ở Bignasco.
Gnocchi phô mai với sốt bơ là món ăn đặc sản địa phương. Du khách có thể đi cáp treo lên đỉnh núi gần đó để ngắm nhìn toàn cảnh khu vực.