Nguyễn May
Well-known member
Căn nhà ống trở nên khác biệt bởi cửa chính và cửa sổ ở mặt tiền được thay bằng hệ lam thép, điều khiển tự động với thiết kế khoét lỗ, giúp lấy nhiều ánh sáng và gió.
Ngôi nhà 104 m2 ở TP Đà Nẵng là nơi ở của cặp vợ chồng trung niên. Yêu cầu của họ với ngôi nhà mới là phải đủ không gian cho vợ chồng, các con và cháu đến ở lại vào cuối tuần; Thiết kế tận dụng tối đa diện tích để trồng rau sạch cung cấp cho gia đình và phải giải quyết vấn đề năng lượng và tái sử dụng nguồn nước.
Để giảm việc đi cầu thang bộ, kiến trúc sư lựa chọn phương án thiết kế bán hầm để giảm chiều cao tổng thể. Căn hầm được dùng làm garage, nhà kho và phòng kỹ thuật.
Cửa chính và cửa sổ dùng hệ lam thép khoét lỗ, có thể điều khiển đóng mở tự động. Thiết kế này khiến mặt tiền không nặng nề nhưng vẫn bảo đảm an ninh, giảm bức xạ mặt trời, tăng khả năng thông gió tự nhiên.
Hệ lam thép hạn chế tầm nhìn của người đi đường, đảm bảo riêng tư cho gia chủ. Khi mở toàn bộ cửa chính và cửa sổ, hệ lam thép tạo thành mặt tiền "cửa gấp", tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Phòng bếp kết nối trực tiếp với phòng khách tạo độ mở cho không gian sinh hoạt chung. Chủ nhà có thể vừa nấu ăn vừa trò chuyện với khách.
Không gian lấy màu trắng làm chủ đạo kết hợp với nội thất gỗ nhằm tăng phản xạ ánh sáng, đem đến cảm giác rộng rãi cho ngôi nhà.
Sự kết hợp giữa gỗ và kính ở cầu thang làm cho không gian trở nên tự nhiên và gần gũi hơn. Trong đó kính có vai trò tăng phản xạ ánh sáng, gỗ là vật liệu thân thuộc, giàu cảm xúc, đem đến sự ấm cúng cho không gian sống.
Giếng trời được bố trí giữa ngôi nhà giúp lấy gió và đón sáng cho hành lang và cầu thang đồng thời tăng khả năng đối lưu không khí.
Phòng ngủ chính và nhà tắm được ngăn cách với không gian bên ngoài bằng kính và hệ lam thép. Chủ nhà có thể ngắm nhìn cảnh quan xanh phía trước nhà khi mở cửa sổ.
Thiết kế thông tầng qua một giếng trời trong phòng ngủ thứ hai đem lại nhiều ánh sáng và không khí cho không gian.
Toàn bộ phần mái được tận dụng để trồng rau và cây ăn trái nhỏ. Khu vực này có tác dụng chống nóng cho các tầng dưới và chống đứt gãy bê tông do thay đổi nhiệt độ ngày đêm hoặc thời tiết.
Vườn rau được tưới hai lần một ngày thông qua hệ thống tự động. Chủ nhà có thể cài đặt thay đổi số lần tưới và giờ tưới. Nước mưa và nước tưới cây hàng ngày được thu gom vào bể chứa dưới mặt đất nhằm tái sử dụng.
Kiến trúc sư sử dụng hệ mái kính đóng mở tự động dựa trên cảm biến mưa. Phần mái này luôn mở để thông gió và đón nắng, trong trường hợp trời mưa sẽ tự động đóng lại trong vài giây.
Bản vẽ công trình.
Ngôi nhà hoàn thành trong 3,5 tháng, chi phí không được tiết lộ.
Ngôi nhà 104 m2 ở TP Đà Nẵng là nơi ở của cặp vợ chồng trung niên. Yêu cầu của họ với ngôi nhà mới là phải đủ không gian cho vợ chồng, các con và cháu đến ở lại vào cuối tuần; Thiết kế tận dụng tối đa diện tích để trồng rau sạch cung cấp cho gia đình và phải giải quyết vấn đề năng lượng và tái sử dụng nguồn nước.
Để giảm việc đi cầu thang bộ, kiến trúc sư lựa chọn phương án thiết kế bán hầm để giảm chiều cao tổng thể. Căn hầm được dùng làm garage, nhà kho và phòng kỹ thuật.
Cửa chính và cửa sổ dùng hệ lam thép khoét lỗ, có thể điều khiển đóng mở tự động. Thiết kế này khiến mặt tiền không nặng nề nhưng vẫn bảo đảm an ninh, giảm bức xạ mặt trời, tăng khả năng thông gió tự nhiên.
Hệ lam thép hạn chế tầm nhìn của người đi đường, đảm bảo riêng tư cho gia chủ. Khi mở toàn bộ cửa chính và cửa sổ, hệ lam thép tạo thành mặt tiền "cửa gấp", tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Phòng bếp kết nối trực tiếp với phòng khách tạo độ mở cho không gian sinh hoạt chung. Chủ nhà có thể vừa nấu ăn vừa trò chuyện với khách.
Không gian lấy màu trắng làm chủ đạo kết hợp với nội thất gỗ nhằm tăng phản xạ ánh sáng, đem đến cảm giác rộng rãi cho ngôi nhà.
Sự kết hợp giữa gỗ và kính ở cầu thang làm cho không gian trở nên tự nhiên và gần gũi hơn. Trong đó kính có vai trò tăng phản xạ ánh sáng, gỗ là vật liệu thân thuộc, giàu cảm xúc, đem đến sự ấm cúng cho không gian sống.
Giếng trời được bố trí giữa ngôi nhà giúp lấy gió và đón sáng cho hành lang và cầu thang đồng thời tăng khả năng đối lưu không khí.
Phòng ngủ chính và nhà tắm được ngăn cách với không gian bên ngoài bằng kính và hệ lam thép. Chủ nhà có thể ngắm nhìn cảnh quan xanh phía trước nhà khi mở cửa sổ.
Thiết kế thông tầng qua một giếng trời trong phòng ngủ thứ hai đem lại nhiều ánh sáng và không khí cho không gian.
Toàn bộ phần mái được tận dụng để trồng rau và cây ăn trái nhỏ. Khu vực này có tác dụng chống nóng cho các tầng dưới và chống đứt gãy bê tông do thay đổi nhiệt độ ngày đêm hoặc thời tiết.
Vườn rau được tưới hai lần một ngày thông qua hệ thống tự động. Chủ nhà có thể cài đặt thay đổi số lần tưới và giờ tưới. Nước mưa và nước tưới cây hàng ngày được thu gom vào bể chứa dưới mặt đất nhằm tái sử dụng.
Kiến trúc sư sử dụng hệ mái kính đóng mở tự động dựa trên cảm biến mưa. Phần mái này luôn mở để thông gió và đón nắng, trong trường hợp trời mưa sẽ tự động đóng lại trong vài giây.
Bản vẽ công trình.
Ngôi nhà hoàn thành trong 3,5 tháng, chi phí không được tiết lộ.
Đính kèm
-
2.3 MB Xem: 61