linh_449
Linh Linhh
NGÔI NHÀ CỦA NGƯỜI CÁ SAY NGỦ - Liệu tình yêu lớn lao của người mẹ có thể chiến thắng được Thần Chết?
Tác giả: Higashino Keigo
Thể loại: Tâm lý xã hội (Văn học Nhật Bản)
---------
Biết đến tác giả Higashino Keigo qua nhiều tác phẩm nổi tiếng như Bạch dạ hành, Phía sau nghi can X hay Trứng chim cúc cu này thuộc về ai?, nhưng đến khi có thông tin tái bản “Ngôi nhà của người cá say ngủ” vào tháng 10 năm 2020 mình mới tìm đến và đọc.
Xét về đánh giá cá nhân, mình nhận thấy rằng nhà văn Keigo đã rất khéo léo lồng ghép trong tác phẩm một vấn đề khá nhức nhối không chỉ tồn tại trong xã hội Nhật Bản mà còn ở nhiều nơi trên thế giới về vấn đề hiến tạng hay “chết não ở tuổi vị thành niên”, do đó, những chương đầu bạn đọc sẽ cảm giác hơi khô khan một chút, song đến các chương tiếp theo, hiểu rõ những học thuật về ngành y và pháp luật, tác giả sẽ đưa độc giả trở lại với câu chuyện kì bí về gia đình của cô bé Mizuho.
- Điểm mình thích đầu tiên của sách là phần thiết kế bìa: Bìa sách lúc nào cũng được Mintbooks đầu tư, trau chuốt, nhận sách về trên tay cứ ngỡ đây là một câu chuyện cổ tích nào đó. Cuốn này là phiên bản mới, tái bản phiên bản năm 2017, sau hơn 3 năm phát hành trên thị trường.
- Thứ hai, mặc dù sách thuộc thể loại trinh thám nhưng mình vẫn tìm thấy xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm một thứ tình cảm vĩ đại: Tình cảm gia đình, về tấm lòng của những người làm cha làm mẹ dành cho con cái. Câu trích ở ngay phần bìa cũng rất đáng suy ngẫm: “Gia đình là không ngừng yêu thương và không bao giờ nói bỏ cuộc”.
- Thứ ba, qua tác phẩm “Ngôi nhà của người cá say ngủ”, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về chế độ và quy định của ngành y tế tại Nhật Bản về vấn đề “chết não ở tuổi vị thành niên”. Higashino Keigo đã đặt ra một câu hỏi khiến bất cứ ai theo dõi câu chuyện này đều cảm thấy hoang mang: Trường hợp trẻ em bị chết não (kiểu trạng thái người thực vật) thì luật pháp yêu cầu bố mẹ đưa ra quyết định có chấp nhận báo tử và có hiến xác hay không? Nếu bố mẹ chấp nhận thì bệnh viện sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng não – cách duy nhất có thể biết được não của bệnh nhân có thực sự chết hẳn hay chưa, nếu không đồng ý thì bệnh nhân sẽ vẫn cứ nằm trong tình trạng người thực vật như thế cho tới khi tỉnh lại. Tuy nhiên, trong khi đó, ở các bệnh viện khác còn rất nhiều bệnh nhi mắc các chứng bệnh nan y đang mòn mỏi từng ngày chờ người hiến tạng thích hợp. Nếu đặt mình vào vị trí người làm cha làm mẹ ấy, liệu bạn có dám dứt khoát đưa ra quyết định không?
------------
Về nội dung, mình xin phép spoil một chút đoạn mở đầu: Cô bé Mizuho - một cô bé mười tuổi đáng yêu, hoạt bát gặp phải tai nạn đuối nước và dẫn đến chết não nhưng điều kỳ lạ là, tim cô bé vẫn còn đập, song bác sĩ lại nói:“Đó chưa chắc là dấu hiệu của sự sống!”.
Trong câu chuyện này, tác giả Higashino Keigo đã nói lên tình yêu thương bao la của người làm mẹ. Độc giả đôi lúc sẽ cảm thấy người mẹ này vừa đáng thương vừa đáng giận. Mặc cho người thân xung quanh cảm thấy như thế nào, người mẹ vẫn một mực kiên quyết nhờ đến kỹ thuật khoa học tiên tiến nhất để cô bé tự thở mà không cần máy hô hấp: “Tôi chỉ muốn con gái của mình được thở thôi!” - Một câu nói nghe đau đến nhói lòng, bà không cần ước mơ cao sang gì khác, ước mơ ấy đơn giản chỉ là muốn con gái được thở, để tin rằng cô bé vẫn còn tồn tại trên thế giới này.
Nhưng, liệu cố gắng níu giữ “sự tồn tại” của một người đã chết có ý nghĩa gì? Hay đây chỉ là sự ích kỷ của bản thân họ khi từ chối hiến tạng con gái mình?
*********
Cuối cùng, “Ngôi nhà của người cá say ngủ” có một kết thúc mở, theo mình là khá trọn vẹn. Mình là người ít thích kết truyện HE nên những cuốn có kết mở thật sự rất ấn tượng. Những cảm xúc của câu chuyện sau khi khép trang sách cuối lại vẫn ở đó, lắng đọng thật sâu trong tâm trí của người đọc, khó phai mờ, để người đọc phải trăn trở, day dứt về nỗi niềm nào đó, hoặc cảm giác được một phần mình cũng từng trải qua như các nhân vật trong câu chuyện.
——
Thank you for reading!
Review & Photo by Thu Hồng Hoàng.
Tác giả: Higashino Keigo
Thể loại: Tâm lý xã hội (Văn học Nhật Bản)
---------
Biết đến tác giả Higashino Keigo qua nhiều tác phẩm nổi tiếng như Bạch dạ hành, Phía sau nghi can X hay Trứng chim cúc cu này thuộc về ai?, nhưng đến khi có thông tin tái bản “Ngôi nhà của người cá say ngủ” vào tháng 10 năm 2020 mình mới tìm đến và đọc.
Xét về đánh giá cá nhân, mình nhận thấy rằng nhà văn Keigo đã rất khéo léo lồng ghép trong tác phẩm một vấn đề khá nhức nhối không chỉ tồn tại trong xã hội Nhật Bản mà còn ở nhiều nơi trên thế giới về vấn đề hiến tạng hay “chết não ở tuổi vị thành niên”, do đó, những chương đầu bạn đọc sẽ cảm giác hơi khô khan một chút, song đến các chương tiếp theo, hiểu rõ những học thuật về ngành y và pháp luật, tác giả sẽ đưa độc giả trở lại với câu chuyện kì bí về gia đình của cô bé Mizuho.
- Điểm mình thích đầu tiên của sách là phần thiết kế bìa: Bìa sách lúc nào cũng được Mintbooks đầu tư, trau chuốt, nhận sách về trên tay cứ ngỡ đây là một câu chuyện cổ tích nào đó. Cuốn này là phiên bản mới, tái bản phiên bản năm 2017, sau hơn 3 năm phát hành trên thị trường.
- Thứ hai, mặc dù sách thuộc thể loại trinh thám nhưng mình vẫn tìm thấy xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm một thứ tình cảm vĩ đại: Tình cảm gia đình, về tấm lòng của những người làm cha làm mẹ dành cho con cái. Câu trích ở ngay phần bìa cũng rất đáng suy ngẫm: “Gia đình là không ngừng yêu thương và không bao giờ nói bỏ cuộc”.
- Thứ ba, qua tác phẩm “Ngôi nhà của người cá say ngủ”, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về chế độ và quy định của ngành y tế tại Nhật Bản về vấn đề “chết não ở tuổi vị thành niên”. Higashino Keigo đã đặt ra một câu hỏi khiến bất cứ ai theo dõi câu chuyện này đều cảm thấy hoang mang: Trường hợp trẻ em bị chết não (kiểu trạng thái người thực vật) thì luật pháp yêu cầu bố mẹ đưa ra quyết định có chấp nhận báo tử và có hiến xác hay không? Nếu bố mẹ chấp nhận thì bệnh viện sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng não – cách duy nhất có thể biết được não của bệnh nhân có thực sự chết hẳn hay chưa, nếu không đồng ý thì bệnh nhân sẽ vẫn cứ nằm trong tình trạng người thực vật như thế cho tới khi tỉnh lại. Tuy nhiên, trong khi đó, ở các bệnh viện khác còn rất nhiều bệnh nhi mắc các chứng bệnh nan y đang mòn mỏi từng ngày chờ người hiến tạng thích hợp. Nếu đặt mình vào vị trí người làm cha làm mẹ ấy, liệu bạn có dám dứt khoát đưa ra quyết định không?
------------
Về nội dung, mình xin phép spoil một chút đoạn mở đầu: Cô bé Mizuho - một cô bé mười tuổi đáng yêu, hoạt bát gặp phải tai nạn đuối nước và dẫn đến chết não nhưng điều kỳ lạ là, tim cô bé vẫn còn đập, song bác sĩ lại nói:“Đó chưa chắc là dấu hiệu của sự sống!”.
Trong câu chuyện này, tác giả Higashino Keigo đã nói lên tình yêu thương bao la của người làm mẹ. Độc giả đôi lúc sẽ cảm thấy người mẹ này vừa đáng thương vừa đáng giận. Mặc cho người thân xung quanh cảm thấy như thế nào, người mẹ vẫn một mực kiên quyết nhờ đến kỹ thuật khoa học tiên tiến nhất để cô bé tự thở mà không cần máy hô hấp: “Tôi chỉ muốn con gái của mình được thở thôi!” - Một câu nói nghe đau đến nhói lòng, bà không cần ước mơ cao sang gì khác, ước mơ ấy đơn giản chỉ là muốn con gái được thở, để tin rằng cô bé vẫn còn tồn tại trên thế giới này.
Nhưng, liệu cố gắng níu giữ “sự tồn tại” của một người đã chết có ý nghĩa gì? Hay đây chỉ là sự ích kỷ của bản thân họ khi từ chối hiến tạng con gái mình?
*********
Cuối cùng, “Ngôi nhà của người cá say ngủ” có một kết thúc mở, theo mình là khá trọn vẹn. Mình là người ít thích kết truyện HE nên những cuốn có kết mở thật sự rất ấn tượng. Những cảm xúc của câu chuyện sau khi khép trang sách cuối lại vẫn ở đó, lắng đọng thật sâu trong tâm trí của người đọc, khó phai mờ, để người đọc phải trăn trở, day dứt về nỗi niềm nào đó, hoặc cảm giác được một phần mình cũng từng trải qua như các nhân vật trong câu chuyện.
——
Thank you for reading!
Review & Photo by Thu Hồng Hoàng.