Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Mặc dù ngọn núi này đón hàng nghìn du khách tới mỗi năm nhưng hiếm có ai dám leo lên đỉnh của nó.
Núi Kailash là một trong những ngọn núi linh thiêng nhất thế giới, được hơn 1 tỷ tín đồ Phật giáo, Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo tôn kính. Vì ngọn núi quá linh thiêng nên không ai dám leo lên đỉnh.
Ngọn núi này còn được gọi là đỉnh Kangringboqe, cao 6.714m, nằm ở một góc phía tây nam của Tây Tạng. Người theo đạo Hindu và đạo Phật tin rằng, đây là quê hương của Thần Shiva và gọi nó là núi Meru huyền thoại – trung tâm của vũ trụ.
Theo tờ Times of India, người ta không dám leo lên đỉnh núi Kailash vì sợ rằng điều đó sẽ ảnh hưởng tới sự tôn nghiêm của ngọn núi.
Tương truyền có một nhà sư tên Milarepa đã chinh phục đỉnh núi và quay trở lại để “cảnh báo mọi người tránh làm phiền đến thần thánh đang an nghỉ trên cao”.
Ngoài tôn giáo, thần thoại và điều kiện thời tiết, núi Kailash được cho là không thể leo lên được do những thách thức về thể chất với người leo núi.
Trên trang web của một công ty du lịch Tây Tạng viết rằng: “Hình dạng núi Kailash giống như kim tự tháp, sườn dốc, tuyết phủ liên tục khiến việc leo lên vô cùng khó khăn. Những vách đá đối xứng nhau cao vút, sườn dốc gần như thẳng đứng, rất khó để leo lên”.
Mặc dù đỉnh núi Kailash chưa từng có ai chinh phục được ghi nhận nhưng nó vẫn chào đón hàng nghìn người tới hành hương hằng năm.
Muốn tới nơi này, bạn cần phải có sự kiên trì mạnh mẽ, không có chuyến bay, xe lửa hay xe buýt nào hoạt động tại nơi đây. Việc di chuyển khó khăn và nguy hiểm.
Cuộc hành hương kéo dài 3 ngày được là “The Kora”, mọi người sẽ đi bộ quanh chân núi 3 lần theo chiều kim đồng hồ. Trong khi đó, tín ngưỡng Jain và Bon lặp lại điều này theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Ước tính, những người tham gia đi bộ từ 15 – 22km mỗi ngày.
Cuộc hành trình bắt đầu tại thị trấn nhỏ Darchen, ở độ cao khoảng 4.600m. Trong khi điểm cao nhất - Drolma La-Pass, cao 5.650m so với mực nước biển.
Vào ngày đầu tiên, những người hành hương sẽ đi theo tuyến đường ở phía nam và phía tây của ngọn núi, nơi khá bằng phẳng và dễ đi bộ. Vào ngày thứ hai, điều kiện trở nên khó khăn hơn đối với những người đi bộ theo hướng phía bắc và phía đông của ngọn núi, bao gồm cả dọc theo đèo Drolma La cao 5.650m.
Cuộc hành hương trở nên dễ dàng hơn vào ngày cuối cùng, đây cũng là chuyến đi ngắn nhất. Du khách sẽ đi về phía nam và hoàn thành hành trình của mình vào đầu giờ chiều.
Những người muốn tham gia cuộc hành hương này nên trong độ tuổi 18 – 70, cần tập luyện tối đa 3 tháng trước khi xuất phát.
Núi Kailash là một trong những ngọn núi linh thiêng nhất thế giới, được hơn 1 tỷ tín đồ Phật giáo, Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo tôn kính. Vì ngọn núi quá linh thiêng nên không ai dám leo lên đỉnh.
Ngọn núi này còn được gọi là đỉnh Kangringboqe, cao 6.714m, nằm ở một góc phía tây nam của Tây Tạng. Người theo đạo Hindu và đạo Phật tin rằng, đây là quê hương của Thần Shiva và gọi nó là núi Meru huyền thoại – trung tâm của vũ trụ.
Theo tờ Times of India, người ta không dám leo lên đỉnh núi Kailash vì sợ rằng điều đó sẽ ảnh hưởng tới sự tôn nghiêm của ngọn núi.
Tương truyền có một nhà sư tên Milarepa đã chinh phục đỉnh núi và quay trở lại để “cảnh báo mọi người tránh làm phiền đến thần thánh đang an nghỉ trên cao”.
Ngoài tôn giáo, thần thoại và điều kiện thời tiết, núi Kailash được cho là không thể leo lên được do những thách thức về thể chất với người leo núi.
Trên trang web của một công ty du lịch Tây Tạng viết rằng: “Hình dạng núi Kailash giống như kim tự tháp, sườn dốc, tuyết phủ liên tục khiến việc leo lên vô cùng khó khăn. Những vách đá đối xứng nhau cao vút, sườn dốc gần như thẳng đứng, rất khó để leo lên”.
Mặc dù đỉnh núi Kailash chưa từng có ai chinh phục được ghi nhận nhưng nó vẫn chào đón hàng nghìn người tới hành hương hằng năm.
Muốn tới nơi này, bạn cần phải có sự kiên trì mạnh mẽ, không có chuyến bay, xe lửa hay xe buýt nào hoạt động tại nơi đây. Việc di chuyển khó khăn và nguy hiểm.
Cuộc hành hương kéo dài 3 ngày được là “The Kora”, mọi người sẽ đi bộ quanh chân núi 3 lần theo chiều kim đồng hồ. Trong khi đó, tín ngưỡng Jain và Bon lặp lại điều này theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Ước tính, những người tham gia đi bộ từ 15 – 22km mỗi ngày.
Cuộc hành trình bắt đầu tại thị trấn nhỏ Darchen, ở độ cao khoảng 4.600m. Trong khi điểm cao nhất - Drolma La-Pass, cao 5.650m so với mực nước biển.
Vào ngày đầu tiên, những người hành hương sẽ đi theo tuyến đường ở phía nam và phía tây của ngọn núi, nơi khá bằng phẳng và dễ đi bộ. Vào ngày thứ hai, điều kiện trở nên khó khăn hơn đối với những người đi bộ theo hướng phía bắc và phía đông của ngọn núi, bao gồm cả dọc theo đèo Drolma La cao 5.650m.
Cuộc hành hương trở nên dễ dàng hơn vào ngày cuối cùng, đây cũng là chuyến đi ngắn nhất. Du khách sẽ đi về phía nam và hoàn thành hành trình của mình vào đầu giờ chiều.
Những người muốn tham gia cuộc hành hương này nên trong độ tuổi 18 – 70, cần tập luyện tối đa 3 tháng trước khi xuất phát.