Muốn khỏe mạnh, những người bị loãng xương cần duy trì tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, vì xương yếu và có nguy cơ gãy cao nên không phải loại bài tập nào họ cũng có thể tập. Việc chọn đúng loại bài tập và duy trì thường xuyên không chỉ giúp cải thiện độ chắc khỏe của xương mà còn cả sức khỏe tổng thể.
Loãng xương xảy ra khi mật độ xương giảm nhiều đến mức khiến xương trở nên yếu và dễ gãy. Tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở người lớn tuổi và phụ nữ, đặc biệt là khi nồng độ hoóc môn estrogen giảm xuống do mãn kinh, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Đi bộ giúp tác động vừa phải lên xương, nhờ đó kích thích và giúp tăng mật độ xương
Trong nhiều trường hợp, loãng xương không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bị gãy xương. Do đó, những người có nguy cơ cao cần kiểm tra mật độ xương và có biện pháp cần thiết khi phát hiện dấu hiệu loãng xương.
Để duy trì sức khỏe xương, người bị loãng xương hãy tập các bài tập sau:
Aerobic
Các bài tập aerobic tác động đến nửa dưới cơ thể như đi bộ, đạp xe mang lại rất nhiều lợi ích cho xương, đặc biệt là chân và hông. Vì khi tập, trọng lượng cơ thể và cường vận động sẽ tác động vừa phải lên xương, nhờ đó kích thích và giúp tăng mật độ xương. Qua thời gian, tình trạng xương yếu do loãng xương sẽ được cải thiện.
Rèn luyện sức mạnh
Các bài tập tăng cường sức mạnh rất quan trọng khi muốn tăng cường mật độ xương. Những người khỏe mạnh có thể nâng tạ với khối lượng nặng. Tuy nhiên, các bài tập như vậy sẽ không phù hợp, thậm chí mang rủi ro cao với người loãng xương.
Thay vì vậy, họ nên tập với tạ đơn, dây kháng lực hay tập trên máy. Trọng lượng tập nên bắt đầu ở mức nhẹ, sau đó tăng dần lên. Một điều cần lưu ý là tránh tăng khối lượng tạ lên cao đột ngột vì sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương. Cách tập này phù hợp với mọi nhóm cơ và xương trên cơ thể, từ chân, tay, vai đến cột sống.
Thái cực quyền
Thái cực quyền là loại võ thuật nhẹ nhàng với các động tác chậm rãi, có kiểm soát và giúp điều chỉnh khả năng giữ thăng bằng. Những người bị loãng xương và cao tuổi rất phù hợp với loại bài tập này. Thái cực quyền không chỉ giúp cải thiện thăng bằng, giảm nguy cơ té ngã mà còn làm cơ bắp chắc khỏe hơn.
Yoga
Nhiều tư thế trong yoga đã được thay đổi để phù hợp với người bị loãng xương. Các bài tập yoga giúp cải thiện khả năng vận động, giữ thăng bằng và sức mạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là người tập cần tránh những tư thế yêu cầu uốn vặn cột sống hay gây áp lực lớn lên xương, theo Healthline.
Loãng xương xảy ra khi mật độ xương giảm nhiều đến mức khiến xương trở nên yếu và dễ gãy. Tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở người lớn tuổi và phụ nữ, đặc biệt là khi nồng độ hoóc môn estrogen giảm xuống do mãn kinh, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Đi bộ giúp tác động vừa phải lên xương, nhờ đó kích thích và giúp tăng mật độ xương
Trong nhiều trường hợp, loãng xương không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bị gãy xương. Do đó, những người có nguy cơ cao cần kiểm tra mật độ xương và có biện pháp cần thiết khi phát hiện dấu hiệu loãng xương.
Để duy trì sức khỏe xương, người bị loãng xương hãy tập các bài tập sau:
Aerobic
Các bài tập aerobic tác động đến nửa dưới cơ thể như đi bộ, đạp xe mang lại rất nhiều lợi ích cho xương, đặc biệt là chân và hông. Vì khi tập, trọng lượng cơ thể và cường vận động sẽ tác động vừa phải lên xương, nhờ đó kích thích và giúp tăng mật độ xương. Qua thời gian, tình trạng xương yếu do loãng xương sẽ được cải thiện.
Rèn luyện sức mạnh
Các bài tập tăng cường sức mạnh rất quan trọng khi muốn tăng cường mật độ xương. Những người khỏe mạnh có thể nâng tạ với khối lượng nặng. Tuy nhiên, các bài tập như vậy sẽ không phù hợp, thậm chí mang rủi ro cao với người loãng xương.
Thay vì vậy, họ nên tập với tạ đơn, dây kháng lực hay tập trên máy. Trọng lượng tập nên bắt đầu ở mức nhẹ, sau đó tăng dần lên. Một điều cần lưu ý là tránh tăng khối lượng tạ lên cao đột ngột vì sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương. Cách tập này phù hợp với mọi nhóm cơ và xương trên cơ thể, từ chân, tay, vai đến cột sống.
Thái cực quyền
Thái cực quyền là loại võ thuật nhẹ nhàng với các động tác chậm rãi, có kiểm soát và giúp điều chỉnh khả năng giữ thăng bằng. Những người bị loãng xương và cao tuổi rất phù hợp với loại bài tập này. Thái cực quyền không chỉ giúp cải thiện thăng bằng, giảm nguy cơ té ngã mà còn làm cơ bắp chắc khỏe hơn.
Yoga
Nhiều tư thế trong yoga đã được thay đổi để phù hợp với người bị loãng xương. Các bài tập yoga giúp cải thiện khả năng vận động, giữ thăng bằng và sức mạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là người tập cần tránh những tư thế yêu cầu uốn vặn cột sống hay gây áp lực lớn lên xương, theo Healthline.