Nguyễn Tấn Sang
Bán xe 🚗
Người chơi tiền ảo Pi thêm một năm chờ đợi
Được kỳ vọng "lên sàn" vào ngày cuối năm 2024, nhưng hiện đội ngũ Pi Network vẫn chưa có động thái mới khiến người chơi thất vọng.
"Từ giữa 2024, có thông tin Pi Core Team - đội ngũ phát triển Pi Network - đang làm mọi thứ để cuối năm 'mainnet mở'. Dù đã ngừng kích tia sét, tôi vẫn mong mở mạng để có thể giao dịch ra bên ngoài", Hoài Thư, người chơi tiền ảo Pi Network ở Bình Dương, cho biết. "Một chiếc đồng hồ đếm ngược xuất hiện trên giao diện app làm tôi càng hy vọng".
Giao diện ứng dụng Pi Network trên một mẫu smartphone Android. Ảnh: Bảo Lâm
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Giao diện ứng dụng Pi Network trên một mẫu smartphone Android. Ảnh: Bảo Lâm
Ra mắt từ 2019, dự án Pi Network hiện vẫn ở giai đoạn "mainnet kín", tức chỉ cho người chơi trao đổi với nhau, chưa thể chuyển lên mua bán trên các sàn tiền số mà cộng đồng gọi là "mainnet mở". Thư cho biết mình và nhóm bạn hiện không còn vào ứng dụng trên smartphone để điểm danh. Tuy nhiên, do đang có hơn 1.000 "Pi tím", tức có thể trao đổi giữa các ví nội bộ, chị vẫn mong chờ tiền ảo này được đưa lên các sàn. "Chỉ như vậy, Pi mới thực sự có giá trị", cô nói.
Hoàng Thanh, người chơi Pi Network khác ở Quảng Ngãi, cũng đang chờ đợi khi cuối năm ngoái, anh đầu tư hơn 500 triệu đồng để xây cụm máy tính chạy Pi Node. "Tôi tốn cả trăm triệu đồng cho chi phí vận hành, nhưng mọi thứ không chắc chắn. Hệ thống trả thưởng lúc có lúc không, lúc lại bị lỗi", anh nói. "Tháng 12/2024, tôi quyết định rút phích cắm máy tính và bắt đầu thanh lý các PC chạy Pi Node. Với số Pi đã khai thác được, tôi mong 'mainnet mở' để bán ra đủ bù lại số tiền đã trót đầu tư".
Sau năm 2023 với cảm xúc trái ngược, người chơi Pi Network hiện hoạt động trầm lắng, ít tích cực hơn. Chỉ có một số hoạt động trao đổi âm thầm bằng hình thức "đồng thuận", nhưng đa số thừa nhận bị lừa khi làm theo cách của kẻ lừa đảo.
Sự chậm trễ của đội ngũ Pi Core Team, trong khi Nicolas Kokkalis - người được cho là đứng sau dự án Pi Network - không xuất hiện trên bất cứ phương tiện truyền thông nào hơn ba năm, đang khiến người chơi hoài nghi về dự án. Đến tháng 7/2024, Kokkalis mới đăng video trấn an, đồng thời bổ sung công việc "làm việc tại Pi Network" trên hồ sơ LinkedIn.
Không chỉ Kokkalis, người đồng sáng lập Chengdiao Fan cũng không có nhiều hoạt động. Tài khoản X của bà được cung cấp trên website Pi Network không có hoạt động nào khi truy cập. Riêng tài khoản X của dự án vẫn đăng 2-3 bài viết mỗi tuần. Một đồng sáng lập khác là Vincent McPhillip đã rời đi vào tháng 2/2021.
Cuối tháng 6/2024, Pi Core Team thông báo dự án tiền ảo này đã có 60 triệu người tham gia mạng lưới, tăng gần 10 triệu so với trước đó ba tháng và chuyển khoảng 10 triệu người sang hệ thống "mainnet kín".
Đội ngũ cũng lần đầu đề cập "mainnet mở", khi đưa ra hàng loạt điều kiện gồm: hoàn thành mạng mở về công nghệ, sản phẩm, kinh doanh và pháp lý cho Pi; đạt mục tiêu KYC (xác thực danh tính); cần "môi trường thuận lợi, không cản trở sự thành công của mainnet mở". Khi đó, một số chuyên gia tiền số đánh giá những điều kiện này "rất lâu mới thực hiện được".
Nhóm cho biết ngày Pi2Day (28/6) của năm 2024 "có thể là Pi2Day cuối cùng trước khi mainnet mở". Dù vậy, Hoka News khi đó nhận định đây có thể là chiêu trò "câu giờ" của dự án. Thông báo này sau đó đã khiến người chơi càng thêm nản lòng, một số thậm chí kêu gọi xóa app.
Thời gian sau đó, đội ngũ Pi Network không còn đưa ra thông báo nào cho thấy "mainnet mở" sẽ sớm được thực hiện. Thay đổi lớn nhất là bổ sung Fireside, một mạng xã hội Web3 cho cộng đồng người chơi vào tháng 6, nhưng cũng không gây được chú ý.
Ngoài ra, giao diện ứng dụng di động xuất hiện đồng hồ đếm ngược với thời gian kết thúc 31/12/2024, khiến một số người dự đoán đây là thời điểm "mainnet mở". Sau khi mốc thời gian này trôi qua, mọi thứ vẫn không có gì thay đổi.
Trong thông báo ngày 23/12/2024, Pi Core Team tiếp tục hứa hẹn. "Để giúp chuẩn bị mạng lưới và đẩy nhanh tiến độ đưa Pi vào mạng mở, chúng tôi tăng thời gian gia hạn hoàn tất KYC và di chuyển lên mainnet trước ngày 31/1/2025", thông báo có đoạn. Đồng thời, nội dung cũng cho thấy Pi Network "sẽ ra mắt mạng mở vào quý I/2025".
Pi Network là dự án được quảng cáo giúp người dùng sở hữu tiền ảo Pi miễn phí, bằng cách vào ứng dụng trên điện thoại điểm danh mỗi ngày. Tuy nhiên, dự án gây tranh cãi khi 6 năm trôi qua vẫn chưa cho phép người dùng giao dịch trên các sàn tiền số.
Cuối tháng 6/2023, Bộ Công an cho biết đã phối hợp với công an địa phương để điều tra hoạt động liên quan đến tiền ảo Pi. Theo đại diện Bộ, các hoạt động liên quan đến Pi tại Việt Nam có những dấu hiệu của việc lôi kéo, tiền người trước trả cho người sau trong mô hình kinh doanh dạng nhị phân, đa cấp, do đó người dân cần thận trọng trước hành vi lôi kéo tham gia mô hình tiền ảo có lợi nhuận cao bất thường.
Được kỳ vọng "lên sàn" vào ngày cuối năm 2024, nhưng hiện đội ngũ Pi Network vẫn chưa có động thái mới khiến người chơi thất vọng.
"Từ giữa 2024, có thông tin Pi Core Team - đội ngũ phát triển Pi Network - đang làm mọi thứ để cuối năm 'mainnet mở'. Dù đã ngừng kích tia sét, tôi vẫn mong mở mạng để có thể giao dịch ra bên ngoài", Hoài Thư, người chơi tiền ảo Pi Network ở Bình Dương, cho biết. "Một chiếc đồng hồ đếm ngược xuất hiện trên giao diện app làm tôi càng hy vọng".
Giao diện ứng dụng Pi Network trên một mẫu smartphone Android. Ảnh: Bảo Lâm
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Giao diện ứng dụng Pi Network trên một mẫu smartphone Android. Ảnh: Bảo Lâm
Ra mắt từ 2019, dự án Pi Network hiện vẫn ở giai đoạn "mainnet kín", tức chỉ cho người chơi trao đổi với nhau, chưa thể chuyển lên mua bán trên các sàn tiền số mà cộng đồng gọi là "mainnet mở". Thư cho biết mình và nhóm bạn hiện không còn vào ứng dụng trên smartphone để điểm danh. Tuy nhiên, do đang có hơn 1.000 "Pi tím", tức có thể trao đổi giữa các ví nội bộ, chị vẫn mong chờ tiền ảo này được đưa lên các sàn. "Chỉ như vậy, Pi mới thực sự có giá trị", cô nói.
Hoàng Thanh, người chơi Pi Network khác ở Quảng Ngãi, cũng đang chờ đợi khi cuối năm ngoái, anh đầu tư hơn 500 triệu đồng để xây cụm máy tính chạy Pi Node. "Tôi tốn cả trăm triệu đồng cho chi phí vận hành, nhưng mọi thứ không chắc chắn. Hệ thống trả thưởng lúc có lúc không, lúc lại bị lỗi", anh nói. "Tháng 12/2024, tôi quyết định rút phích cắm máy tính và bắt đầu thanh lý các PC chạy Pi Node. Với số Pi đã khai thác được, tôi mong 'mainnet mở' để bán ra đủ bù lại số tiền đã trót đầu tư".
Sau năm 2023 với cảm xúc trái ngược, người chơi Pi Network hiện hoạt động trầm lắng, ít tích cực hơn. Chỉ có một số hoạt động trao đổi âm thầm bằng hình thức "đồng thuận", nhưng đa số thừa nhận bị lừa khi làm theo cách của kẻ lừa đảo.
Sự chậm trễ của đội ngũ Pi Core Team, trong khi Nicolas Kokkalis - người được cho là đứng sau dự án Pi Network - không xuất hiện trên bất cứ phương tiện truyền thông nào hơn ba năm, đang khiến người chơi hoài nghi về dự án. Đến tháng 7/2024, Kokkalis mới đăng video trấn an, đồng thời bổ sung công việc "làm việc tại Pi Network" trên hồ sơ LinkedIn.
Không chỉ Kokkalis, người đồng sáng lập Chengdiao Fan cũng không có nhiều hoạt động. Tài khoản X của bà được cung cấp trên website Pi Network không có hoạt động nào khi truy cập. Riêng tài khoản X của dự án vẫn đăng 2-3 bài viết mỗi tuần. Một đồng sáng lập khác là Vincent McPhillip đã rời đi vào tháng 2/2021.
Cuối tháng 6/2024, Pi Core Team thông báo dự án tiền ảo này đã có 60 triệu người tham gia mạng lưới, tăng gần 10 triệu so với trước đó ba tháng và chuyển khoảng 10 triệu người sang hệ thống "mainnet kín".
Đội ngũ cũng lần đầu đề cập "mainnet mở", khi đưa ra hàng loạt điều kiện gồm: hoàn thành mạng mở về công nghệ, sản phẩm, kinh doanh và pháp lý cho Pi; đạt mục tiêu KYC (xác thực danh tính); cần "môi trường thuận lợi, không cản trở sự thành công của mainnet mở". Khi đó, một số chuyên gia tiền số đánh giá những điều kiện này "rất lâu mới thực hiện được".
Nhóm cho biết ngày Pi2Day (28/6) của năm 2024 "có thể là Pi2Day cuối cùng trước khi mainnet mở". Dù vậy, Hoka News khi đó nhận định đây có thể là chiêu trò "câu giờ" của dự án. Thông báo này sau đó đã khiến người chơi càng thêm nản lòng, một số thậm chí kêu gọi xóa app.
Thời gian sau đó, đội ngũ Pi Network không còn đưa ra thông báo nào cho thấy "mainnet mở" sẽ sớm được thực hiện. Thay đổi lớn nhất là bổ sung Fireside, một mạng xã hội Web3 cho cộng đồng người chơi vào tháng 6, nhưng cũng không gây được chú ý.
Ngoài ra, giao diện ứng dụng di động xuất hiện đồng hồ đếm ngược với thời gian kết thúc 31/12/2024, khiến một số người dự đoán đây là thời điểm "mainnet mở". Sau khi mốc thời gian này trôi qua, mọi thứ vẫn không có gì thay đổi.
Trong thông báo ngày 23/12/2024, Pi Core Team tiếp tục hứa hẹn. "Để giúp chuẩn bị mạng lưới và đẩy nhanh tiến độ đưa Pi vào mạng mở, chúng tôi tăng thời gian gia hạn hoàn tất KYC và di chuyển lên mainnet trước ngày 31/1/2025", thông báo có đoạn. Đồng thời, nội dung cũng cho thấy Pi Network "sẽ ra mắt mạng mở vào quý I/2025".
Pi Network là dự án được quảng cáo giúp người dùng sở hữu tiền ảo Pi miễn phí, bằng cách vào ứng dụng trên điện thoại điểm danh mỗi ngày. Tuy nhiên, dự án gây tranh cãi khi 6 năm trôi qua vẫn chưa cho phép người dùng giao dịch trên các sàn tiền số.
Cuối tháng 6/2023, Bộ Công an cho biết đã phối hợp với công an địa phương để điều tra hoạt động liên quan đến tiền ảo Pi. Theo đại diện Bộ, các hoạt động liên quan đến Pi tại Việt Nam có những dấu hiệu của việc lôi kéo, tiền người trước trả cho người sau trong mô hình kinh doanh dạng nhị phân, đa cấp, do đó người dân cần thận trọng trước hành vi lôi kéo tham gia mô hình tiền ảo có lợi nhuận cao bất thường.