TRUONGTRINH
Well-known member
Khi Rick Tsai đảm nhận vị trí CEO MediaTek bốn năm trước, giới chuyên gia và nhà đầu tư đều cho rằng ông đang nhận một "chén thuốc độc".
Năm 2017, MediaTek là nhà sản xuất chip di động lớn thứ hai sau Qualcomm. Tuy nhiên, hãng dường như mắc kẹt trong cuộc chiến khốc liệt về giá chip 4G trên smartphone. Lúc đó, biên độ lợi nhuận của công ty đạt mức thấp nhất lịch sử, đồng thời xuất hiện những khoản lỗ đầu tiên. Vấn đề càng trở nên tồi tệ khi rất ít nhà sản xuất smartphone muốn dùng chip của công ty Đài Loan.
Rick Tsai trong một sự kiện tại Đài Loan năm 2017. Ảnh: Cheng Ting-Fang
Lúc này, Rick Tsai (Tsai Ming-Kai) chấp nhận ngồi vào "ghế nóng" MediaTek. Trong cuộc họp báo đầu tiên dưới vai trò điều hành, ông đối mặt với một loạt câu hỏi hóc búa như "Có nên cắt giảm lực lượng lao động để đối phó với khó khăn không?", "Làm gì khi lợi nhuận ngày càng bị thu hẹp?".
Tsai từng là CEO của hãng sản xuất bán dẫn nổi tiếng TSMC. Ông được xem là người kế thừa tốt nhất cho vị trí điều hành mà nhà sáng lập MediaTek Morris Chang để lại.
Trước các câu hỏi về tương lai, ông thề sẽ giành lại thị phần của MediaTek mà không cắt giảm nhân viên. Khi đó, các chuyên gia trong ngành bán dẫn đánh giá đó là nhiệm vụ gần như bất khả thi. Nhờ kết hợp giữa tầm nhìn xa của Tssai và cả vận may, MediaTek đã phục hồi và được đền đáp.
Theo số liệu mới nhất của Counterpoint năm 2021, MediaTek thậm chí vượt qua Qualcomm để trở thành nhà sản xuất vi xử lý di động lớn nhất thế giới với hơn 40% thị phần. Công ty cũng đứng đầu các phân khúc chip lõi cho máy tính bảng Android, Chromebook và TV thông minh.
Đặt cược vào 5G
MediaTek đã vươn lên với chiến lược rõ ràng. "Ông Tsai liên tục nói với chúng tôi khi lần đầu gặp mặt là đừng ngại đặt cược lớn vào 5G và phải làm điều đó càng sớm càng tốt", Joe Chen, Chủ tịch MediaTek, nhớ lại. "Nhìn lại, tầm nhìn đó cực kỳ đúng đắn. Chúng tôi đã chi ít nhất 3,6 tỷ USD để tiến lên công nghệ 5G".
Theo báo cáo thường niên của MediaTek, ngân sách nghiên cứu và phát triển của công ty đã tăng từ khoảng 2 tỷ USD vào năm 2018 lên gần 3 tỷ USD năm 2020.
Một số nhân viên cấp cao của MediaTek nói với Nikkei, Tsai quyết tâm rũ bỏ hình ảnh một công ty chip "giá rẻ" để trở thành hãng bán dẫn toàn cầu và cuối cung là thâm nhập vào thị trường cao cấp, nơi Qualcomm thống trị từ lâu.
Năm ngoái, MediaTek thực hiện một bước đi quan trọng ở mảng chip di động cao cấp. Sau khi phát hành chip 5G cho điện thoại tầm trung từ 2019, hãng tiếp tục ra Dimensity 9000 5G cho smartphone cao cấp vào tháng 11/2021. Chip được TSMC sản xuất bằng công nghệ 4 nm tiên tiến nhất hiện nay và đầu tiên thế giới, hơn cả A15 Bionic trên iPhone 13 với tiến trình 5 nm.
CEO MediaTek Rick Tsai (trái) trong lễ ra mắt Dimensity 9000 5G cuối 2021. Ảnh: Cheng Ting-Fang
Theo Tsai, MediaTek cũng cam kết sử dụng công nghệ sản xuất chip trên tiến trình 3 nm của TSMC, dự kiến được áp dụng từ năm 2023.
"Trong lịch sử, MediaTek được coi là một lựa chọn giá rẻ và chip của họ được sử dụng cho điện thoại thông minh cấp thấp. Tuy nhiên, quan niệm này đã thay đổi trong 2-3 năm qua nhờ nỗ lực không ngừng để thâm nhập thị trường cao cấp", Kristine Lau, nhà phân tích tại Third Bridge, nói.
Các nhà đầu tư cũng hài lòng với cách tiếp cận của Tsai. Giá cổ phiếu MediaTek đã tăng hơn 460% trong bốn năm qua. Giá trị vốn hóa của công ty cũng đạt 64 tỷ USD, vượt hai nhà sản xuất chip lớn nhất châu Âu là Infineon và NXP cộng lại.
Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận của MediaTek cũng tăng từ 1% năm 2017 lên 22% vào quý III/2021. Hãng chưa công bố doanh thu năm 2021, nhưng dự kiến đạt 17 tỷ USD, cao hơn 50% so với 2020 và gấp đôi 2019.
"Trước đây, MediaTek có thể hài lòng với vị trí số hai trên thị trường, nhưng giờ họ biết mình cần đầu tư nhiều hơn vào công nghệ để vươn lên dẫn đầu", Mark Li, nhà phân tích bán dẫn kỳ cựu, nhận định. "Bước đi tập trung vào chip xử lý di động tích hợp 5G cũng hoàn toàn đúng đắn, khi mang về lợi nhuận cao hơn hẳn. Một chip 4G chỉ có giá 8-10 USD, nhưng chip 5G tới 30 USD".
Tsai đặt cược việc sản xuất chip vào công ty cũ TSMC. Trong khi đó, Qualcomm thường chia các đơn đặt hàng giữa TSMC và Samsung. "Liên minh chiến lược MediaTek và TSMC đã có tác dụng lớn. Việc đặt niềm tin lẫn nhau là lợi thế mạnh mẽ và đầy tính chủ động, đặc biệt là khi tình trạng thiếu chip toàn cầu xảy ra", ông Lau nhận định.
Bản thân Tsai cũng thừa nhận tầm quan trọng của liên minh. "Thật khó vận hành tốt nếu một nhà phát triển chip không chủ động hợp tác với một công ty sản xuất hàng đầu, nhất là trong giai đoạn hạn chế về nguồn cung", Tsai nói trong một cuộc họp báo cuối tháng 12/2021. "Sự chủ động kết hợp chiến lược và lộ trình rõ ràng cho phép chúng tôi tăng thị phần từ 20% lên 40%".
Khủng hoảng chip và căng thẳng địa chính trị Mỹ - Trung càng tạo cơ hội cho MediaTek tỏa sáng trên đấu trường toàn cầu. Họ là một trong số ít nhà sản xuất chip có thể cung cấp nhiều loại sản phẩm, từ các giải pháp chip di động, chipTV cho đến chip quản lý năng lượng.
Tầm quan trọng của MediaTek đối với chuỗi cung ứng toàn cầu càng được nhấn mạnh sau khi Mỹ áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại đối nhiều công ty Trung Quốc, đặc biệt là mảng bán dẫn như HiSilicon của Huawei. Trước 2019, HiSilicon vẫn kiểm soát tới 14% thị trường bộ xử lý di động toàn cầu.
Thách thức tương lai
Sau bốn năm trở lại từ bờ vực, MediaTek giờ phải đối mặt với thách thức tiếp theo trong bối cảnh thị trường smartphone bão hòa. Các chiến lược tiếp theo để duy trì và phát triển công ty có thể sẽ khiến CEO Tsai đau đầu.
Mối quan tâm được ông thường xuyên nêu ra là sự sụt giảm của sinh viên chuyên ngành STEM - các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - ở Đài Loan. Các số liệu cho thấy, sinh viên tốt nghiệp ngành này giảm từ 40% năm 2005 xuống còn khoảng 30% vào năm 2020.
Sau những năm tuyển dụng thận trọng, MediaTek bắt đầu đẩy mạnh thu hút nhân tài ở Đài Loan. Dù vậy, một giám đốc cấp cao tiết lộ Tsai đang phân vân giữa việc mở rộng quy mô tại đây hay toàn cầu để có chính sách tuyển dụng hợp lý.
MediaTek hiện có khoảng 17.000 nhân viên với 50 văn phòng toàn cầu, nhưng cơ sở R&D quan trọng nhất của công ty vẫn ở Đài Loan. "MediaTek đang mở rộng lực lượng lao động mạnh mẽ tại Đài Loan, nhưng điều đó đặt ra câu hỏi: Liệu chỉ dựa vào một khu vực duy nhất để tìm kiếm nhân tài sẽ bền vững hay không?", một chuyên gia nhận xét.
Tốc độ tăng trưởng của MediaTek cũng là điều được quan tâm. Tsai cam kết tốc độ tăng trưởng kép ít nhất 10% những năm tới. Giới phân tích đánh giá, công ty hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này, nhưng chỉ kéo dài vài năm nữa khi thị trường smartphone 5G vẫn phát triển. "Tốc độ tăng trưởng smartphone 5G có thể đạt đỉnh từ 2022 tới hết 2023", Gokul Hariharan, nhà phân tích về bán dẫn của JP Morgan, dự đoán.
Trong khi đó, Qualcomm cũng đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào chip liên quan đến smartphone, thay vào đó là các lĩnh vực bán dẫn cho ngành ôtô. "Khi Qualcomm tiến lên một cấp độ khác và đang đặt cược vào ôtô, MediaTek có thay đổi theo cách tương tự hoặc có chiến lược mới hay không sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công hoặc thất bại của công ty", chuyên gia của Counterpoint nhận xét.
Bảo Lâm (theo Nikkei Asia)
Năm 2017, MediaTek là nhà sản xuất chip di động lớn thứ hai sau Qualcomm. Tuy nhiên, hãng dường như mắc kẹt trong cuộc chiến khốc liệt về giá chip 4G trên smartphone. Lúc đó, biên độ lợi nhuận của công ty đạt mức thấp nhất lịch sử, đồng thời xuất hiện những khoản lỗ đầu tiên. Vấn đề càng trở nên tồi tệ khi rất ít nhà sản xuất smartphone muốn dùng chip của công ty Đài Loan.
Rick Tsai trong một sự kiện tại Đài Loan năm 2017. Ảnh: Cheng Ting-Fang
Lúc này, Rick Tsai (Tsai Ming-Kai) chấp nhận ngồi vào "ghế nóng" MediaTek. Trong cuộc họp báo đầu tiên dưới vai trò điều hành, ông đối mặt với một loạt câu hỏi hóc búa như "Có nên cắt giảm lực lượng lao động để đối phó với khó khăn không?", "Làm gì khi lợi nhuận ngày càng bị thu hẹp?".
Tsai từng là CEO của hãng sản xuất bán dẫn nổi tiếng TSMC. Ông được xem là người kế thừa tốt nhất cho vị trí điều hành mà nhà sáng lập MediaTek Morris Chang để lại.
Trước các câu hỏi về tương lai, ông thề sẽ giành lại thị phần của MediaTek mà không cắt giảm nhân viên. Khi đó, các chuyên gia trong ngành bán dẫn đánh giá đó là nhiệm vụ gần như bất khả thi. Nhờ kết hợp giữa tầm nhìn xa của Tssai và cả vận may, MediaTek đã phục hồi và được đền đáp.
Theo số liệu mới nhất của Counterpoint năm 2021, MediaTek thậm chí vượt qua Qualcomm để trở thành nhà sản xuất vi xử lý di động lớn nhất thế giới với hơn 40% thị phần. Công ty cũng đứng đầu các phân khúc chip lõi cho máy tính bảng Android, Chromebook và TV thông minh.
Đặt cược vào 5G
MediaTek đã vươn lên với chiến lược rõ ràng. "Ông Tsai liên tục nói với chúng tôi khi lần đầu gặp mặt là đừng ngại đặt cược lớn vào 5G và phải làm điều đó càng sớm càng tốt", Joe Chen, Chủ tịch MediaTek, nhớ lại. "Nhìn lại, tầm nhìn đó cực kỳ đúng đắn. Chúng tôi đã chi ít nhất 3,6 tỷ USD để tiến lên công nghệ 5G".
Theo báo cáo thường niên của MediaTek, ngân sách nghiên cứu và phát triển của công ty đã tăng từ khoảng 2 tỷ USD vào năm 2018 lên gần 3 tỷ USD năm 2020.
Một số nhân viên cấp cao của MediaTek nói với Nikkei, Tsai quyết tâm rũ bỏ hình ảnh một công ty chip "giá rẻ" để trở thành hãng bán dẫn toàn cầu và cuối cung là thâm nhập vào thị trường cao cấp, nơi Qualcomm thống trị từ lâu.
Năm ngoái, MediaTek thực hiện một bước đi quan trọng ở mảng chip di động cao cấp. Sau khi phát hành chip 5G cho điện thoại tầm trung từ 2019, hãng tiếp tục ra Dimensity 9000 5G cho smartphone cao cấp vào tháng 11/2021. Chip được TSMC sản xuất bằng công nghệ 4 nm tiên tiến nhất hiện nay và đầu tiên thế giới, hơn cả A15 Bionic trên iPhone 13 với tiến trình 5 nm.
CEO MediaTek Rick Tsai (trái) trong lễ ra mắt Dimensity 9000 5G cuối 2021. Ảnh: Cheng Ting-Fang
Theo Tsai, MediaTek cũng cam kết sử dụng công nghệ sản xuất chip trên tiến trình 3 nm của TSMC, dự kiến được áp dụng từ năm 2023.
"Trong lịch sử, MediaTek được coi là một lựa chọn giá rẻ và chip của họ được sử dụng cho điện thoại thông minh cấp thấp. Tuy nhiên, quan niệm này đã thay đổi trong 2-3 năm qua nhờ nỗ lực không ngừng để thâm nhập thị trường cao cấp", Kristine Lau, nhà phân tích tại Third Bridge, nói.
Các nhà đầu tư cũng hài lòng với cách tiếp cận của Tsai. Giá cổ phiếu MediaTek đã tăng hơn 460% trong bốn năm qua. Giá trị vốn hóa của công ty cũng đạt 64 tỷ USD, vượt hai nhà sản xuất chip lớn nhất châu Âu là Infineon và NXP cộng lại.
Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận của MediaTek cũng tăng từ 1% năm 2017 lên 22% vào quý III/2021. Hãng chưa công bố doanh thu năm 2021, nhưng dự kiến đạt 17 tỷ USD, cao hơn 50% so với 2020 và gấp đôi 2019.
"Trước đây, MediaTek có thể hài lòng với vị trí số hai trên thị trường, nhưng giờ họ biết mình cần đầu tư nhiều hơn vào công nghệ để vươn lên dẫn đầu", Mark Li, nhà phân tích bán dẫn kỳ cựu, nhận định. "Bước đi tập trung vào chip xử lý di động tích hợp 5G cũng hoàn toàn đúng đắn, khi mang về lợi nhuận cao hơn hẳn. Một chip 4G chỉ có giá 8-10 USD, nhưng chip 5G tới 30 USD".
Tsai đặt cược việc sản xuất chip vào công ty cũ TSMC. Trong khi đó, Qualcomm thường chia các đơn đặt hàng giữa TSMC và Samsung. "Liên minh chiến lược MediaTek và TSMC đã có tác dụng lớn. Việc đặt niềm tin lẫn nhau là lợi thế mạnh mẽ và đầy tính chủ động, đặc biệt là khi tình trạng thiếu chip toàn cầu xảy ra", ông Lau nhận định.
Bản thân Tsai cũng thừa nhận tầm quan trọng của liên minh. "Thật khó vận hành tốt nếu một nhà phát triển chip không chủ động hợp tác với một công ty sản xuất hàng đầu, nhất là trong giai đoạn hạn chế về nguồn cung", Tsai nói trong một cuộc họp báo cuối tháng 12/2021. "Sự chủ động kết hợp chiến lược và lộ trình rõ ràng cho phép chúng tôi tăng thị phần từ 20% lên 40%".
Khủng hoảng chip và căng thẳng địa chính trị Mỹ - Trung càng tạo cơ hội cho MediaTek tỏa sáng trên đấu trường toàn cầu. Họ là một trong số ít nhà sản xuất chip có thể cung cấp nhiều loại sản phẩm, từ các giải pháp chip di động, chipTV cho đến chip quản lý năng lượng.
Tầm quan trọng của MediaTek đối với chuỗi cung ứng toàn cầu càng được nhấn mạnh sau khi Mỹ áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại đối nhiều công ty Trung Quốc, đặc biệt là mảng bán dẫn như HiSilicon của Huawei. Trước 2019, HiSilicon vẫn kiểm soát tới 14% thị trường bộ xử lý di động toàn cầu.
Thách thức tương lai
Sau bốn năm trở lại từ bờ vực, MediaTek giờ phải đối mặt với thách thức tiếp theo trong bối cảnh thị trường smartphone bão hòa. Các chiến lược tiếp theo để duy trì và phát triển công ty có thể sẽ khiến CEO Tsai đau đầu.
Mối quan tâm được ông thường xuyên nêu ra là sự sụt giảm của sinh viên chuyên ngành STEM - các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - ở Đài Loan. Các số liệu cho thấy, sinh viên tốt nghiệp ngành này giảm từ 40% năm 2005 xuống còn khoảng 30% vào năm 2020.
Sau những năm tuyển dụng thận trọng, MediaTek bắt đầu đẩy mạnh thu hút nhân tài ở Đài Loan. Dù vậy, một giám đốc cấp cao tiết lộ Tsai đang phân vân giữa việc mở rộng quy mô tại đây hay toàn cầu để có chính sách tuyển dụng hợp lý.
MediaTek hiện có khoảng 17.000 nhân viên với 50 văn phòng toàn cầu, nhưng cơ sở R&D quan trọng nhất của công ty vẫn ở Đài Loan. "MediaTek đang mở rộng lực lượng lao động mạnh mẽ tại Đài Loan, nhưng điều đó đặt ra câu hỏi: Liệu chỉ dựa vào một khu vực duy nhất để tìm kiếm nhân tài sẽ bền vững hay không?", một chuyên gia nhận xét.
Tốc độ tăng trưởng của MediaTek cũng là điều được quan tâm. Tsai cam kết tốc độ tăng trưởng kép ít nhất 10% những năm tới. Giới phân tích đánh giá, công ty hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này, nhưng chỉ kéo dài vài năm nữa khi thị trường smartphone 5G vẫn phát triển. "Tốc độ tăng trưởng smartphone 5G có thể đạt đỉnh từ 2022 tới hết 2023", Gokul Hariharan, nhà phân tích về bán dẫn của JP Morgan, dự đoán.
Trong khi đó, Qualcomm cũng đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào chip liên quan đến smartphone, thay vào đó là các lĩnh vực bán dẫn cho ngành ôtô. "Khi Qualcomm tiến lên một cấp độ khác và đang đặt cược vào ôtô, MediaTek có thay đổi theo cách tương tự hoặc có chiến lược mới hay không sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công hoặc thất bại của công ty", chuyên gia của Counterpoint nhận xét.
Bảo Lâm (theo Nikkei Asia)