Võ Xuân Trường
Well-known member
Người gìn giữ nghệ thuật tuồng cổ Thổ Hà
Bắc Giang - Làng cổ Thổ Hà là nơi “giữ lửa” nghệ thuật tuồng cổ vang danh Kinh Bắc một thời.
Làng Thổ Hà ở xã Vân Hà, huyện Việt Yên. Ngôi làng cổ ngoài nổi danh với nghề tráng bánh đa, bánh đa nem... hay nghề gốm vang bóng một thời, còn có nghệ thuật tuồng cổ. Trong những người góp phần phát huy di sản phải kể đến nghệ nhân Phạm Tiến Tuấn.
Ngay từ khi còn nhỏ, nghệ nhân Phạm Tiến Tuấn đã say mê với những làn điệu tuồng cổ. Ông dành hàng giờ để luyện tập, học hỏi từ các nghệ nhân gạo cội trong làng. Dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn, ông vẫn không bao giờ từ bỏ đam mê.
https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...child_directed_treatment=;tfua=;ltd=;dc_tdv=1
Nghệ nhân Phạm Tiến Tuấn khi khoác lên mình bộ trang phục biểu diễn trên sân khấu tuồng ở làng Thổ Hà, Bắc Giang. Ảnh: Trang My
Năm 1989, ông chính thức tham gia Đoàn tuồng Thổ Hà và nhanh chóng trở thành một diễn viên trụ cột. Với tài năng và sự nỗ lực của mình, ông đã được giao phó nhiều vai diễn quan trọng trong các vở tuồng nổi tiếng như “Đào Tam Xuân”, “Sơn Hậu”... Tròn 30 năm vào nghề, đến 2019, ông Tuấn được vinh danh là Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực Nghệ thuật trình diễn dân gian tuồng cổ.
Nói về nghệ thuật tuồng, ông Tuấn cho biết: “Nếu không có sức khỏe thì không thể diễn được, trong tuồng từng điệu bộ tuồng đều rất khó thể hiện, như động tác vuốt râu, trèo cây, cưỡi ngựa, múa kiếm… sao cho thật giống để người xem liên tưởng như ngoài đời”.
Người bạn đồng hành cùng ông Tuấn trên từng vở tuồng. Ảnh: Trang My
Hơn 35 năm theo đuổi những câu ca tuồng cổ ông Phạm Tiến Tuấn vẫn luôn giữ tinh thần nhiệt huyết mặc dù có nhiều khó khăn. Bởi sau đằng sau ông là sự ủng hộ của gia đình, là niềm đam mê nghệ thuật, là mong muốn lưu giữ nối truyền được nghệ thuật tuồng cổ của Thổ Hà không bị mai một.
Với những trăn trở và đam mê nghệ thuật tuồng cổ của người làng Thổ Hà, người nghệ nhân sinh năm 1960 lập ra Câu lạc bộ Tuồng Thổ Hà. Câu lạc bộ thường hoạt động vào lễ hội mùa xuân, ngày 20 đến 22 tháng Giêng âm lịch hàng năm, những ngày quốc lễ 2.9, 19.5, ngày đình đám (làng có việc), ngày giỗ Thành Hoàng làng hoặc ngày giỗ Tổ.
Làng Thổ Hà còn hàng chục người biết diễn tuồng nhưng chưa đến 10 người thường xuyên tham gia câu lạc bộ. Độ tuổi của họ chủ yếu tầm 60-70 tuổi. Bởi ngoài việc câu lạc bộ phải tự túc kinh phí hoạt động, theo “nghiệp tuồng” họ còn tốn khá nhiều thời gian nên không ít người phải đành lòng xa rời môn nghệ thuật trình diễn dân gian này.
“Tiền không phải quan trọng nhất, cái chính là tìm lớp kế cận và người dân ở đây còn yêu tuồng hay không. Những “diễn viên gạo cội” trong làng đang cố gắng tìm lại thuở vàng son của tuồng nơi đây”, ông Tuấn chia sẻ.
Nghệ nhân Phạm Tiến Tuấn chia sẻ về câu chuyện nghề. Ảnh: Trang My
Những người già ở Thổ Hà đều cho rằng, nghệ thuật tuồng tại đây còn giữ được nhiều yếu tố truyền thống. Lớp trước dạy lớp sau nên hầu hết lối diễn cổ chưa bị mai một, không bị đứt quãng. Ở các làng quê Bắc Bộ, hiếm nơi nào còn duy trì được nghệ thuật tuồng cổ như Thổ Hà.
Bởi lẽ đó, tuồng cổ như một “đặc sản” của làng Thổ Hà. Hát tuồng cổ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Đó là di sản văn hóa cần được bảo tồn và phát huy hơn nữa để thế hệ trẻ có cơ hội tiếp cận, hiểu biết và yêu thích loại hình nghệ thuật độc đáo này.
“Biết đâu nhờ tuồng mà Thổ Hà trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách như nhiều người vẫn mong đợi”, ông Tuấn trăn trở.
Bắc Giang - Làng cổ Thổ Hà là nơi “giữ lửa” nghệ thuật tuồng cổ vang danh Kinh Bắc một thời.
Làng Thổ Hà ở xã Vân Hà, huyện Việt Yên. Ngôi làng cổ ngoài nổi danh với nghề tráng bánh đa, bánh đa nem... hay nghề gốm vang bóng một thời, còn có nghệ thuật tuồng cổ. Trong những người góp phần phát huy di sản phải kể đến nghệ nhân Phạm Tiến Tuấn.
Ngay từ khi còn nhỏ, nghệ nhân Phạm Tiến Tuấn đã say mê với những làn điệu tuồng cổ. Ông dành hàng giờ để luyện tập, học hỏi từ các nghệ nhân gạo cội trong làng. Dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn, ông vẫn không bao giờ từ bỏ đam mê.
![Nghệ nhân Phạm Tiến Tuấn khi khoác lên mình bộ trang phục biểu diễn trên sân khấu tuồng. Ảnh: Trang My](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/6/11/1351487/Lang-Co-Tho-Ha-1.jpg)
https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...child_directed_treatment=;tfua=;ltd=;dc_tdv=1
Nghệ nhân Phạm Tiến Tuấn khi khoác lên mình bộ trang phục biểu diễn trên sân khấu tuồng ở làng Thổ Hà, Bắc Giang. Ảnh: Trang My
Năm 1989, ông chính thức tham gia Đoàn tuồng Thổ Hà và nhanh chóng trở thành một diễn viên trụ cột. Với tài năng và sự nỗ lực của mình, ông đã được giao phó nhiều vai diễn quan trọng trong các vở tuồng nổi tiếng như “Đào Tam Xuân”, “Sơn Hậu”... Tròn 30 năm vào nghề, đến 2019, ông Tuấn được vinh danh là Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực Nghệ thuật trình diễn dân gian tuồng cổ.
Nói về nghệ thuật tuồng, ông Tuấn cho biết: “Nếu không có sức khỏe thì không thể diễn được, trong tuồng từng điệu bộ tuồng đều rất khó thể hiện, như động tác vuốt râu, trèo cây, cưỡi ngựa, múa kiếm… sao cho thật giống để người xem liên tưởng như ngoài đời”.
![Người bạn đồng hành cùng ông Tuấn trên từng vở tuồng. Ảnh: Trang My](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/6/11/1351487/Tuong-Co-Tho-Ha-02.jpg)
Hơn 35 năm theo đuổi những câu ca tuồng cổ ông Phạm Tiến Tuấn vẫn luôn giữ tinh thần nhiệt huyết mặc dù có nhiều khó khăn. Bởi sau đằng sau ông là sự ủng hộ của gia đình, là niềm đam mê nghệ thuật, là mong muốn lưu giữ nối truyền được nghệ thuật tuồng cổ của Thổ Hà không bị mai một.
Với những trăn trở và đam mê nghệ thuật tuồng cổ của người làng Thổ Hà, người nghệ nhân sinh năm 1960 lập ra Câu lạc bộ Tuồng Thổ Hà. Câu lạc bộ thường hoạt động vào lễ hội mùa xuân, ngày 20 đến 22 tháng Giêng âm lịch hàng năm, những ngày quốc lễ 2.9, 19.5, ngày đình đám (làng có việc), ngày giỗ Thành Hoàng làng hoặc ngày giỗ Tổ.
Làng Thổ Hà còn hàng chục người biết diễn tuồng nhưng chưa đến 10 người thường xuyên tham gia câu lạc bộ. Độ tuổi của họ chủ yếu tầm 60-70 tuổi. Bởi ngoài việc câu lạc bộ phải tự túc kinh phí hoạt động, theo “nghiệp tuồng” họ còn tốn khá nhiều thời gian nên không ít người phải đành lòng xa rời môn nghệ thuật trình diễn dân gian này.
“Tiền không phải quan trọng nhất, cái chính là tìm lớp kế cận và người dân ở đây còn yêu tuồng hay không. Những “diễn viên gạo cội” trong làng đang cố gắng tìm lại thuở vàng son của tuồng nơi đây”, ông Tuấn chia sẻ.
![Nghệ nhân Phạm Tiến Tuấn chia sẻ về câu chuyện nghề. Ảnh: Trang My](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/6/11/1351487/Nghe-Nhan-Pham-Tien-.jpg)
Những người già ở Thổ Hà đều cho rằng, nghệ thuật tuồng tại đây còn giữ được nhiều yếu tố truyền thống. Lớp trước dạy lớp sau nên hầu hết lối diễn cổ chưa bị mai một, không bị đứt quãng. Ở các làng quê Bắc Bộ, hiếm nơi nào còn duy trì được nghệ thuật tuồng cổ như Thổ Hà.
Bởi lẽ đó, tuồng cổ như một “đặc sản” của làng Thổ Hà. Hát tuồng cổ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Đó là di sản văn hóa cần được bảo tồn và phát huy hơn nữa để thế hệ trẻ có cơ hội tiếp cận, hiểu biết và yêu thích loại hình nghệ thuật độc đáo này.
“Biết đâu nhờ tuồng mà Thổ Hà trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách như nhiều người vẫn mong đợi”, ông Tuấn trăn trở.