Nếu đến Mông Cổ vào đúng dịp Tết Nguyên Đán, bạn nên biết những phong tục truyền thống của nước này trước.
Tết cổ truyền ở Mông Cổ được gọi là Tết Tsagaan Sar, nghĩa là "Mặt trăng trắng", được xác định theo lịch Mặt trăng của người Mông Cổ. Đây là 1 trong 2 ngày Tết quan trọng và được chờ đợi nhất ở nước này.
1. Đêm Giao thừa
Trước Tsagaan Sar, người Mông Cổ dành thời gian để làm sạch và trang trí nhà cửa. Họ treo các tranh ảnh, đèn lồng và các vật trang trí khác để mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho gia đình.
Vào đêm Giao thừa, người dân sẽ cúng gia tiên, đèn sẽ được thắp sáng khắp nơi.
Một số gia đình thậm chí còn mời các nghệ sĩ dân gian về hát, những người trẻ cũng tụ tập lại để ca hát, nhảy múa. Những cô gái không tham gia ca hát và nhảy múa sẽ tụ tập lại chơi bài Shaha.
Ngoài ra, những người chăn nuôi trên các thảo nguyên sẽ uống trà với nhau. Cả gia đình sẽ quây quần cùng nhau vào đêm Giao thừa để xem chương trình truyền hình.
Sau đó, những người chăn cừu sẽ đến thăm từng nhà mời họ, đôi khi bữa tiệc kéo dài suốt đêm vì số lượng hộ gia đình quá đông.
2. Tiếp nối phong tục Hán
Tết Nguyên Đán của người Mông Cổ nhìn chung khá giống với lễ hội của người Hán. Họ đã tiếp thu một số phong tục của người Hán như ăn bánh bao và đốt pháo nhưng vẫn giữ được nhiều phong tục truyền thống của người Mông Cổ.
Vào ngày mùng 1 Tết Nguyên đán, cả nhà đều mặc trang phục lễ hội và quây quần bên nhau để đón năm mới.
Người Mông Cổ mặc trang phục truyền thống gọi là Deel. Deel là dạng áo dài tay, có các họa tiết trang trí cầu kỳ. Người Mông Cổ tin rằng, việc mặc Deel trong Tsagaan Sar sẽ mang lại may mắn và bảo vệ khỏi tà ma trong năm mới.
Người Mông Cổ dành thời gian để chúc Tết nhau và trao những lời chúc tốt đẹp trong Tsagaan Sar. Người trẻ tuổi chúc Tết người lớn tuổi và được nhận những tiền lì xì. Đây là dịp để gia đình gặp gỡ, trò chuyện và chia sẻ niềm vui.
Vào những ngày đầu năm, người Mông Cổ sẽ mặc đồ truyền thống dân tộc, thường là màu trắng. Từ lâu, người Mông Cổ xem màu trắng là biểu tượng của sự thuần khiết, đem lại sự may mắn. Họ thường mặc đồ trắng, mời nhau sữa tươi, tặng đồ có màu trắng cho nhau.
Mâm cỗ Tsagaan Sar là một phần quan trọng của ngày Tết. Mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ trang trọng gồm các món ăn truyền thống như bánh Buuz (bánh bao kiểu Mông Cổ), mỳ xào, thịt băm, chả và các loại bánh ngọt. Mâm cỗ thể hiện sự giàu có và sự chúc phúc trong năm mới.
3. Tế lửa
Người Mông Cổ từ lâu đã đón Tết với tục lệ cúng tế lửa, bởi ngọn lửa cháy rực tượng trưng cho mọi điều may mắn trong năm.
Ngày nay, nghi lễ cúng lửa truyền thống ít được tổ chức nhưng tại các điểm du lịch vùng thảo nguyên và những lễ hội ăn mừng, người ta vẫn đốt lửa để tăng thêm phần vui vẻ.
Khi tế lửa cấm ném đồ dơ, cấm khạc nhổ, cấm đổ nước, cấm hơ chân trên lửa…
4. Ngày đầu đón năm mới
Người Mông Cổ thường bắt đầu Tsagaan Sar bằng việc thăm viếng các ngôi chùa để cầu nguyện, bày tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên và các vị thần.
Việc chúc Tết là sự kiện trang trọng nhất, bắt đầu từ rạng sáng ngày mồng 1 âm lịch, những người chăn nuôi trước tiên cúng tế Aobao và sau đó mới bắt đầu chúc Tết trong gia đình.
Đầu tiên, người trẻ gửi lời chúc mừng năm mới đến người lớn tuổi trong nhà, họ thường ăn mặc gọn gàng và cầm khăn khata trên tay. Khi ghé vào nhà người khác chúc Tết, họ sẽ vào nhà theo thứ tự độ tuổi.
Khi chúc mừng năm mới, những người chăn nuôi thường hát một hoặc hai bài thánh ca. Chủ nhà sẽ cầm một đĩa sữa và thức ăn có kèm theo một chiếc khăn để chúc mừng.
Tết Nguyên Đán trên thảo nguyên mang đậm bản sắc dân tộc, là dịp để những người chăn cừu ca hát cười đùa sau một năm lao động vất vả.
Tsagaan Sar là một dịp quan trọng để người Mông Cổ kỷ niệm và đón chào năm mới. Nó là thời điểm để gia đình và bạn bè sum họp, chia sẻ niềm vui và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ. Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa văn hóa mà còn thể hiện lòng biết ơn đối với quá khứ và hy vọng cho một tương lai tốt đẹp.
Tết cổ truyền ở Mông Cổ được gọi là Tết Tsagaan Sar, nghĩa là "Mặt trăng trắng", được xác định theo lịch Mặt trăng của người Mông Cổ. Đây là 1 trong 2 ngày Tết quan trọng và được chờ đợi nhất ở nước này.
1. Đêm Giao thừa
Trước Tsagaan Sar, người Mông Cổ dành thời gian để làm sạch và trang trí nhà cửa. Họ treo các tranh ảnh, đèn lồng và các vật trang trí khác để mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho gia đình.
Vào đêm Giao thừa, người dân sẽ cúng gia tiên, đèn sẽ được thắp sáng khắp nơi.
Một số gia đình thậm chí còn mời các nghệ sĩ dân gian về hát, những người trẻ cũng tụ tập lại để ca hát, nhảy múa. Những cô gái không tham gia ca hát và nhảy múa sẽ tụ tập lại chơi bài Shaha.
Ngoài ra, những người chăn nuôi trên các thảo nguyên sẽ uống trà với nhau. Cả gia đình sẽ quây quần cùng nhau vào đêm Giao thừa để xem chương trình truyền hình.
Sau đó, những người chăn cừu sẽ đến thăm từng nhà mời họ, đôi khi bữa tiệc kéo dài suốt đêm vì số lượng hộ gia đình quá đông.
2. Tiếp nối phong tục Hán
Tết Nguyên Đán của người Mông Cổ nhìn chung khá giống với lễ hội của người Hán. Họ đã tiếp thu một số phong tục của người Hán như ăn bánh bao và đốt pháo nhưng vẫn giữ được nhiều phong tục truyền thống của người Mông Cổ.
Vào ngày mùng 1 Tết Nguyên đán, cả nhà đều mặc trang phục lễ hội và quây quần bên nhau để đón năm mới.
Người Mông Cổ mặc trang phục truyền thống gọi là Deel. Deel là dạng áo dài tay, có các họa tiết trang trí cầu kỳ. Người Mông Cổ tin rằng, việc mặc Deel trong Tsagaan Sar sẽ mang lại may mắn và bảo vệ khỏi tà ma trong năm mới.
Người Mông Cổ dành thời gian để chúc Tết nhau và trao những lời chúc tốt đẹp trong Tsagaan Sar. Người trẻ tuổi chúc Tết người lớn tuổi và được nhận những tiền lì xì. Đây là dịp để gia đình gặp gỡ, trò chuyện và chia sẻ niềm vui.
Vào những ngày đầu năm, người Mông Cổ sẽ mặc đồ truyền thống dân tộc, thường là màu trắng. Từ lâu, người Mông Cổ xem màu trắng là biểu tượng của sự thuần khiết, đem lại sự may mắn. Họ thường mặc đồ trắng, mời nhau sữa tươi, tặng đồ có màu trắng cho nhau.
Mâm cỗ Tsagaan Sar là một phần quan trọng của ngày Tết. Mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ trang trọng gồm các món ăn truyền thống như bánh Buuz (bánh bao kiểu Mông Cổ), mỳ xào, thịt băm, chả và các loại bánh ngọt. Mâm cỗ thể hiện sự giàu có và sự chúc phúc trong năm mới.
3. Tế lửa
Người Mông Cổ từ lâu đã đón Tết với tục lệ cúng tế lửa, bởi ngọn lửa cháy rực tượng trưng cho mọi điều may mắn trong năm.
Ngày nay, nghi lễ cúng lửa truyền thống ít được tổ chức nhưng tại các điểm du lịch vùng thảo nguyên và những lễ hội ăn mừng, người ta vẫn đốt lửa để tăng thêm phần vui vẻ.
Khi tế lửa cấm ném đồ dơ, cấm khạc nhổ, cấm đổ nước, cấm hơ chân trên lửa…
4. Ngày đầu đón năm mới
Người Mông Cổ thường bắt đầu Tsagaan Sar bằng việc thăm viếng các ngôi chùa để cầu nguyện, bày tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên và các vị thần.
Việc chúc Tết là sự kiện trang trọng nhất, bắt đầu từ rạng sáng ngày mồng 1 âm lịch, những người chăn nuôi trước tiên cúng tế Aobao và sau đó mới bắt đầu chúc Tết trong gia đình.
Đầu tiên, người trẻ gửi lời chúc mừng năm mới đến người lớn tuổi trong nhà, họ thường ăn mặc gọn gàng và cầm khăn khata trên tay. Khi ghé vào nhà người khác chúc Tết, họ sẽ vào nhà theo thứ tự độ tuổi.
Khi chúc mừng năm mới, những người chăn nuôi thường hát một hoặc hai bài thánh ca. Chủ nhà sẽ cầm một đĩa sữa và thức ăn có kèm theo một chiếc khăn để chúc mừng.
Tết Nguyên Đán trên thảo nguyên mang đậm bản sắc dân tộc, là dịp để những người chăn cừu ca hát cười đùa sau một năm lao động vất vả.
Tsagaan Sar là một dịp quan trọng để người Mông Cổ kỷ niệm và đón chào năm mới. Nó là thời điểm để gia đình và bạn bè sum họp, chia sẻ niềm vui và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ. Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa văn hóa mà còn thể hiện lòng biết ơn đối với quá khứ và hy vọng cho một tương lai tốt đẹp.