Hiện các nhà sản xuất chip laptop và bộ xử lý AI hiện vẫn đang hoạt động rất tích cực để tiếp tục cải tiến nhân NPU nhằm tăng tốc các tác vụ AI. Nhưng nhiều người mua cho hay, họ chỉ mua vì họ muốn hoặc cần một chiếc laptop mới, chứ không phải vì các tính năng AI.
Nghe thì thật trớ trêu, nhưng có lẽ điều này cũng chỉ ra được một thực trạng rằng, các tính năng AI mới được giới thiệu trên PC hay laptop AI thế hệ mới có lẽ vẫn chưa đủ đa dạng, đủ hấp dẫn để người dùng cảm thấy ấn tượng. Thế các tính năng AI hiện nay có thực sự là chưa quá thiết thực? Cùng Sforum tìm hiểu về chủ đề này ngay bên dưới bài viết này nhé.
Laptop AI là gì?
Về cơ bản, đó là tiếng lóng trong ngành công nghệ để chỉ máy tính có bộ xử lý có một bộ phận chuyên dụng gọi là NPU được điều chỉnh để chạy các tính năng trí tuệ nhân tạo trực tiếp trên máy tính của bạn.
Chức năng AI phổ biến hiện nay là trợ lý ảo với ''bách khóa toàn thư''
Hãy nghĩ theo cách này: Hãy tưởng tượng bạn trở về thời cấp 3 và rất cần sự trợ giúp về tính toán đạo hàm chẳng hạn, và khi bài toán này quá khó, thường thì bạn sẽ nhờ một người bạn giỏi toán giúp bạn tính toán. Trong trường hợp này, người bạn đó chính là NPU, thay vì hỗ trợ phép tính vi phân, NPU sẽ thực hiện các phép tính giúp tạo ra những hình ảnh kỳ quặc ngay lập tức.
Mặc dù trông không giống như vậy, nhưng loạt PC Copilot+ hiện tại của Microsoft khá khác biệt so với các máy tính Windows mà bạn đã sử dụng. Đó là nhờ vào sự lựa chọn chip thú vị: Những chiếc PC này sử dụng bộ xử lý của Qualcomm thay vì Intel hoặc AMD, điều đó có nghĩa là chúng chạy hơi khác một chút. Điều này chủ yếu là tốt, nhưng cũng có một số nhược điểm - chúng ta sẽ nói thêm về những nhược điểm đó sau.
Laptop AI này có thể giúp gì cho người dùng?
Sau đây là những gì bạn phải mong đợi, được xếp hạng từ những thứ mình sử dụng nhiều nhất đến ít nhất.
Studio Effects cho webcam: Hiện một số PC chạy Windows 11 đã có tính năng này, bạn có thể sử dụng để làm mờ nền khi gọi video. Microsoft đã tinh chỉnh tính năng này cho PC Copilot+ để bao gồm một công cụ giúp mắt bạn trông như đang nhìn thẳng về phía trước, ngay cả khi bạn liếc sang một bên để đọc to ghi chú của mình. Đây cũng là tính năng mà mình sử dụng rất nhiều khi hội họp online trực tuyến.
Studio Effects có tính năng Eye tracking khá hữu ích
Chatbot AI: Chatbot Copilot của Microsoft đã là một phần của Windows 11, nhưng giờ đây bạn có thể nhấn một nút chuyên dụng trên bàn phím để bắt đầu nói chuyện với nó. Vấn đề nằm ở tính năng này thực sự không khác gì sử dụng chính con bot Copilot này trên web thông thường cả.
Bạn có thể yêu cầu Copilot tương tác với một số cài đặt của máy tính - chẳng hạn như để chuyển sang chế độ tối hoặc đặt bộ hẹn giờ. Tuy nhiên thì tính năng đó đã hoàn toàn biến mất khỏi PC Copilot+.
Nút tắt Copilot+ là điểm nhấn trên các mẫu laptop AI
Phụ đề và phiên dịch trực tiếp: Giống như Studio Effects, một số PC chạy Windows 11 đã có thể tạo phụ đề trực tiếp cho bất kỳ âm thanh nào đang phát. Giờ đây, tính năng này sẽ dịch âm thanh ở 44 ngôn ngữ sang tiếng Anh ngay lập tức - hoặc ít nhất là ý tưởng là như vậy. Song, mình vẫn cảm thấy bản dịch hơi gượng gạo và phụ đề xuất hiện cũng chưa đủ nhanh nên cũng có phần khiến việc theo dõi trở nên khó khăn.
Dịch thuật trực tuyến bằng AI là một tính năng rất tiện lợi để hội họp online
Trợ lý nghệ thuật AI: Nếu kỹ năng MS Paint của bạn kém như mình, giờ đây bạn có thể sử dụng công cụ đồng sáng tạo của ứng dụng Paint để trợ giúp - chỉ cần mô tả những gì bạn muốn thấy và sử dụng các cọ vẽ và màu thông thường để hướng dẫn AI. Thật tuyệt vời và mình rất muốn thấy một đứa trẻ làm quen với nó, nhưng không phải là điều cần thiết.
Bạn cũng có thể chuyển giao hoàn toàn mọi thứ cho AI bằng tính năng Image Creator - ngoại trừ việc bạn phải kết nối internet và có tài khoản Microsoft để thực hiện. Tốt hơn hết là bạn nên yêu cầu ChatGPT thực hiện thay bạn ngay từ đầu.
Bạn có thể trở thành ''họa sĩ'' trên Paint nhờ AI
Doanh số laptop AI vẫn tăng, chỉ là chưa ''gãi đúng chỗ ngứa''!
Theo như báo cáo nghiên cứu mới nhất của đơn vị IDC - công ty dữ liệu quốc tế cho thấy lượng thiết bị laptop được xuất xưởng sẽ được dự kiến tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước vào năm 2024 lên 398,9 triệu đơn vị.
Doanh số laptop AI vẫn tăng dần đều, nhưng người dùng vẫn chưa cần... AI
Báo cáo lưu ý rằng hầu như mọi công ty PC hiện nay đều thúc đẩy lợi ích của NPU và trí thông minh AI trên máy của họ, nhưng hầu hết mọi người mua chúng vì họ muốn có một chiếc PC mới hoặc được nâng cấp, trái ngược với việc yêu cầu cụ thể là một chiếc PC AI - đó là việc ''nhờ'' các tính năng thông minh của trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ cho các tác vụ làm việc, học tập lẫn thường nhật của người dùng.
"Mặc dù AI đã trở thành một từ thông dụng trong thời gian gần đây, nhưng yếu tố này có lẽ vẫn chưa trở thành một động lực mua hàng đối với những người mua PC", Jitesh Ubrani, giám đốc nghiên cứu của Worldwide Mobile Device Trackers cho biết.
Vị giám đốc này cũng nói thêm: "Các doanh nghiệp chắc chắn nhận ra tầm quan trọng của AI, song nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc áp dụng những tính năng này ở thời điểm hiện tại mà thay vào đó đang lựa chọn các sản phẩm laptop AI để dành cho các tác vụ mới trong tương lai".
Báo cáo dự đoán tăng trưởng của các mẫu laptop có tích hợp nhân NPU đến 2028
Ngoài ra, Ubrani nói thêm rằng các nhà sản xuất nên giải thích rõ hơn cho người tiêu dùng về NPU là gì, tại sao nó quan trọng và tại sao họ có thể cần một NPU. Thực tế là tất cả các bộ xử lý mới đều có NPU tích hợp có nghĩa là doanh số bán PC AI sẽ tiếp tục tăng, ngay cả khi mọi người không quan tâm đến khả năng nổi bật của chúng.
Điều này cá nhân mình tự cảm nhận cũng thấy khá là đúng, mình là một người dùng công nghệ, tìm hiểu về công nghệ và trên hết - làm việc trực tiếp về công nghệ. Nhưng sự thật là kiến thức của mình về NPU cũng chỉ dừng ở mức ''đủ'' mà thôi, ngay cả thông số cao nhất thường được các nhà sản xuất đo được là 50 TOPS thì mình cũng nghĩ là hầu hết người dùng cũng chỉ biết đó là như vậy thôi chứ ko thực sự hiểu rõ được những tác vụ AI bạn có thể làm được với con số ấy.
Những ''con số'' biết nói
Ubrani cũng chỉ ra rằng việc đưa NPU vào và các yêu cầu phần cứng ban đầu cho các tác vụ AI có nghĩa là laptop cao cấp sẽ có nhiều bộ nhớ và dung lượng lưu trữ hơn, cũng như là bạn có thể mong đợi thời lượng pin được cải thiện. Mẫu Surface Pro 11 mà mình đã có cơ hội trải nghiệm, thì sau khi sử dụng máy trong một ngày để viết bài, gọi điện video, chơi trò chơi và chỉnh sửa ảnh, máy thường còn từ 20 đến 30 phần trăm pin trước khi mình đóng lại vào ban đêm.
84% người dùng không muốn trả thêm tiền cho PC có tính năng AI mới
Điều này cũng ''hợp thức hóa'' làm tăng giá bán trung bình của các mẫu laptop AI hiện nay. Vào tháng 7, một cuộc khảo sát với 22.000 người cho thấy 84% không muốn trả thêm tiền cho PC hoặc phần cứng chỉ vì chúng cung cấp khả năng AI nâng cao.
Nhìn vào PC nói chung (trừ máy tính bảng), IDC viết rằng thị trường PC truyền thống sẽ vẫn ổn định vào năm 2024 với 261 triệu đơn vị được xuất xưởng khi tăng trưởng chỉ ở mức 0,3%. Con số đó sẽ là 2,8% khi không tính Trung Quốc, nơi đang trải qua một số thách thức kinh tế đang tác động đến thị trường PC. Tuy nhiên, năm tới có thể sẽ tốt hơn, vì việc ngừng hỗ trợ Windows 10 dự kiến sẽ thúc đẩy người mua thương mại nâng cấp, đẩy mức tăng trưởng lên 4,3%.
Báo cáo dự đoán tăng trưởng của các mẫu tablet và PC truyền thống
Ngành công nghiệp máy tính bảng là một điểm sáng trong báo cáo lần này. Doanh số bán máy tính bảng tăng 7,2% so với năm ngoái khi lượng hàng xuất xưởng đạt 137,9 triệu, khi các nhà sản xuất tung ra các mẫu máy mạnh hơn với màn hình lớn hơn. Chúng ta đã quen với việc Apple thống trị lĩnh vực này, nhưng sự tăng trưởng đã được thúc đẩy bởi máy tính bảng Android ở các khu vực mới nổi.
Thật không may cho các mẫu OEM, tốc độ tăng trưởng của máy tính bảng dự kiến sẽ đạt 0% vào năm 2028 khi điện thoại thông minh trở nên lớn hơn và mạnh hơn (và nhiều thiết bị có thể gập lại hơn) và máy tính bảng gặp khó khăn khi đối mặt với máy tính xách tay có khả năng cảm ứng.
Tạm kết
Nhìn chung, laptop AI vẫn có rất nhiều những tính năng hay ho, tiện lợi và thực sự là có khả năng phát triển rất lớn, chỉ là ở thời điểm hiện tại, những tính năng trên vẫn chưa đủ hấp dẫn hầu hết người dùng, theo như báo cáo thì đơn giản họ chỉ chịu ''xuống tiền'' là vì hiện tại họ chỉ cần một chiếc laptop mới mà thôi.
Nghe thì thật trớ trêu, nhưng có lẽ điều này cũng chỉ ra được một thực trạng rằng, các tính năng AI mới được giới thiệu trên PC hay laptop AI thế hệ mới có lẽ vẫn chưa đủ đa dạng, đủ hấp dẫn để người dùng cảm thấy ấn tượng. Thế các tính năng AI hiện nay có thực sự là chưa quá thiết thực? Cùng Sforum tìm hiểu về chủ đề này ngay bên dưới bài viết này nhé.
Laptop AI là gì?
Về cơ bản, đó là tiếng lóng trong ngành công nghệ để chỉ máy tính có bộ xử lý có một bộ phận chuyên dụng gọi là NPU được điều chỉnh để chạy các tính năng trí tuệ nhân tạo trực tiếp trên máy tính của bạn.
Hãy nghĩ theo cách này: Hãy tưởng tượng bạn trở về thời cấp 3 và rất cần sự trợ giúp về tính toán đạo hàm chẳng hạn, và khi bài toán này quá khó, thường thì bạn sẽ nhờ một người bạn giỏi toán giúp bạn tính toán. Trong trường hợp này, người bạn đó chính là NPU, thay vì hỗ trợ phép tính vi phân, NPU sẽ thực hiện các phép tính giúp tạo ra những hình ảnh kỳ quặc ngay lập tức.
Mặc dù trông không giống như vậy, nhưng loạt PC Copilot+ hiện tại của Microsoft khá khác biệt so với các máy tính Windows mà bạn đã sử dụng. Đó là nhờ vào sự lựa chọn chip thú vị: Những chiếc PC này sử dụng bộ xử lý của Qualcomm thay vì Intel hoặc AMD, điều đó có nghĩa là chúng chạy hơi khác một chút. Điều này chủ yếu là tốt, nhưng cũng có một số nhược điểm - chúng ta sẽ nói thêm về những nhược điểm đó sau.
Laptop AI này có thể giúp gì cho người dùng?
Sau đây là những gì bạn phải mong đợi, được xếp hạng từ những thứ mình sử dụng nhiều nhất đến ít nhất.
Studio Effects cho webcam: Hiện một số PC chạy Windows 11 đã có tính năng này, bạn có thể sử dụng để làm mờ nền khi gọi video. Microsoft đã tinh chỉnh tính năng này cho PC Copilot+ để bao gồm một công cụ giúp mắt bạn trông như đang nhìn thẳng về phía trước, ngay cả khi bạn liếc sang một bên để đọc to ghi chú của mình. Đây cũng là tính năng mà mình sử dụng rất nhiều khi hội họp online trực tuyến.
Chatbot AI: Chatbot Copilot của Microsoft đã là một phần của Windows 11, nhưng giờ đây bạn có thể nhấn một nút chuyên dụng trên bàn phím để bắt đầu nói chuyện với nó. Vấn đề nằm ở tính năng này thực sự không khác gì sử dụng chính con bot Copilot này trên web thông thường cả.
Bạn có thể yêu cầu Copilot tương tác với một số cài đặt của máy tính - chẳng hạn như để chuyển sang chế độ tối hoặc đặt bộ hẹn giờ. Tuy nhiên thì tính năng đó đã hoàn toàn biến mất khỏi PC Copilot+.
Nút tắt Copilot+ là điểm nhấn trên các mẫu laptop AI
Phụ đề và phiên dịch trực tiếp: Giống như Studio Effects, một số PC chạy Windows 11 đã có thể tạo phụ đề trực tiếp cho bất kỳ âm thanh nào đang phát. Giờ đây, tính năng này sẽ dịch âm thanh ở 44 ngôn ngữ sang tiếng Anh ngay lập tức - hoặc ít nhất là ý tưởng là như vậy. Song, mình vẫn cảm thấy bản dịch hơi gượng gạo và phụ đề xuất hiện cũng chưa đủ nhanh nên cũng có phần khiến việc theo dõi trở nên khó khăn.
Trợ lý nghệ thuật AI: Nếu kỹ năng MS Paint của bạn kém như mình, giờ đây bạn có thể sử dụng công cụ đồng sáng tạo của ứng dụng Paint để trợ giúp - chỉ cần mô tả những gì bạn muốn thấy và sử dụng các cọ vẽ và màu thông thường để hướng dẫn AI. Thật tuyệt vời và mình rất muốn thấy một đứa trẻ làm quen với nó, nhưng không phải là điều cần thiết.
Bạn cũng có thể chuyển giao hoàn toàn mọi thứ cho AI bằng tính năng Image Creator - ngoại trừ việc bạn phải kết nối internet và có tài khoản Microsoft để thực hiện. Tốt hơn hết là bạn nên yêu cầu ChatGPT thực hiện thay bạn ngay từ đầu.
Doanh số laptop AI vẫn tăng, chỉ là chưa ''gãi đúng chỗ ngứa''!
Theo như báo cáo nghiên cứu mới nhất của đơn vị IDC - công ty dữ liệu quốc tế cho thấy lượng thiết bị laptop được xuất xưởng sẽ được dự kiến tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước vào năm 2024 lên 398,9 triệu đơn vị.
Báo cáo lưu ý rằng hầu như mọi công ty PC hiện nay đều thúc đẩy lợi ích của NPU và trí thông minh AI trên máy của họ, nhưng hầu hết mọi người mua chúng vì họ muốn có một chiếc PC mới hoặc được nâng cấp, trái ngược với việc yêu cầu cụ thể là một chiếc PC AI - đó là việc ''nhờ'' các tính năng thông minh của trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ cho các tác vụ làm việc, học tập lẫn thường nhật của người dùng.
"Mặc dù AI đã trở thành một từ thông dụng trong thời gian gần đây, nhưng yếu tố này có lẽ vẫn chưa trở thành một động lực mua hàng đối với những người mua PC", Jitesh Ubrani, giám đốc nghiên cứu của Worldwide Mobile Device Trackers cho biết.
Vị giám đốc này cũng nói thêm: "Các doanh nghiệp chắc chắn nhận ra tầm quan trọng của AI, song nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc áp dụng những tính năng này ở thời điểm hiện tại mà thay vào đó đang lựa chọn các sản phẩm laptop AI để dành cho các tác vụ mới trong tương lai".
Ngoài ra, Ubrani nói thêm rằng các nhà sản xuất nên giải thích rõ hơn cho người tiêu dùng về NPU là gì, tại sao nó quan trọng và tại sao họ có thể cần một NPU. Thực tế là tất cả các bộ xử lý mới đều có NPU tích hợp có nghĩa là doanh số bán PC AI sẽ tiếp tục tăng, ngay cả khi mọi người không quan tâm đến khả năng nổi bật của chúng.
Điều này cá nhân mình tự cảm nhận cũng thấy khá là đúng, mình là một người dùng công nghệ, tìm hiểu về công nghệ và trên hết - làm việc trực tiếp về công nghệ. Nhưng sự thật là kiến thức của mình về NPU cũng chỉ dừng ở mức ''đủ'' mà thôi, ngay cả thông số cao nhất thường được các nhà sản xuất đo được là 50 TOPS thì mình cũng nghĩ là hầu hết người dùng cũng chỉ biết đó là như vậy thôi chứ ko thực sự hiểu rõ được những tác vụ AI bạn có thể làm được với con số ấy.
Những ''con số'' biết nói
Ubrani cũng chỉ ra rằng việc đưa NPU vào và các yêu cầu phần cứng ban đầu cho các tác vụ AI có nghĩa là laptop cao cấp sẽ có nhiều bộ nhớ và dung lượng lưu trữ hơn, cũng như là bạn có thể mong đợi thời lượng pin được cải thiện. Mẫu Surface Pro 11 mà mình đã có cơ hội trải nghiệm, thì sau khi sử dụng máy trong một ngày để viết bài, gọi điện video, chơi trò chơi và chỉnh sửa ảnh, máy thường còn từ 20 đến 30 phần trăm pin trước khi mình đóng lại vào ban đêm.
Điều này cũng ''hợp thức hóa'' làm tăng giá bán trung bình của các mẫu laptop AI hiện nay. Vào tháng 7, một cuộc khảo sát với 22.000 người cho thấy 84% không muốn trả thêm tiền cho PC hoặc phần cứng chỉ vì chúng cung cấp khả năng AI nâng cao.
Nhìn vào PC nói chung (trừ máy tính bảng), IDC viết rằng thị trường PC truyền thống sẽ vẫn ổn định vào năm 2024 với 261 triệu đơn vị được xuất xưởng khi tăng trưởng chỉ ở mức 0,3%. Con số đó sẽ là 2,8% khi không tính Trung Quốc, nơi đang trải qua một số thách thức kinh tế đang tác động đến thị trường PC. Tuy nhiên, năm tới có thể sẽ tốt hơn, vì việc ngừng hỗ trợ Windows 10 dự kiến sẽ thúc đẩy người mua thương mại nâng cấp, đẩy mức tăng trưởng lên 4,3%.
Ngành công nghiệp máy tính bảng là một điểm sáng trong báo cáo lần này. Doanh số bán máy tính bảng tăng 7,2% so với năm ngoái khi lượng hàng xuất xưởng đạt 137,9 triệu, khi các nhà sản xuất tung ra các mẫu máy mạnh hơn với màn hình lớn hơn. Chúng ta đã quen với việc Apple thống trị lĩnh vực này, nhưng sự tăng trưởng đã được thúc đẩy bởi máy tính bảng Android ở các khu vực mới nổi.
Thật không may cho các mẫu OEM, tốc độ tăng trưởng của máy tính bảng dự kiến sẽ đạt 0% vào năm 2028 khi điện thoại thông minh trở nên lớn hơn và mạnh hơn (và nhiều thiết bị có thể gập lại hơn) và máy tính bảng gặp khó khăn khi đối mặt với máy tính xách tay có khả năng cảm ứng.
Tạm kết
Nhìn chung, laptop AI vẫn có rất nhiều những tính năng hay ho, tiện lợi và thực sự là có khả năng phát triển rất lớn, chỉ là ở thời điểm hiện tại, những tính năng trên vẫn chưa đủ hấp dẫn hầu hết người dùng, theo như báo cáo thì đơn giản họ chỉ chịu ''xuống tiền'' là vì hiện tại họ chỉ cần một chiếc laptop mới mà thôi.