Người nước ngoài choáng ngợp với văn hóa 'đi bão' ở Việt Nam

Thanh Tuấn

Well-known member
Bước khỏi cửa quán bar, Warren Bisset cảm nhận đường phố TP HCM "như muốn nổ tung" với dòng người đi bão mừng chức vô địch ASEAN Cup 2024.

"Tôi có cảm tưởng bao nhiêu người ở thành phố này đều đổ hết ra đường trong đêm nay", chàng trai người Anh 29 tuổi nói.

Mọi người đi thành đoàn, hô vang câu "Việt Nam vô địch". Khi Warren đứng ở ngã ba ở phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, nhiều người đi ngang qua đã chủ động đập tay với anh như cách ăn mừng chiến thắng. Một số người mang còi, băng rôn phát cho người đi đường, họ nắm tay nhau và nhảy múa.

"Thật thú vị là họ mang niềm tự hào và muốn chia sẻ với nhiều người xung quanh", Warren nhận xét. Anh từng sống ở 15 quốc gia trước khi đến Việt Nam nhưng cách người Việt ăn mừng chiến thắng rất khác biệt.

Đầu tiên là tinh thần "hòa chung làm một". Khi đội tuyển giành chiến thắng, mỗi người Anh sẽ có cách ăn mừng riêng từng người nhưng người Việt thường đi thành nhóm lớn, tạo thành một dòng người khổng lồ qua nhiều tuyến đường. Họ sử dụng bất cứ phương tiện gì có sẵn như xe máy, ôtô, xích lô, xe đạp và thậm chí là xe ba gác. "Tất cả đều rất thân thiện, vui vẻ và không hề có hành động quá khích nào", Warren nói.

Ở quê hương anh, mỗi khi có một chiến thắng quan trọng trong bóng đá người hâm mộ thường uống rất nhiều rượu để ăn mừng. Tuy nhiên, người Việt Nam thường giữ mình tỉnh táo để xuống đường. Ngoài ra, người Anh thường sống trong không khí chiến thắng khá lâu, vài ngày đến một tuần, trong khi người Việt thường ăn mừng cuồng nhiệt nhưng kết thúc sớm, thường trước nửa đêm.

"Tôi ngạc nhiên khi một số bạn bè đi bão gần như suốt đêm nhưng sáng hôm sau vẫn đi làm rất tỉnh táo", anh nói.

Tối 5/1, Warren không thể gọi được xe ôm hay taxi để về nhà. Anh đã đi bộ hòa vào dòng người mừng chiến thắng suốt 4,5 km.
 
Bên trên