TRUONGTRINH
Well-known member
Phunjo Lama hôm 23/5 đã lên tới đỉnh Everest trong 14 giờ 31 phút, phá vỡ kỷ lục chính cô lập 6 năm trước.
Nhiều người leo núi thường mất nhiều ngày để chinh phục nóc nhà thế giới cao hơn 8.800 m, phải dừng lại qua đêm ở các trại khác nhau để nghỉ ngơi, thích nghi. Nhưng Lama, ngoài 30 tuổi người Nepal, chỉ mất 14 tiếng 31 phút để leo tới đỉnh Everest vào ngày 23/5, vượt xa kỷ lục mà cô lập năm 2018 - 39 giờ 6 phút.
Khim Lal Gautam, Giám đốc Văn phòng thực địa của Bộ Du lịch Nepal đặt tại Base Camp (Trại Cơ sở), xác nhận Lama lên đỉnh Everest lúc 6h23 ngày 23/5. Cô khởi hành lúc 15h 52 phút ngày 22/5 từ Everest Base Camp. Từ đỉnh Everest, Lama trở về Base Camp với chỉ hơn 10 tiếng.
Lama được chào đón sau khi chinh phục đỉnh Everest và quay về Base Camp. Video: Gautam Khim Lal/X
Lama là hướng dẫn và cứu hộ trực thăng, giải cứu người leo núi bị thương tại những địa hình núi quá nguy hiểm, máy bay không thể đến gần hoặc hạ cánh. Khi đó trực thăng phải bay treo và thả dây xuống để cứu hộ đu dây xuống cứu khách gặp nạn. Trước đó, Lama đã chinh phục một số đỉnh núi nằm trong top cao nhất thế giới khác như Manaslu và Cho Oyu, đều thuộc dãy Himalaya.
"Cô ấy rất dũng cảm, quyết tâm và luyện tập chăm chỉ để vươn tới đỉnh cao", nữ vận động viên leo núi Maya Sherpa người Nepal nói về Lama. Kỷ lục của Lama cũng được đánh giá là trở thành nguồn cảm hứng cho những nhà leo núi nữ ở Nepal.
Lama giành kỷ lục Guinness "Người phụ nữ leo lên đỉnh Everest nhanh nhất thế giới" năm 2018. Kỷ lục bị phá vào năm 2021 bởi Ada Tsang Yin hung, người Hong Kong, Trung Quốc. Ada rời Base Camp lúc 1h 20 phút ngày 22/5/2021 và chinh phục đỉnh Everest vào ngày hôm sau, sau 25 giờ 50 phút.
Nhà leo núi người Nepal, Lhakpa Gelu Sherpa, hiện giữ kỷ lục Guinness là người chinh phục đỉnh Evererst nhanh nhất với 10 tiếng 56 phút vào năm 2003.
Một ngày trước khi Lama lập kỷ lục là nhà leo núi nữ chinh phục đỉnh Everest nhanh nhất thế giới, một hướng dẫn viên leo núi nổi tiếng khác là Kami Rita đã lập kỷ lục chinh phục đỉnh Everest nhiều nhất thế giới với 30 lần.
Nhiều người leo núi thường mất nhiều ngày để chinh phục nóc nhà thế giới cao hơn 8.800 m, phải dừng lại qua đêm ở các trại khác nhau để nghỉ ngơi, thích nghi. Nhưng Lama, ngoài 30 tuổi người Nepal, chỉ mất 14 tiếng 31 phút để leo tới đỉnh Everest vào ngày 23/5, vượt xa kỷ lục mà cô lập năm 2018 - 39 giờ 6 phút.
Khim Lal Gautam, Giám đốc Văn phòng thực địa của Bộ Du lịch Nepal đặt tại Base Camp (Trại Cơ sở), xác nhận Lama lên đỉnh Everest lúc 6h23 ngày 23/5. Cô khởi hành lúc 15h 52 phút ngày 22/5 từ Everest Base Camp. Từ đỉnh Everest, Lama trở về Base Camp với chỉ hơn 10 tiếng.
Lama được chào đón sau khi chinh phục đỉnh Everest và quay về Base Camp. Video: Gautam Khim Lal/X
Lama là hướng dẫn và cứu hộ trực thăng, giải cứu người leo núi bị thương tại những địa hình núi quá nguy hiểm, máy bay không thể đến gần hoặc hạ cánh. Khi đó trực thăng phải bay treo và thả dây xuống để cứu hộ đu dây xuống cứu khách gặp nạn. Trước đó, Lama đã chinh phục một số đỉnh núi nằm trong top cao nhất thế giới khác như Manaslu và Cho Oyu, đều thuộc dãy Himalaya.
"Cô ấy rất dũng cảm, quyết tâm và luyện tập chăm chỉ để vươn tới đỉnh cao", nữ vận động viên leo núi Maya Sherpa người Nepal nói về Lama. Kỷ lục của Lama cũng được đánh giá là trở thành nguồn cảm hứng cho những nhà leo núi nữ ở Nepal.
Lama giành kỷ lục Guinness "Người phụ nữ leo lên đỉnh Everest nhanh nhất thế giới" năm 2018. Kỷ lục bị phá vào năm 2021 bởi Ada Tsang Yin hung, người Hong Kong, Trung Quốc. Ada rời Base Camp lúc 1h 20 phút ngày 22/5/2021 và chinh phục đỉnh Everest vào ngày hôm sau, sau 25 giờ 50 phút.
Nhà leo núi người Nepal, Lhakpa Gelu Sherpa, hiện giữ kỷ lục Guinness là người chinh phục đỉnh Evererst nhanh nhất với 10 tiếng 56 phút vào năm 2003.
Một ngày trước khi Lama lập kỷ lục là nhà leo núi nữ chinh phục đỉnh Everest nhanh nhất thế giới, một hướng dẫn viên leo núi nổi tiếng khác là Kami Rita đã lập kỷ lục chinh phục đỉnh Everest nhiều nhất thế giới với 30 lần.