Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Làng Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) những ngày tiễn ông Công ông Táo trở nên sôi động khi những nồi xôi thơm dẻo được nấu liên tục để đáp ứng nhu cầu tăng gấp ba lần của người dân.
1
Để có được những hạt xôi dẻo thơm, người dân Phú Thượng rất kỹ lưỡng trong khâu chọn nguyên liệu. Gạo nếp cái hoa vàng được chị Nguyễn Thị Thu, một người có 8 năm kinh nghiệm trong nghề, trực tiếp tuyển chọn từ các tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên. Trước khi đồ, gạo cùng đậu xanh tách vỏ phải trải qua quá trình ngâm kỹ lưỡng từ 8-10 tiếng.
Sau khi ngâm đủ thời gian, gạo và đậu được đổ ra đãi thêm 1-2 lần rồi cho lên các rổ lớn để ráo nước.
Sau đó rắc muối trắng trộn đều, tạo vị đậm đà. Mỗi ngày, nhà chị Thu đồ khoảng 60 kg xôi, bán buôn cho các cửa hàng một nửa, nửa còn lại bán lẻ. Ngày lễ Tết lượng xôi lên đến 180 kg.
Cách nhà chị Thu hơn 30 m, gia đình chị Nguyễn Thị Minh Yến đã có hơn 10 năm gắn bó với nghề làm xôi truyền thống. Vào những ngày giáp Tết, cả gia đình chị Yến cùng huy động 5-6 người, tất bật bên những nồi xôi nghi ngút khói tại sân nhà. Xôi gấc với màu đỏ may mắn luôn là sản phẩm được ưa chuộng nhất. Ngoài ra, xôi xéo với màu vàng óng từ bột nghệ cũng là một đặc sản không thể thiếu của làng Phú Thượng.
Gạo đã lên màu được chia vào các túi bằng vải màn giúp xôi chín đều, không bị nát dưới đáy nồi và đồ một lúc được nhiều loại mà không bị lẫn vào nhau. “Nguyên liệu đầu vào là rất quan trọng, đầu vào phải ngon thì xôi mới ngon được” chị Thu nói.
Ông Nguyễn Đình Dũng, 50 tuổi, đồ khoảng 100 kg xôi chuẩn bị bán dịp Tết ông Táo về trời, chủ yếu là xôi ngô, gấc và xôi hoa cau. Xôi sau khi đồ được cho vào giá trên cao để nguội.
Cuối năm là thời điểm nhiều cơ quan chức tất niên, công việc của các hộ dân bán xôi cũng nhiều hơn. Mới đây, một trung tâm tổ chức sự kiện đặt lượng xôi lớn cho khoảng 5.000 người khiến ông phải đồ suốt một ngày mới hoàn thành đơn hàng.
Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình làm xôi chuyển qua sử dụng nồi điện tiết kiệm thời gian. Mỗi mẻ xôi chỉ mất khoảng 30 phút để thành phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tối giản nhân công làm việc.
Xôi sau khi đã đồ lần một được lấy ra để nguội, đến gần sáng trước khi đi bán đồ lại lần 2 giúp hạt xôi dẻo hơn.
Vào dịp 23 tháng Chạp, các nghệ nhân làm xôi đã tạo hình xôi thành những chú cá vàng, cá chép đủ màu sắc, hay những bông hoa ngũ sắc rực rỡ. Để phục vụ nhu cầu của khách hàng, các hộ gia đình đã nhận đặt hàng trước và đóng gói cẩn thận, đảm bảo xôi luôn giữ được hương vị thơm ngon khi đến tay người tiêu dùng.
Chiếc xe ô tô chở đầy xôi tới các điểm bán lẻ, siêu thị. Xôi không thể để hết trong cốp nên không gian ghế ngồi phía trên cũng được tận dụng.
1
Để có được những hạt xôi dẻo thơm, người dân Phú Thượng rất kỹ lưỡng trong khâu chọn nguyên liệu. Gạo nếp cái hoa vàng được chị Nguyễn Thị Thu, một người có 8 năm kinh nghiệm trong nghề, trực tiếp tuyển chọn từ các tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên. Trước khi đồ, gạo cùng đậu xanh tách vỏ phải trải qua quá trình ngâm kỹ lưỡng từ 8-10 tiếng.
Sau khi ngâm đủ thời gian, gạo và đậu được đổ ra đãi thêm 1-2 lần rồi cho lên các rổ lớn để ráo nước.
Sau đó rắc muối trắng trộn đều, tạo vị đậm đà. Mỗi ngày, nhà chị Thu đồ khoảng 60 kg xôi, bán buôn cho các cửa hàng một nửa, nửa còn lại bán lẻ. Ngày lễ Tết lượng xôi lên đến 180 kg.
Cách nhà chị Thu hơn 30 m, gia đình chị Nguyễn Thị Minh Yến đã có hơn 10 năm gắn bó với nghề làm xôi truyền thống. Vào những ngày giáp Tết, cả gia đình chị Yến cùng huy động 5-6 người, tất bật bên những nồi xôi nghi ngút khói tại sân nhà. Xôi gấc với màu đỏ may mắn luôn là sản phẩm được ưa chuộng nhất. Ngoài ra, xôi xéo với màu vàng óng từ bột nghệ cũng là một đặc sản không thể thiếu của làng Phú Thượng.
Gạo đã lên màu được chia vào các túi bằng vải màn giúp xôi chín đều, không bị nát dưới đáy nồi và đồ một lúc được nhiều loại mà không bị lẫn vào nhau. “Nguyên liệu đầu vào là rất quan trọng, đầu vào phải ngon thì xôi mới ngon được” chị Thu nói.
Ông Nguyễn Đình Dũng, 50 tuổi, đồ khoảng 100 kg xôi chuẩn bị bán dịp Tết ông Táo về trời, chủ yếu là xôi ngô, gấc và xôi hoa cau. Xôi sau khi đồ được cho vào giá trên cao để nguội.
Cuối năm là thời điểm nhiều cơ quan chức tất niên, công việc của các hộ dân bán xôi cũng nhiều hơn. Mới đây, một trung tâm tổ chức sự kiện đặt lượng xôi lớn cho khoảng 5.000 người khiến ông phải đồ suốt một ngày mới hoàn thành đơn hàng.
Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình làm xôi chuyển qua sử dụng nồi điện tiết kiệm thời gian. Mỗi mẻ xôi chỉ mất khoảng 30 phút để thành phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tối giản nhân công làm việc.
Xôi sau khi đã đồ lần một được lấy ra để nguội, đến gần sáng trước khi đi bán đồ lại lần 2 giúp hạt xôi dẻo hơn.
Vào dịp 23 tháng Chạp, các nghệ nhân làm xôi đã tạo hình xôi thành những chú cá vàng, cá chép đủ màu sắc, hay những bông hoa ngũ sắc rực rỡ. Để phục vụ nhu cầu của khách hàng, các hộ gia đình đã nhận đặt hàng trước và đóng gói cẩn thận, đảm bảo xôi luôn giữ được hương vị thơm ngon khi đến tay người tiêu dùng.
Chiếc xe ô tô chở đầy xôi tới các điểm bán lẻ, siêu thị. Xôi không thể để hết trong cốp nên không gian ghế ngồi phía trên cũng được tận dụng.