Người thông minh như vậy, không sống được lâu đâu!
Tư Mã Ý đang câu cá, thì thấy Tào Phi đến than thở. Tào Phi là con của Tào Tháo, đang trong giai đoạn “ghi điểm” với cha để có thể kế thừa đại nghiệp. Giữa giai đoạn cam go ấy, phía bên đối thủ cạnh tranh là Tào Thực, xuất hiện một người thông minh tuyệt đỉnh, đó là Dương Tu.
Dương Tu theo quân Tào đã lâu, nhưng gần đây người ta bàn tán về ông rất nhiều, vì ông rất hiểu ý Tào Tháo. Như lần Tào Tháo tới hậu hoa viên mới được tu sửa, không nói câu nào mà chỉ viết chữ “Hoạt” - 活 trên cửa. Không ai hiểu gì, chỉ có Dương Tu hiểu: chữ “Hoạt” nằm trong cánh cửa (chữ Môn - 門) tức là chữ Khoát (nghĩa là rộng - 闊). Tào Tháo chê cửa quá rộng, cần sửa lại.
Tương tự, có lần Tào Tháo được tặng một hộp bánh, trên hộp bánh có đề "nhất hộp tô" 一合酥 ("một hộp bánh"). Dương Tu nhìn thấy liền đem đi chia hết, khi Tào Tháo về hỏi, thì Tu giải thích theo lối chiết tự chữ Hán rằng: chính chữ "nhất hộp tô" đó có thể hiểu là "nhất nhân nhất khẩu tô" 一人一口酥 ("mỗi người một bánh").
Nghe xong, Tư Mã Ý nói: “Thông minh, thật là thông minh, người thông minh tới mức độ này, sống không lâu đâu”.
Trong WECAP, Tư Mã Ý là nhân vật có tiềm năng Trí tuệ (W-Wisdom) rất mạnh. Ông nhìn được bản chất vấn đề trong mọi chuyện. Ông nhìn thấu được Dương Tu lúc này đang trong vùng tối của tiềm năng Giàu có (E - Enrichment), liền giải thích câu vừa nói cho Tào Phi:
“Dương Tu tự cho mình tài cao, nhiều lần đoán được thừa tướng nghĩ gì. Thần tử như vậy, chẳng phải là phạm đại kỵ của thừa tướng sao. Người làm chủ, không thích những thuộc hạ hoàn toàn không hiểu tâm ý của mình, nhưng cũng không thích những thuộc hạ hoàn toàn nhìn được tâm ý của mình. Hai loại người này, người chủ luôn căm ghét loại thứ hai.
Tại sao chứ? Một thuộc hạ luôn luôn nhìn thấu suy nghĩ của thừa tướng, thì thừa tướng còn uy quyền gì nữa? Phải nhớ là uy quyền mà nắm bắt mới là uy quyền thực sự. Nhưng Tu tự cho mình tài giỏi, luôn luôn khoe bản lĩnh của mình, đã là phạm đại kỵ của Thừa tướng rồi”
Không lâu sau đó, trong trận chiến Hán Trung, Tào Tháo truyền khẩu lệnh “gân gà”. Không ai hiểu gì, chỉ Dương Tu hiểu hai chữ này là: Hán Trung như gân gà, ăn thì không có thịt mà bỏ thì tiếc.
Hiểu vậy, Dương Tu bèn tự ý truyền lệnh cho binh sĩ thu dọn hành lý rút quân. Tào Tháo nhân cớ đó, nói Dương Tu tự ý làm càn, khiến lòng quân dao động. Ông lệnh bắt Dương Tu c.h.é.m đầu.
Qua tình huống này mới thấy việc hiểu mình, hiểu người quan trọng như nào. Dương Tu hiểu ý Tào Tháo, nhưng lại chưa hiểu tâm lý lãnh đạo nên mang họa sát thân.
Còn hiểu mình, là phải biết mình có đang rơi vào vùng tối không để dừng lại kịp thời. Dương Tu rơi vào vùng tối Giàu có mà không biết. Tu tự cho mình giỏi, thích khoe khoang, không dừng lại mà ngày càng làm quá, nên không giữ được mạng.
Tư Mã Ý đang câu cá, thì thấy Tào Phi đến than thở. Tào Phi là con của Tào Tháo, đang trong giai đoạn “ghi điểm” với cha để có thể kế thừa đại nghiệp. Giữa giai đoạn cam go ấy, phía bên đối thủ cạnh tranh là Tào Thực, xuất hiện một người thông minh tuyệt đỉnh, đó là Dương Tu.
Dương Tu theo quân Tào đã lâu, nhưng gần đây người ta bàn tán về ông rất nhiều, vì ông rất hiểu ý Tào Tháo. Như lần Tào Tháo tới hậu hoa viên mới được tu sửa, không nói câu nào mà chỉ viết chữ “Hoạt” - 活 trên cửa. Không ai hiểu gì, chỉ có Dương Tu hiểu: chữ “Hoạt” nằm trong cánh cửa (chữ Môn - 門) tức là chữ Khoát (nghĩa là rộng - 闊). Tào Tháo chê cửa quá rộng, cần sửa lại.
Tương tự, có lần Tào Tháo được tặng một hộp bánh, trên hộp bánh có đề "nhất hộp tô" 一合酥 ("một hộp bánh"). Dương Tu nhìn thấy liền đem đi chia hết, khi Tào Tháo về hỏi, thì Tu giải thích theo lối chiết tự chữ Hán rằng: chính chữ "nhất hộp tô" đó có thể hiểu là "nhất nhân nhất khẩu tô" 一人一口酥 ("mỗi người một bánh").
Nghe xong, Tư Mã Ý nói: “Thông minh, thật là thông minh, người thông minh tới mức độ này, sống không lâu đâu”.
Trong WECAP, Tư Mã Ý là nhân vật có tiềm năng Trí tuệ (W-Wisdom) rất mạnh. Ông nhìn được bản chất vấn đề trong mọi chuyện. Ông nhìn thấu được Dương Tu lúc này đang trong vùng tối của tiềm năng Giàu có (E - Enrichment), liền giải thích câu vừa nói cho Tào Phi:
“Dương Tu tự cho mình tài cao, nhiều lần đoán được thừa tướng nghĩ gì. Thần tử như vậy, chẳng phải là phạm đại kỵ của thừa tướng sao. Người làm chủ, không thích những thuộc hạ hoàn toàn không hiểu tâm ý của mình, nhưng cũng không thích những thuộc hạ hoàn toàn nhìn được tâm ý của mình. Hai loại người này, người chủ luôn căm ghét loại thứ hai.
Tại sao chứ? Một thuộc hạ luôn luôn nhìn thấu suy nghĩ của thừa tướng, thì thừa tướng còn uy quyền gì nữa? Phải nhớ là uy quyền mà nắm bắt mới là uy quyền thực sự. Nhưng Tu tự cho mình tài giỏi, luôn luôn khoe bản lĩnh của mình, đã là phạm đại kỵ của Thừa tướng rồi”
Không lâu sau đó, trong trận chiến Hán Trung, Tào Tháo truyền khẩu lệnh “gân gà”. Không ai hiểu gì, chỉ Dương Tu hiểu hai chữ này là: Hán Trung như gân gà, ăn thì không có thịt mà bỏ thì tiếc.
Hiểu vậy, Dương Tu bèn tự ý truyền lệnh cho binh sĩ thu dọn hành lý rút quân. Tào Tháo nhân cớ đó, nói Dương Tu tự ý làm càn, khiến lòng quân dao động. Ông lệnh bắt Dương Tu c.h.é.m đầu.
Qua tình huống này mới thấy việc hiểu mình, hiểu người quan trọng như nào. Dương Tu hiểu ý Tào Tháo, nhưng lại chưa hiểu tâm lý lãnh đạo nên mang họa sát thân.
Còn hiểu mình, là phải biết mình có đang rơi vào vùng tối không để dừng lại kịp thời. Dương Tu rơi vào vùng tối Giàu có mà không biết. Tu tự cho mình giỏi, thích khoe khoang, không dừng lại mà ngày càng làm quá, nên không giữ được mạng.