Người tiêu dùng Việt mua gì và ở đâu khi mua sắm trực tuyến?

1681784644305.png


Ngành mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng, nhanh hơn mức tăng trưởng chung của ngành bán lẻ. Q&Me đã thực hiện một khảo sát với những người mua sắm trực tuyến thường xuyên tại Hồ Chí Minh và Hà Nội để tìm hiểu về các ngành hàng cũng như các kênh mua sắm phổ biến.

Shopee là kênh mua sắm trực tuyến phổ biến nhất, tiếp đó là Lazada. Bên cạnh những kênh mua sắm trực tuyến lớn, hình thức thương mại xã hội (social commerce) cũng đang phổ biến đối với người Việt. Không chỉ có Facebook, một trang mạng xã hội đã phổ biến đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Việt Nam hoặc cá nhân để bán sản phẩm, TikTok hiện cũng đã trở thành một nền tảng mạng xã hội bán sản phẩm nổi tiếng thứ 2 (chỉ sau Facebook).



Giá cả tốt, chương trình khuyến mãi, có nhiều thông tin và đa dạng sản phẩm là những yếu tố khiến người Việt mua sắm trực tuyến. Nếu như các trang thương mại điện tử được nghĩ đến như là các kênh mua sắm với mức giá hấp dẫn, hình ảnh và dịch vụ giao hàng tốt; thì các trang thương mại xã hội (social commerce) lại nổi tiếng với việc dễ dàng sử dụng. Mặt khác, các cửa hàng trực tuyến của Thế Giới Di Động hay Điện Máy Xanh cũng gây ấn tượng bởi dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình.



Xem xét đến hành vi mua sắm trực tuyến của người Việt theo từng ngành hàng, người Việt sử dụng các trang thương mại điện tử thoải mái nhất khi mua các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe và thời trang. 38% đáp viên nói rằng họ chủ yếu mua các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp hoặc sức khỏe thông qua hình thức trực tuyến. Theo sau đó, tỷ lệ khi mua sắm thời trang cũng đạt 32%.



Người Việt không lựa chọn cố định một kênh mua sắm trực tuyến nào, thay vào đó, họ lựa chọn kênh mua sắm dựa vào ngành hàng mà họ muốn mua. Cụ thể, họ lựa chọn các trang thương mại điện tử nếu như có nhu cầu mua sắm các món đồ liên quan đến mẹ và bé, thời trang, làm đẹp và sức khỏe.

Bên cạnh đó, các trang thương mại xã hội (social commerce) cũng được ưa chuộng khi mua sắm các ngành hàng kể trên. Mặt khác, họ có xu hướng sử dụng các kênh online của các chuỗi cửa hàng lớn khi có nhu cầu mua sắm về IT, đồ dùng gia đình hay thực phẩm. Thế Giới Di Động thường được lựa chọn để mua thiết bị IT, Điện Máy Xanh thường được lựa chọn để mua vật dụng gia định, và Bách Hóa Xanh thường được lựa chọn để mua thực phẩm.



Xem xét đến hai yếu tố này, các sản phẩm mua sắm trực tuyến có thể được xếp như hình dưới. Người Việt thường lựa chọn các trang thương mại điện tử hoặc thương mại xã hội (social commerce) khi có nhu cầu mua sắm về thời trang, sắc đẹp hoặc sức khỏe. Họ vẫn chần chừ và ưu tiên lựa chọn các cửa hàng vật lý khi mua thực phẩm và thiết bị nhà cửa. Ngay cả khi họ mua trực tuyến các ngành hàng này, họ vẫn có xu hướng lựa chọn các trang trực tuyến của các chuỗi cửa hàng vật lý.



Điều gì khiến hành vi mua sắm trực tuyến của người Việt khác nhau theo từng ngành hàng?

Có một vài yếu tố quan trọng sau:

  • Giá cả: Đối với thiết bị gia đình và IT, đây là những món đồ có giá trị lớn đối với đa số người Việt, và họ thường có xu hướng cẩn thận hơn trong quá trình mua sắm của mình. Mặc dù phụ thuộc vào Internet để thu thập thông tin, họ vẫn thích mua thông qua các cửa hàng bán lẻ lớn.
  • Độ tươi ngon và thời gian: Đây là lý do chính cho ngành thực phẩm. Người Việt thích lựa chọn trực tiếp khi nhìn vào sản phẩm. Thêm vào đó, họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm ngay lập tức. Điều này khiến cho thời gian giao hàng trở thành rào cản chính khiến họ ít lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến.
  • Sự đa dạng sản phẩm: Đây là lý do tốt cho thời trang, sắc đẹp và sức khỏe. Sản phẩm trên thị trường rất đa dạng nên ngay cả những cửa hàng lớn cũng khó có thể trưng bày hết tất cả các mặt hàng. Thông qua Internet, người Việt có thể lựa chọn tất cả các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
  • Thông tin: Người tiêu dùng thường tìm hiểu thông tin để tránh việc đưa ra các quyết định mua sắm sai lầm. Họ sử dụng thông tin rất khác nhau. Đối với các mặt hàng về thiết bị nhà cửa và IT, họ tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia, bởi công nghệ không phải là ngành mà ai cũng có thể đưa ra được lời khuyên. Mặt khác, khi mua các sản phẩm về sức khỏe và sắc đẹp, người tiêu dùng tìm kiếm các ý kiến khách quan, đáng tin cậy từ những người mua hàng khác đã từng sản phẩm. Bởi họ nghĩ rằng có quá nhiều thông tin quảng cáo và nhu cầu của mỗi người cho từng sản phẩm là khác nhau.
Thông qua tất cả các yếu tố đã nói ở trên, công nghệ và vận hành là hai yếu tố vượt qua rất nhiều những rào cản khác khiến người Việt hạn chế mua sắm trực tuyến. Bên cạnh đó, nhiều nhãn hàng và nhà cung cấp dịch vụ đã xem xét về hành trình phức tạp của người tiêu dùng để có thể cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn. Trong vài năm tới, mức độ thâm nhập của thị trường trực tuyến sẽ cao hơn và người tiêu dùng sẽ sử dụng thị trường trực tuyến một cách hiệu quả hơn.
 
Bên trên