Ngọc Vàng
Well-known member
Liệu một người trẻ tuổi nên chọn sống kỷ luật để tích lũy kinh nghiệm, tập trung vào công việc và phát triển sự nghiệp của mình hay ưu tiên trải nghiệm theo cảm xúc?
Liệu người trẻ nên sống theo trải nghiệm cảm xúc hay kỷ luật để tích lũy kinh nghiệm? Ảnh: Bảo Trân
“Trải nghiệm” và “kinh nghiệm” là hai khái niệm có những điểm giống nhau nhất định. Một lối sống ưu tiên kinh nghiệm là tập trung phát triển sự nghiệp, cố gắng làm việc và trau dồi kiến thức một cách có kỷ luật. Trong khi trải nghiệm là lối sống dồn sức vào những thứ mà chỉ tuổi trẻ mới có được để không bỏ lỡ bất kỳ điều gì.
Tại sao nên ưu tiên trải nghiệm? Mỗi độ tuổi sẽ phù hợp với một công việc nhất định. Khi đang ở độ tuổi 20, nhiều người nghĩ mình nên đầu tư vào bản thân bằng những trải nghiệm, bằng việc mình dám đi, dám khám phá những cái mà sau này, khi đã không còn trẻ thì không thể cảm nhận được nữa. Việc tích lũy kinh nghiệm, lo lắng cho cuộc sống dài lâu là việc của sau này, sau 30 tuổi.
Thế nhưng, điều này lại đặt ra một câu hỏi nếu không nghĩ cho cuộc sống thì làm thế nào để có tiền, có thời gian để tận hưởng, trải nghiệm? Tiền và sự tự do là những thứ cần cố gắng mới có được. Đây là suy nghĩ mà nhóm người chọn kinh nghiệm thuyết phục rằng người trẻ phải tập trung sự nghiệp trước để có nền tảng và điều kiện để trải nghiệm được trọn vẹn.
Tuy nhiên, trải nghiệm và kinh nghiệm không phải là hai điều tách biệt và hoàn toàn đối lập với nhau. Có người lựa chọn đi song song trên cả hai con đường trải nghiệm và kinh nghiệm nhưng mỗi cá nhân lại có sự ưu tiên hơn một trong hai con đường chứ không bỏ hẳn điều gì để đi về hướng ngược lại. Nếu người ưa kinh nghiệm cảm thấy việc tận hưởng cuộc sống là điều thỉnh thoảng nên làm thì với người thích trải nghiệm, kiếm tiền không phải ưu tiên hàng đầu của họ.
Nếu tuổi trẻ chưa “trầy trật”, chưa cố gắng qua những công việc khác nhau thì liệu có cách nào để tìm ra công việc phù hợp với bản thân nhất? Câu trả lời của “hội” trải nghiệm là có. Nếu những năm 20 tuổi cứ đâm đầu vào công việc, dần dần con người họ sẽ trở nên nhàm chán và liệu những mục tiêu đặt ra những năm tháng tuổi trẻ đó có thực sự là điều họ muốn? Cách họ đi tìm “chân ái”, tìm ra công việc mình thực sự yêu thích là nhìn ngắm thế giới, khám phá và trải nghiệm.
Ngược lại, nếu chọn kinh nghiệm, những cố gắng của tuổi trẻ ở thời điểm hiện tại chính là nền móng cho sự thoải mái trong tương lai. Nếu năm 30 tuổi, những người chọn trải nghiệm bắt đầu lo cho cuộc sống, sự nghiệp thì “hội” kinh nghiệm sẽ có thể tận hưởng những thành quả mình đạt được nhờ những cố gắng trước kia.
Tại sao không rèn cho mình lối sống kỷ luật ngay từ bây giờ? Khi còn trẻ, “cơ bắp kỷ luật” cũng tương tự như cơ bắp trên cơ thể, càng bắt “nó” hoạt động thì “nó” mới càng khỏe mạnh, dẻo dai. Nếu những năm 20 tuổi, “cơ bắp kỷ luật” cứ thế trôi đi bởi thái độ thả lỏng với cuộc sống thì điều gì thuyết phục được bản thân năm 30 tuổi sẽ có thể “vực dậy” và đẩy mức kỷ luật bản thân lên mức tối đa?
Nhiều người thời thanh niên quá tập trung cho sự nghiệp đến nỗi bỏ lỡ nhiều thú vui của cuộc đời. Đến những năm 40, 50 tuổi, họ muốn trải nghiệm những thứ hồi trẻ chưa có cơ hội. Thế nhưng, ràng buộc về cuộc sống ở thời điểm hiện tại quá lớn, họ không thể bỏ mọi thứ để “đi chơi”.
Điều này phụ thuộc vào quan niệm của mỗi người về niềm vui. Có người cảm thấy phải đi nhiều, chơi nhiều mới là vui nhưng cũng có người thấy vui với công việc hiện tại của mình.
Nếu có một quả táo một nửa đắng, một nửa ngọt, bắt buộc bạn phải ăn hết thì bạn sẽ chọn ăn phần nào trước? Có người chọn ăn phần đắng trước để khi ăn hết quả táo nó sẽ để lại vị ngọt sau cùng. Tuy nhiên, nhiều người chọn phần ngọt trước, đắng sau. Đây chính là cách một người muốn hưởng thụ và nhìn nhận cuộc đời. Vậy bạn sẽ chọn phần nào để ăn trước? Và đâu là câu trả lời của bạn cho câu hỏi nên sống theo trải nghiệm cảm xúc hay kỷ luật để tích lũy kinh nghiệm?
Liệu người trẻ nên sống theo trải nghiệm cảm xúc hay kỷ luật để tích lũy kinh nghiệm? Ảnh: Bảo Trân
“Trải nghiệm” và “kinh nghiệm” là hai khái niệm có những điểm giống nhau nhất định. Một lối sống ưu tiên kinh nghiệm là tập trung phát triển sự nghiệp, cố gắng làm việc và trau dồi kiến thức một cách có kỷ luật. Trong khi trải nghiệm là lối sống dồn sức vào những thứ mà chỉ tuổi trẻ mới có được để không bỏ lỡ bất kỳ điều gì.
Tại sao nên ưu tiên trải nghiệm? Mỗi độ tuổi sẽ phù hợp với một công việc nhất định. Khi đang ở độ tuổi 20, nhiều người nghĩ mình nên đầu tư vào bản thân bằng những trải nghiệm, bằng việc mình dám đi, dám khám phá những cái mà sau này, khi đã không còn trẻ thì không thể cảm nhận được nữa. Việc tích lũy kinh nghiệm, lo lắng cho cuộc sống dài lâu là việc của sau này, sau 30 tuổi.
Thế nhưng, điều này lại đặt ra một câu hỏi nếu không nghĩ cho cuộc sống thì làm thế nào để có tiền, có thời gian để tận hưởng, trải nghiệm? Tiền và sự tự do là những thứ cần cố gắng mới có được. Đây là suy nghĩ mà nhóm người chọn kinh nghiệm thuyết phục rằng người trẻ phải tập trung sự nghiệp trước để có nền tảng và điều kiện để trải nghiệm được trọn vẹn.
Tuy nhiên, trải nghiệm và kinh nghiệm không phải là hai điều tách biệt và hoàn toàn đối lập với nhau. Có người lựa chọn đi song song trên cả hai con đường trải nghiệm và kinh nghiệm nhưng mỗi cá nhân lại có sự ưu tiên hơn một trong hai con đường chứ không bỏ hẳn điều gì để đi về hướng ngược lại. Nếu người ưa kinh nghiệm cảm thấy việc tận hưởng cuộc sống là điều thỉnh thoảng nên làm thì với người thích trải nghiệm, kiếm tiền không phải ưu tiên hàng đầu của họ.
Nếu tuổi trẻ chưa “trầy trật”, chưa cố gắng qua những công việc khác nhau thì liệu có cách nào để tìm ra công việc phù hợp với bản thân nhất? Câu trả lời của “hội” trải nghiệm là có. Nếu những năm 20 tuổi cứ đâm đầu vào công việc, dần dần con người họ sẽ trở nên nhàm chán và liệu những mục tiêu đặt ra những năm tháng tuổi trẻ đó có thực sự là điều họ muốn? Cách họ đi tìm “chân ái”, tìm ra công việc mình thực sự yêu thích là nhìn ngắm thế giới, khám phá và trải nghiệm.
Ngược lại, nếu chọn kinh nghiệm, những cố gắng của tuổi trẻ ở thời điểm hiện tại chính là nền móng cho sự thoải mái trong tương lai. Nếu năm 30 tuổi, những người chọn trải nghiệm bắt đầu lo cho cuộc sống, sự nghiệp thì “hội” kinh nghiệm sẽ có thể tận hưởng những thành quả mình đạt được nhờ những cố gắng trước kia.
Tại sao không rèn cho mình lối sống kỷ luật ngay từ bây giờ? Khi còn trẻ, “cơ bắp kỷ luật” cũng tương tự như cơ bắp trên cơ thể, càng bắt “nó” hoạt động thì “nó” mới càng khỏe mạnh, dẻo dai. Nếu những năm 20 tuổi, “cơ bắp kỷ luật” cứ thế trôi đi bởi thái độ thả lỏng với cuộc sống thì điều gì thuyết phục được bản thân năm 30 tuổi sẽ có thể “vực dậy” và đẩy mức kỷ luật bản thân lên mức tối đa?
Nhiều người thời thanh niên quá tập trung cho sự nghiệp đến nỗi bỏ lỡ nhiều thú vui của cuộc đời. Đến những năm 40, 50 tuổi, họ muốn trải nghiệm những thứ hồi trẻ chưa có cơ hội. Thế nhưng, ràng buộc về cuộc sống ở thời điểm hiện tại quá lớn, họ không thể bỏ mọi thứ để “đi chơi”.
Điều này phụ thuộc vào quan niệm của mỗi người về niềm vui. Có người cảm thấy phải đi nhiều, chơi nhiều mới là vui nhưng cũng có người thấy vui với công việc hiện tại của mình.
Nếu có một quả táo một nửa đắng, một nửa ngọt, bắt buộc bạn phải ăn hết thì bạn sẽ chọn ăn phần nào trước? Có người chọn ăn phần đắng trước để khi ăn hết quả táo nó sẽ để lại vị ngọt sau cùng. Tuy nhiên, nhiều người chọn phần ngọt trước, đắng sau. Đây chính là cách một người muốn hưởng thụ và nhìn nhận cuộc đời. Vậy bạn sẽ chọn phần nào để ăn trước? Và đâu là câu trả lời của bạn cho câu hỏi nên sống theo trải nghiệm cảm xúc hay kỷ luật để tích lũy kinh nghiệm?