quan03
Trần Anh Quân
Mối quan tâm đến Bitcoin trên mạng xã hội Trung Quốc tăng vọt khi giá đồng này vượt 60.000 USD, dù giao dịch tiền số bị cấm ở nước này.
Bitcoin tăng giá gần 20% chỉ trong một tuần lên mức 64.000 USD mỗi đồng và trở thành chủ đề thịnh hành trên tất cả nền tảng mạng xã hội lớn của Trung Quốc. Trong khi đó, hoạt động liên quan đến tiền điện tử đã bị chính phủ cấm.
Quầy giao dịch tại một cửa hàng của Crypto HK ở Hong Kong. Ảnh: Reuters
Chỉ riêng trong ngày 28/2, từ khóa Bitcoin được tìm kiếm nhiều thứ 11 trên Weibo. Còn theo dữ liệu của WeChat Index, việc tìm kiếm và thảo luận về tiền số này trong ứng dụng, video, livestream và bài đăng đã tăng 358% so với một ngày trước đó. So với ngày 13/2, mức độ phổ biến của Bitcoin trên WeChat tăng 676%.
"Sự quan tâm mạnh mẽ tới Bitcoin cho thấy cộng đồng người đam mê tiền số vẫn tiếp tục phát triển nở rộ, bất chấp lập trường cứng rắn của Bắc Kinh trong việc chống lại các hoạt động liên quan đến loại hình này", SCMP bình luận.
Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường giám sát tiền số những năm qua với lý do rủi ro đối với sự ổn định tài chính. Cuối tháng 9/2021, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cấm mọi hoạt động giao dịch liên quan đến tiền mã hóa (cryptocurrency).
Tuy nhiên, theo Reuters, từ tháng 1, tiền số đang quay trở lại là kênh đầu tư hấp dẫn đối với nhiều người ở Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Giao dịch thông qua một số sàn tiền số lớn vẫn diễn ra sôi nổi, dù người dùng phải sử dụng các thủ thuật để vượt "tường lửa".
Chẳng hạn, Binance tuyên bố không hoạt động ở Trung Quốc đại lục, nhưng người dùng vẫn có thể tạo tài khoản nếu đặt vị trí là đảo Đài Loan.
Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu Chainalysis về chỉ số yêu thích tiền điện tử ở 20 quốc gia lớn, Trung Quốc chiếm vị trí số 11 năm ngoái. Năm 2022, nước này xếp thứ 10. Về khối lượng giao dịch ngang hàng (P2P), nước này đứng thứ 13, tăng từ vị trí thứ 144 năm 2022.
Cũng theo Chainalysis, dù bị cấm, thị trường tiền số Trung Quốc vẫn ghi nhận giao dịch trị giá 86,4 tỷ USD giai đoạn từ tháng 7/2022 đến 6/2023. Số giao dịch lớn của nhà đầu tư cá nhân (từ 10.000 đến một triệu USD) chiếm hơn 6%, gần gấp đôi toàn cầu. Phần lớn hoạt động tiền số tại Trung Quốc "được thực hiện qua kênh phi tập trung, không chính thức, hoặc trao đổi ngang hàng (P2P)", Chainalysis cho biết trong báo cáo.
Ngoài ra, theo hồ sơ phá sản của sàn FTX công bố năm 2022, các nhà đầu tư tại Trung Quốc đại lục chiếm 8% số người dùng của nền tảng.
Bị cấm ở đại lục, nhưng tại thành phố Hong Kong, nhiều cửa hàng được mở ra ở các tuyến phố đông đúc để giao dịch tiền số. Theo Chainalysis, các diễn biến gần đây có thể là dấu hiệu cho thấy "giới chức Trung Quốc đang dần chấp nhận tiền số, và Hong Kong là nơi thử nghiệm cho các nỗ lực đó".
Bitcoin tăng giá gần 20% chỉ trong một tuần lên mức 64.000 USD mỗi đồng và trở thành chủ đề thịnh hành trên tất cả nền tảng mạng xã hội lớn của Trung Quốc. Trong khi đó, hoạt động liên quan đến tiền điện tử đã bị chính phủ cấm.
Quầy giao dịch tại một cửa hàng của Crypto HK ở Hong Kong. Ảnh: Reuters
Chỉ riêng trong ngày 28/2, từ khóa Bitcoin được tìm kiếm nhiều thứ 11 trên Weibo. Còn theo dữ liệu của WeChat Index, việc tìm kiếm và thảo luận về tiền số này trong ứng dụng, video, livestream và bài đăng đã tăng 358% so với một ngày trước đó. So với ngày 13/2, mức độ phổ biến của Bitcoin trên WeChat tăng 676%.
"Sự quan tâm mạnh mẽ tới Bitcoin cho thấy cộng đồng người đam mê tiền số vẫn tiếp tục phát triển nở rộ, bất chấp lập trường cứng rắn của Bắc Kinh trong việc chống lại các hoạt động liên quan đến loại hình này", SCMP bình luận.
Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường giám sát tiền số những năm qua với lý do rủi ro đối với sự ổn định tài chính. Cuối tháng 9/2021, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cấm mọi hoạt động giao dịch liên quan đến tiền mã hóa (cryptocurrency).
Tuy nhiên, theo Reuters, từ tháng 1, tiền số đang quay trở lại là kênh đầu tư hấp dẫn đối với nhiều người ở Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Giao dịch thông qua một số sàn tiền số lớn vẫn diễn ra sôi nổi, dù người dùng phải sử dụng các thủ thuật để vượt "tường lửa".
Chẳng hạn, Binance tuyên bố không hoạt động ở Trung Quốc đại lục, nhưng người dùng vẫn có thể tạo tài khoản nếu đặt vị trí là đảo Đài Loan.
Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu Chainalysis về chỉ số yêu thích tiền điện tử ở 20 quốc gia lớn, Trung Quốc chiếm vị trí số 11 năm ngoái. Năm 2022, nước này xếp thứ 10. Về khối lượng giao dịch ngang hàng (P2P), nước này đứng thứ 13, tăng từ vị trí thứ 144 năm 2022.
Cũng theo Chainalysis, dù bị cấm, thị trường tiền số Trung Quốc vẫn ghi nhận giao dịch trị giá 86,4 tỷ USD giai đoạn từ tháng 7/2022 đến 6/2023. Số giao dịch lớn của nhà đầu tư cá nhân (từ 10.000 đến một triệu USD) chiếm hơn 6%, gần gấp đôi toàn cầu. Phần lớn hoạt động tiền số tại Trung Quốc "được thực hiện qua kênh phi tập trung, không chính thức, hoặc trao đổi ngang hàng (P2P)", Chainalysis cho biết trong báo cáo.
Ngoài ra, theo hồ sơ phá sản của sàn FTX công bố năm 2022, các nhà đầu tư tại Trung Quốc đại lục chiếm 8% số người dùng của nền tảng.
Bị cấm ở đại lục, nhưng tại thành phố Hong Kong, nhiều cửa hàng được mở ra ở các tuyến phố đông đúc để giao dịch tiền số. Theo Chainalysis, các diễn biến gần đây có thể là dấu hiệu cho thấy "giới chức Trung Quốc đang dần chấp nhận tiền số, và Hong Kong là nơi thử nghiệm cho các nỗ lực đó".
Đính kèm
-
80.3 KB Xem: 30