tran hương
Well-known member
Nhiều người được thăm dò ý kiến cho biết đã sẵn sàng đi du lịch lại sau dịch và hào hứng chào đón khách quốc tế.
Theo chỉ số tự tin về du lịch (Travel Confidence Index) được công bố từ nền tảng đặt phòng nổi tiếng thế giới Booking.com, Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Nghiên cứu mới nhất này chỉ ra rằng, 85% khách du lịch Việt có dự định đi chơi trong 12 tháng tới và sẵn sàng trong việc đón khách quốc tế trở lại. Đứng thứ nhất là Ấn Độ, với 86%.
Việt Nam chỉ đứng sau Ấn Độ về mức độ hào hứng đi du lịch lại và đón khách ghé thăm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Booking
Đây là lần đầu Booking công bố danh sách này, nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể về mức độ tự tin khám phá thế giới lại một lần nữa của người tiêu dùng, cũng như việc họ có hào hứng với du lịch nội địa không, sau dịch Covid-19.
Kết quả này được dựa trên cuộc thăm dò ý kiến của 11.000 khách du lịch đến từ 11 quốc gia, vùng lãnh thổ khắp APAC trong hai tháng 4-5 và dữ liệu độc quyền từ Booking.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người được hỏi đến từ Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc đã sẵn sàng áp dụng hoặc chấp nhận các quy định phòng ngừa dịch bệnh để được đi du lịch lại. Họ sẵn sàng chịu cách ly, tăng chi phí khi đi du lịch và hào hứng đón nhận khách ghé thăm đất nước mình. Những người đến từ Nhật Bản bày tỏ sự không chắc chắn về việc chính phủ mở lại biên giới, cũng như sự chuẩn bị để đón nhận khách quốc tế.
Người Việt không còn e ngại, sẵn sàng đi du lịch, như việc tham gia Lễ hội Carnival Sầm Sơn, hôm 18/6. Ảnh: Sun Group
Một vài số liệu khác về tâm lý du lịch của người Việt:
82% người được khảo sát cảm thấy thoải mái với việc Việt Nam mở cửa biên giới trở lại, trong đó 75% tự tin về khả năng chào đón du khách quốc tế của ngành du lịch.
Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe tinh thần là một trong những động lực du lịch hàng đầu của người Việt (55%).
49% chấp nhận sự gián đoạn và bất tiện do đại dịch như một phần của chuyến hành trình.
39% du khách Việt sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân vì mục tiêu sức khỏe và an toàn cộng đồng; 29% đồng ý chia sẻ để có được trải nghiệm cá nhân hóa.
83% đồng ý về tầm quan trọng của du lịch bền vững (cao thứ hai trong khu vực).
73% sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những quyết định du lịch bền vững; 70% đồng ý có ít lựa chọn du lịch hơn - miễn là chúng bền vững.
Theo chỉ số tự tin về du lịch (Travel Confidence Index) được công bố từ nền tảng đặt phòng nổi tiếng thế giới Booking.com, Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Nghiên cứu mới nhất này chỉ ra rằng, 85% khách du lịch Việt có dự định đi chơi trong 12 tháng tới và sẵn sàng trong việc đón khách quốc tế trở lại. Đứng thứ nhất là Ấn Độ, với 86%.
Việt Nam chỉ đứng sau Ấn Độ về mức độ hào hứng đi du lịch lại và đón khách ghé thăm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Booking
Đây là lần đầu Booking công bố danh sách này, nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể về mức độ tự tin khám phá thế giới lại một lần nữa của người tiêu dùng, cũng như việc họ có hào hứng với du lịch nội địa không, sau dịch Covid-19.
Kết quả này được dựa trên cuộc thăm dò ý kiến của 11.000 khách du lịch đến từ 11 quốc gia, vùng lãnh thổ khắp APAC trong hai tháng 4-5 và dữ liệu độc quyền từ Booking.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người được hỏi đến từ Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc đã sẵn sàng áp dụng hoặc chấp nhận các quy định phòng ngừa dịch bệnh để được đi du lịch lại. Họ sẵn sàng chịu cách ly, tăng chi phí khi đi du lịch và hào hứng đón nhận khách ghé thăm đất nước mình. Những người đến từ Nhật Bản bày tỏ sự không chắc chắn về việc chính phủ mở lại biên giới, cũng như sự chuẩn bị để đón nhận khách quốc tế.
Người Việt không còn e ngại, sẵn sàng đi du lịch, như việc tham gia Lễ hội Carnival Sầm Sơn, hôm 18/6. Ảnh: Sun Group
Một vài số liệu khác về tâm lý du lịch của người Việt:
82% người được khảo sát cảm thấy thoải mái với việc Việt Nam mở cửa biên giới trở lại, trong đó 75% tự tin về khả năng chào đón du khách quốc tế của ngành du lịch.
Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe tinh thần là một trong những động lực du lịch hàng đầu của người Việt (55%).
49% chấp nhận sự gián đoạn và bất tiện do đại dịch như một phần của chuyến hành trình.
39% du khách Việt sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân vì mục tiêu sức khỏe và an toàn cộng đồng; 29% đồng ý chia sẻ để có được trải nghiệm cá nhân hóa.
83% đồng ý về tầm quan trọng của du lịch bền vững (cao thứ hai trong khu vực).
73% sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những quyết định du lịch bền vững; 70% đồng ý có ít lựa chọn du lịch hơn - miễn là chúng bền vững.