Nguồn gốc gỏi gà măng cụt 'làm mưa làm gió' trên mạng xã hội

Võ Xuân Trường

Well-known member
Nguồn gốc gỏi gà măng cụt 'làm mưa làm gió' trên mạng xã hội

Được mệnh danh là món ăn đem đến mùa hè "tai ương" cho gà và măng cụt xanh, gỏi gà măng cụt đang tạo nên cơn sốt trên mạng xã hội.
Gần đây, món gỏi gà măng cụt đang "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội. Món gỏi có hương vị thơm ngon, thanh mát, hợp với tiết trời oi bức mùa hè. Cũng chính vì thế mà trên các diễn đàn, mạng xã hội, hội nhóm yêu nấu ăn, người dùng internet thi nhau truy lùng cách chế biến và thưởng thức gỏi gà măng cụt.
Vậy món gỏi gà măng cụt có nguồn gốc từ đâu? Thực chất, gỏi gà măng cụt không phải món ăn mới mà là đặc sản có từ lâu ở huyện Thái Liêu, Bình Dương. Với lợi thế có sẵn măng cụt xanh khi vào mùa, người dân Thái Liêu sử dụng làm gỏi gà măng cụt trong bữa cơm gia đình, bán tại các nhà hàng, quán ăn để giới thiệu với du khách.

https://xettuyenhocba.hutech.edu.vn/?utm_source=ADB_Banner&utm_medium=HB_Xethocbatruoc3006
Món gỏi gà măng cụt có nguồn gốc từ Thái Liêu, Bình Dương. Ảnh: Vườn Măng Quán
Gỏi gà măng cụt được "săn lùng" khiến giá măng cụt xanh tăng mạnh, từ 60.000-65.000 đồng/kg, có nơi bán 85.000 đồng/kg. Để tiết kiệm thời gian sơ chế, nhiều nơi bán măng cụt gọt sẵn, mức giá lên tới 450.000-500.000 đồng/kg. Mặc dù giá cả đắt đỏ, rất nhiều người vẫn sẵn sàng chi trả để thưởng thức món ăn mới lạ, bổ dưỡng này.
Cách làm gỏi gà măng cụt không quá cầu kỳ. Các nguyên liệu cần có gồm: gà, măng cụt xanh, hành tây, cà rốt, nấm rơm, rau răm, húng quế, đậu phộng, ớt, chanh, hành, tỏi và một số loại gia vị thường dùng để làm nộm, gỏi.
Một số nguyên liệu làm món gỏi gà măng cụt. Ảnh: Gỏi gà măng cụt bà Cúc
Một số nguyên liệu làm món gỏi gà măng cụt. Ảnh: Gỏi gà măng cụt bà Cúc
Măng cụt chọn làm gỏi phải là măng cụt xanh, khi ăn có vị chua ngọt, giòn sần sật. Nếu chọn quả chín, khi trộn gỏi măng cụt có thể bị nát, không có độ giòn như mong muốn. Măng cụt xanh phải được gọt vỏ dưới vòi nước để không bị dính nhựa, thái thành miếng mỏng vừa ăn rồi ngâm với nước đá, vắt thêm chanh để quả không bị thâm, giữ độ giòn.
Thịt gà luộc chín đem xé nhỏ, chủ yếu lấy phần đùi hoặc lườn để trộn gỏi. Hành tây, cà rốt cắt nhỏ như để trộn gỏi thông thường. Riêng hành tây cần ướp đá cho giòn và bớt vị hăng. Rau thơm rửa sạch, cắt nhỏ. Đậu phộng rang sẵn, đập hơi dập và tách phần áo nâu ra ngoài cho món ăn thêm đẹp mắt.
Sau khi sơ chế hết các nguyên liệu, bước quan trọng nhất là pha nước mắm trộn gỏi. Mắn có thể pha theo tỉ lệ 2,5 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước. Đun hỗn hợp trên bếp cho đến khi hơn keo lại, đậm đà thì cho thêm tỏi, ớt băm.
Khi trộn gỏi, chỉ cần cho nước mắm vào hỗn hợp các nguyên liệu đã sơ chế, trộn đều và vắt thêm chanh. Lượng nước mắm phải đổ từ từ, trộn nhẹ tay rồi nếm thử sao cho vừa ăn.
Không chỉ thơm ngon, món gỏi gà măng cụt còn nhiều chất và bổ dưỡng. Ảnh: Bếp nhà bà Cúc
Không chỉ thơm ngon, món gỏi gà măng cụt còn nhiều chất và bổ dưỡng. Ảnh: Gỏi gà măng cụt bà Cúc
Món măng cụt thành phẩm mang đếm hương vị chua ngọt, giòn giòn, kết hợp với vị ngọt béo của thịt gà, mùi thơm từ đậu phộng, tỏi ớt và các loại rau. Đây chắc chắn là món ăn lạ miệng hấp dẫn trong những ngày hè nắng nóng.
Ngoài ra, trên đường du lịch, du khách có thể dễ dàng tìm thấy món gỏi dân dã này tại các nhà hàng, quán ăn ở TP Thủ Dầu Một hay huyện Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương như Vườn Măng Quán, Chiều Nay Quán, Vườn Xưa Quán... Hầu hết nhà hàng theo phong cách sân vườn, mái lá... dân dã giữa cây cối xanh tươi.
 
Bên trên