Nguyễn Mai
Well-known member
Dở khóc dở cười: Nhà đầu tư quyết định trồng hoa, mở quán cafe hậu “sốt” đất
Còn nhớ tại nhiều địa phương, không kể thành thị hay nông thôn, nơi từng có nhà đầu tư xuất hiện đồng nghĩa nơi đó giá đất cứ thế tăng vù vù, có nơi tăng gần 200%. Vậy, sau một năm “sốt đất” những nhà đầu tư giờ ra sao?
Cùng với xu hướng của thị trường, những vùng “đất sốt” nay đã trở lại nhịp sống yên ả vốn có của nó, còn những nhà đầu tư lao vào cơn sốt thì nay nhiều người đang đứng ngồi không yên lo khoản nợ ngân hàng sắp tới ngày đáo hạn, người thì sốt sắng tìm hướng tháo gỡ...
Tại TP. HCM, theo làn sóng đổ về huyện Củ Chi đầu tư vào đầu tháng 2/2022, anh Trịnh Văn Phước cũng quyết định chi hơn 3 tỷ đồng để mua 2 lô đất 200 m2 tại xã Tân Phú Trung để lướt sóng. Để có tiền đầu tư, ngoài 1 tỷ đồng tiền tích góp, Phước đã vay thêm ngân hàng hơn 1,5 tỷ đồng, còn lại mượn tiền gia đình và bạn bè.
Nhiều nhà đầu tư đứng ngồi không yên vì trót vay ngân hàng "ôm" đất
Anh Phước cho hay, sau khi mua 2 lô đất này khoảng 1 tháng, có khách trả chênh lệch 100 triệu đồng/lô, nhưng anh không bán, vì tin giá sẽ còn tăng. Thế nhưng, khi thị trường giảm nhiệt, ngân hàng siết tín dụng, giao dịch từ đó “đóng băng”. Thời gian gần đây thu nhập của anh Phước cũng hạn chế hơn, khiến việc trả nợ gốc và lãi vay ngân hàng trở thành gánh nặng. Để giảm bớt khó khăn, anh Phước rao bán 2 nền đất bằng với giá vốn, nhưng không kiếm được khách mua.
Anh Phước nhẩm tính, giờ chỉ mong bán bằng giá mua vào còn khoản lãi ngân hàng thời gian qua anh chấp nhận coi là phần lỗ. Tuy nhiên, dù đã rao 2 tháng nay nhưng vẫn chưa thể tìm được người đồng ý chốt.
Không chỉ thị trường đất nền các tỉnh phía Nam, mà đa số những khu vực trước đây rất sôi động thì giờ cũng trở nên trầm lắng, nhà đầu tư không mấy quan tâm. Nếu như thời điểm này năm ngoái, cứ cuối tuần, anh Minh - nhân viên môi giới của một sàn giao dịch tại Sóc Sơn dẫn ít nhất 4 - 5 khách đi tìm kiếm lô đất đẹp ở khu vực sát hồ Đồng Đò (xã Minh Tân) hoặc tại các xã Minh Trí, xã Minh Phú,… thì nay cả tháng hiếm lắm mới có cuộc gọi của khách hỏi về đất.
Anh Minh cho hay, thời điểm cuối năm 2021 và đầu năm 2022 thị trường BĐS tại khu vực này chứng kiến nhiều nhà đầu tư mới xuất hiện. Khách hàng quan tâm và giao dịch thành công chủ yếu là những lô đất có diện tích lớn hàng nghìn m2. So với trước đó, thị trường ghi nhận nhiều lô có giá tăng từ 40 – 70% , tùy địa điểm. Tuy nhiên, khoảng nửa năm nay nơi này bỗng im ắng, vắng bóng nhà đầu tư.
Chị Bảo Thanh – một nhà đầu tư tại Hà Nội chia sẻ, đầu năm 2022 chị và nhóm bạn cùng mua chung lô đất 2.200m2 gần cụm trường Đại học Sơn Tây. Lô đất vuông vắn, có mặt ngang đường nhựa 35m, có thể dùng kinh doanh homestay, quán cafe hoặc làm xưởng, công ty cũng rất đẹp.
Khá nhiều nhà đầu tư mắc kẹt... đã tận dụng nền đất mở quán cafe hút khách du lịch
Sau khi mua xong thì thị trường trầm lắng, thời điểm đó có thể bán luôn với lãi mỏng 10%. Song do nhóm có 3 người, nên cần có thời gian thống nhất. Khi chốt bán thì khách hàng đã chuyển hướng mua lô khác…
Trở thành không gian check-in lý tưởng
“Do chưa thể bán được, mà vị trí lô đất khá đẹp, nên tôi và chị bạn quyết định chi thêm một khoản tiền cải tạo khu đất thành quán cafe container và điểm check-in cho các bạn trẻ khu vực đó. Dù chưa bán được đất, nhưng cũng may mắn chúng tôi không phải vay ngân hàng nên không quá áp lực về tài chính. Hy vọng, thời gian tới thị trường sẽ được cải thiện”... chị Bảo Thanh chia sẻ.
Bà Trang Bùi - CEO Cushman & Wakefield Vietnam nhận định, việc đầu cơ hay đầu tư kiếm lợi nhuận nhanh chóng từng có thời điểm mang lại lợi nhuận cao thực sự cho một số nhà đầu tư F0. Tuy nhiên, đó chỉ là một số ít, không phải số đông để có thể đại diện cho thị trường bất động sản.
Còn theo anh Trung – Giám đốc một sàn môi giới BĐS tại Hà Nội, đầu tư khi "sốt đất" thì thực tế chỉ có khoảng 20% là nhà đầu tư có tầm nhìn trung và dài hạn, còn lại 80% là các nhà đầu cơ với mong muốn thu được biên độ lợi nhuận tốt trong thời gian ngắn. Do đó, khi thị trường trầm lắng, khá nhiều nhà đầu tư đã bị mắc kẹt.
Đặc biệt với đất tỉnh lẻ và những lô đất có diện tích lớn, mặc dù rất hấp dẫn, nhưng chủ yếu là đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm, do đó việc chuyển đổi để làm "sổ đỏ" là khó khả thi, đồng nghĩa rất khó thanh khoản.
Còn nhớ tại nhiều địa phương, không kể thành thị hay nông thôn, nơi từng có nhà đầu tư xuất hiện đồng nghĩa nơi đó giá đất cứ thế tăng vù vù, có nơi tăng gần 200%. Vậy, sau một năm “sốt đất” những nhà đầu tư giờ ra sao?
Cùng với xu hướng của thị trường, những vùng “đất sốt” nay đã trở lại nhịp sống yên ả vốn có của nó, còn những nhà đầu tư lao vào cơn sốt thì nay nhiều người đang đứng ngồi không yên lo khoản nợ ngân hàng sắp tới ngày đáo hạn, người thì sốt sắng tìm hướng tháo gỡ...
Tại TP. HCM, theo làn sóng đổ về huyện Củ Chi đầu tư vào đầu tháng 2/2022, anh Trịnh Văn Phước cũng quyết định chi hơn 3 tỷ đồng để mua 2 lô đất 200 m2 tại xã Tân Phú Trung để lướt sóng. Để có tiền đầu tư, ngoài 1 tỷ đồng tiền tích góp, Phước đã vay thêm ngân hàng hơn 1,5 tỷ đồng, còn lại mượn tiền gia đình và bạn bè.
Nhiều nhà đầu tư đứng ngồi không yên vì trót vay ngân hàng "ôm" đất
Anh Phước cho hay, sau khi mua 2 lô đất này khoảng 1 tháng, có khách trả chênh lệch 100 triệu đồng/lô, nhưng anh không bán, vì tin giá sẽ còn tăng. Thế nhưng, khi thị trường giảm nhiệt, ngân hàng siết tín dụng, giao dịch từ đó “đóng băng”. Thời gian gần đây thu nhập của anh Phước cũng hạn chế hơn, khiến việc trả nợ gốc và lãi vay ngân hàng trở thành gánh nặng. Để giảm bớt khó khăn, anh Phước rao bán 2 nền đất bằng với giá vốn, nhưng không kiếm được khách mua.
Anh Phước nhẩm tính, giờ chỉ mong bán bằng giá mua vào còn khoản lãi ngân hàng thời gian qua anh chấp nhận coi là phần lỗ. Tuy nhiên, dù đã rao 2 tháng nay nhưng vẫn chưa thể tìm được người đồng ý chốt.
Không chỉ thị trường đất nền các tỉnh phía Nam, mà đa số những khu vực trước đây rất sôi động thì giờ cũng trở nên trầm lắng, nhà đầu tư không mấy quan tâm. Nếu như thời điểm này năm ngoái, cứ cuối tuần, anh Minh - nhân viên môi giới của một sàn giao dịch tại Sóc Sơn dẫn ít nhất 4 - 5 khách đi tìm kiếm lô đất đẹp ở khu vực sát hồ Đồng Đò (xã Minh Tân) hoặc tại các xã Minh Trí, xã Minh Phú,… thì nay cả tháng hiếm lắm mới có cuộc gọi của khách hỏi về đất.
Anh Minh cho hay, thời điểm cuối năm 2021 và đầu năm 2022 thị trường BĐS tại khu vực này chứng kiến nhiều nhà đầu tư mới xuất hiện. Khách hàng quan tâm và giao dịch thành công chủ yếu là những lô đất có diện tích lớn hàng nghìn m2. So với trước đó, thị trường ghi nhận nhiều lô có giá tăng từ 40 – 70% , tùy địa điểm. Tuy nhiên, khoảng nửa năm nay nơi này bỗng im ắng, vắng bóng nhà đầu tư.
Chị Bảo Thanh – một nhà đầu tư tại Hà Nội chia sẻ, đầu năm 2022 chị và nhóm bạn cùng mua chung lô đất 2.200m2 gần cụm trường Đại học Sơn Tây. Lô đất vuông vắn, có mặt ngang đường nhựa 35m, có thể dùng kinh doanh homestay, quán cafe hoặc làm xưởng, công ty cũng rất đẹp.
Khá nhiều nhà đầu tư mắc kẹt... đã tận dụng nền đất mở quán cafe hút khách du lịch
Sau khi mua xong thì thị trường trầm lắng, thời điểm đó có thể bán luôn với lãi mỏng 10%. Song do nhóm có 3 người, nên cần có thời gian thống nhất. Khi chốt bán thì khách hàng đã chuyển hướng mua lô khác…
Trở thành không gian check-in lý tưởng
“Do chưa thể bán được, mà vị trí lô đất khá đẹp, nên tôi và chị bạn quyết định chi thêm một khoản tiền cải tạo khu đất thành quán cafe container và điểm check-in cho các bạn trẻ khu vực đó. Dù chưa bán được đất, nhưng cũng may mắn chúng tôi không phải vay ngân hàng nên không quá áp lực về tài chính. Hy vọng, thời gian tới thị trường sẽ được cải thiện”... chị Bảo Thanh chia sẻ.
Bà Trang Bùi - CEO Cushman & Wakefield Vietnam nhận định, việc đầu cơ hay đầu tư kiếm lợi nhuận nhanh chóng từng có thời điểm mang lại lợi nhuận cao thực sự cho một số nhà đầu tư F0. Tuy nhiên, đó chỉ là một số ít, không phải số đông để có thể đại diện cho thị trường bất động sản.
Còn theo anh Trung – Giám đốc một sàn môi giới BĐS tại Hà Nội, đầu tư khi "sốt đất" thì thực tế chỉ có khoảng 20% là nhà đầu tư có tầm nhìn trung và dài hạn, còn lại 80% là các nhà đầu cơ với mong muốn thu được biên độ lợi nhuận tốt trong thời gian ngắn. Do đó, khi thị trường trầm lắng, khá nhiều nhà đầu tư đã bị mắc kẹt.
Đặc biệt với đất tỉnh lẻ và những lô đất có diện tích lớn, mặc dù rất hấp dẫn, nhưng chủ yếu là đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm, do đó việc chuyển đổi để làm "sổ đỏ" là khó khả thi, đồng nghĩa rất khó thanh khoản.