Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Hơn chục năm nay nhà thờ Bình An Thượng, quận 8, lắp máy phun tạo bọt trên hang đá, giúp cảnh Giáng sinh thêm lung linh như có tuyết rơi.
Tối 17/12, khoảng sân cạnh mô hình hang đá ở nhà thờ Bình An Thượng thu hút hàng trăm người tới tham quan, ngắm "tuyết". Đại diện nhà thờ cho biết hoạt động trang trí Noel diễn ra từ giữa tháng 11. Sau khi hoàn tất hang đá, hai máy phun tạo bọt trắng được lắp đặt trên đỉnh hang.
Nhà thờ Bình An Thượng xây dựng năm 1954, ban đầu là nhà nguyện nhỏ, lợp tranh vách đất. Sau đó nhà thờ chỉnh trang hơn nhưng bị chiến tranh tàn phá. Năm 1993, nhà thờ được xây dựng hoàn chỉnh như hiện nay. Tính đến năm 2020, nhà thờ có hơn 5.000 giáo dân sinh hoạt tôn giáo.
Nhà thờ thực hiện hiệu ứng tuyết giả hơn 10 năm nay, giúp không khí Giáng sinh thêm ý nghĩa, sinh động hơn với bà con giáo dân, du khách.
Hiệu ứng tuyết là bọt xà phòng phun từ độ cao khoảng 10 m, tuỳ vào hướng gió nên có thời điểm "tuyết" trắng xoá trên mô hình trang trí, bậc thềm, cánh cửa... tựa như mùa đông xứ lạnh.
Khách đến nhà thờ "ngắm tuyết rơi" ngoài giáo dân trong xóm đạo Phạm Thế Hiển còn có nhiều người từ quận khác tới, chủ yếu là các gia đình. Đi 8 km từ quận Bình Tân, anh Thành Tâm cùng con gái 3 tuổi hào hứng bắt những bông "tuyết trắng" rơi xuống.
"Đây là nhà thờ hiếm hoi ở TP HCM có hiệu ứng tuyết, tạo nên khung cảnh mùa đông như ở xứ lạnh", người đàn ông 30 tuổi nói.
Những đứa trẻ liên tục nô đùa, hứng tuyết, chạy nhảy xung quanh khoảng sân nhà thờ.
"Giá mà trời lạnh tí thì hay biết mấy", Ngọc Thảo cho biết. Cô gái 20 tuổi cùng bạn tới chụp hình sau khi xem các video về nhà thờ trên mạng xã hội.
Nguyễn Duy Anh và Tố Quỳnh cùng chụp lại khoảnh khắc bên nhau, dưới những "bông tuyết" rơi.
Ngoài hiệu ứng tuyết, nhà thờ còn trang hoàng lộng lẫy cả bên trong, ngoài thánh đường để chào đón chúa Giáng sinh. Hình ảnh quen thuộc mỗi mùa Noel là tiểu cảnh hang đá. Bên trong hang có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, một số thiên thần và những con lừa.
Theo kinh thánh, Chúa hài đồng hạ sinh được đặt nằm trong máng cỏ của lừa tại Bethlehem thuộc xứ Judea (nước Do Thái, nay là Palestine). Đức Maria và Thánh cả Giuse (cha nuôi) đã túc trực ở bên để săn sóc. Các thiên sứ loan tin rằng đứa bé sẽ là Đấng cứu thế. Chúa Giuse đến thế gian để bắt đầu một trang sử mới cho toàn thể nhân loại, răn dạy con người biết yêu thương nhau.
Trên nóc hang đá là Ngôi sao Giáng sinh Bethlehem được trang trí nổi bật, lung linh trong đêm.
Những "bông tuyết" từ nhà thờ bay phấp phới ra bên ngoài đường Phạm Thế Hiển. Việc tạo hiệu ứng tuyết diễn ra từ 18h đến 23h mỗi ngày cho đến hết Giáng sinh.
Khách tham quan gửi xe tại sân nhà thờ và nên đi sớm vì đường Phạm Thế Hiển thường kẹt xe do có nhiều người dạo chơi xóm đạo. Ngoài nhà thờ Bình An Thượng, các giáo xứ ở xóm đạo như Bình Thái, Bình Thái đều trang hoàng lộng lẫy, hai bên đường lung linh đèn nháy, cây thông, mô hình hang đá.
Tối 17/12, khoảng sân cạnh mô hình hang đá ở nhà thờ Bình An Thượng thu hút hàng trăm người tới tham quan, ngắm "tuyết". Đại diện nhà thờ cho biết hoạt động trang trí Noel diễn ra từ giữa tháng 11. Sau khi hoàn tất hang đá, hai máy phun tạo bọt trắng được lắp đặt trên đỉnh hang.
Nhà thờ Bình An Thượng xây dựng năm 1954, ban đầu là nhà nguyện nhỏ, lợp tranh vách đất. Sau đó nhà thờ chỉnh trang hơn nhưng bị chiến tranh tàn phá. Năm 1993, nhà thờ được xây dựng hoàn chỉnh như hiện nay. Tính đến năm 2020, nhà thờ có hơn 5.000 giáo dân sinh hoạt tôn giáo.
Nhà thờ thực hiện hiệu ứng tuyết giả hơn 10 năm nay, giúp không khí Giáng sinh thêm ý nghĩa, sinh động hơn với bà con giáo dân, du khách.
Hiệu ứng tuyết là bọt xà phòng phun từ độ cao khoảng 10 m, tuỳ vào hướng gió nên có thời điểm "tuyết" trắng xoá trên mô hình trang trí, bậc thềm, cánh cửa... tựa như mùa đông xứ lạnh.
Khách đến nhà thờ "ngắm tuyết rơi" ngoài giáo dân trong xóm đạo Phạm Thế Hiển còn có nhiều người từ quận khác tới, chủ yếu là các gia đình. Đi 8 km từ quận Bình Tân, anh Thành Tâm cùng con gái 3 tuổi hào hứng bắt những bông "tuyết trắng" rơi xuống.
"Đây là nhà thờ hiếm hoi ở TP HCM có hiệu ứng tuyết, tạo nên khung cảnh mùa đông như ở xứ lạnh", người đàn ông 30 tuổi nói.
Những đứa trẻ liên tục nô đùa, hứng tuyết, chạy nhảy xung quanh khoảng sân nhà thờ.
"Giá mà trời lạnh tí thì hay biết mấy", Ngọc Thảo cho biết. Cô gái 20 tuổi cùng bạn tới chụp hình sau khi xem các video về nhà thờ trên mạng xã hội.
Nguyễn Duy Anh và Tố Quỳnh cùng chụp lại khoảnh khắc bên nhau, dưới những "bông tuyết" rơi.
Ngoài hiệu ứng tuyết, nhà thờ còn trang hoàng lộng lẫy cả bên trong, ngoài thánh đường để chào đón chúa Giáng sinh. Hình ảnh quen thuộc mỗi mùa Noel là tiểu cảnh hang đá. Bên trong hang có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, một số thiên thần và những con lừa.
Theo kinh thánh, Chúa hài đồng hạ sinh được đặt nằm trong máng cỏ của lừa tại Bethlehem thuộc xứ Judea (nước Do Thái, nay là Palestine). Đức Maria và Thánh cả Giuse (cha nuôi) đã túc trực ở bên để săn sóc. Các thiên sứ loan tin rằng đứa bé sẽ là Đấng cứu thế. Chúa Giuse đến thế gian để bắt đầu một trang sử mới cho toàn thể nhân loại, răn dạy con người biết yêu thương nhau.
Trên nóc hang đá là Ngôi sao Giáng sinh Bethlehem được trang trí nổi bật, lung linh trong đêm.
Những "bông tuyết" từ nhà thờ bay phấp phới ra bên ngoài đường Phạm Thế Hiển. Việc tạo hiệu ứng tuyết diễn ra từ 18h đến 23h mỗi ngày cho đến hết Giáng sinh.
Khách tham quan gửi xe tại sân nhà thờ và nên đi sớm vì đường Phạm Thế Hiển thường kẹt xe do có nhiều người dạo chơi xóm đạo. Ngoài nhà thờ Bình An Thượng, các giáo xứ ở xóm đạo như Bình Thái, Bình Thái đều trang hoàng lộng lẫy, hai bên đường lung linh đèn nháy, cây thông, mô hình hang đá.