TRUONGTRINH
Well-known member
Hơn một thập kỷ, nhân viên tại các hãng công nghệ như Meta, Google được hưởng nhiều phúc lợi, nhưng họ được cho là dần lạm dụng đặc quyền đó.
"Trước 2021, nhân viên được coi trọng và nhận phúc lợi hậu hĩnh", một cựu nhân viên Instagram nói với Business Insider. "Sau đó, tình hình đột nhiên đảo ngược".
Hộp đựng đồ dùng với logo Meta. Ảnh: News9
Người này nhắc đến "Gubgate" - trường hợp hàng chục nhân viên Meta bị sa thải vì sử dụng phiếu ăn sai mục đích. Trước đó, theo Guardian, Meta đã điều tra nội bộ và phát hiện các phiếu ăn miễn phí bị sử dụng để mua đồ như kem đánh răng, bột giặt, miếng dán trị mụn hay ly rượu. 24 nhân viên ở văn phòng Los Angeles bị cho thôi việc.
Business Insider đã phỏng vấn người này cùng hàng chục nhân viên và cựu nhân viên Big Tech và nhận thấy vấn nạn dùng tài sản công ty để phục vụ lợi ích riêng đã ăn sâu ở Thung lũng Silicon. Quan trọng hơn, nó cũng cho thấy thời kỳ nhân viên công nghệ được "chiều chuộng" có thể sắp kết thúc.
Thu hút nhân tài bằng phúc lợi
Trong nhiều năm, các công ty tại Thung lũng Silicon thường dành một khu vực được đầu tư kỹ lưỡng và cung cấp cho nhân viên món ăn ngon theo từng nền văn hóa, lớp tập thể dục, dịch vụ giặt là, mát-xa. Google được xem là tiên phong, khi từ đầu những năm 2000 đã miễn phí đồ ăn được chế biến từ đầu bếp giàu kinh nghiệm, hay các quán cà phê với đủ loại hương vị, cho nhân viên.
Facebook và các công ty công nghệ mới nổi khác cũng làm điều tương tự để thu hút nhân tài. Theo Allison Shrivastava, chuyên gia kinh tế của Indeed, chế độ đãi ngộ như vậy sau đó trở nên phổ biến đến mức không còn được nêu bật trong nội dung tuyển dụng nữa.
Khi phúc lợi bị lạm dụng
Nhiều người đã tìm kẽ hở trong hệ thống phúc lợi, điều được đánh giá khó tránh khỏi. Họ bắt đầu sử dụng tiện ích sai mục đích ban đầu của công ty. Việc không bị nhắc nhở khiến họ mặc định điều đó không có gì to tát.
Trong một số trường hợp, công ty đã phát đi tín hiệu cảnh cáo. Chẳng hạn, theo NDTV, năm 2022, Meta cấm nhân viên mang hộp đựng để đóng gói thực phẩm ở công ty về cho bạn bè và gia đình.
"Họ biết không thể mang đồ ăn về nhà, thế là họ bắt đầu đưa gia đình đến dùng bữa tại khuôn viên công ty", một cựu nhân viên Google cho biết.
"Tôi sử dụng phiếu giặt để giặt quần áo cho tôi và của vợ tôi. Tôi không nghĩ đây là vấn đề quan trọng. Nó có vẻ nhỏ nhặt", một cựu nhân viên Meta nói.
Một cựu quản lý tại Meta tiết lộ đồng nghiệp cũ từng yêu cầu cấp thẻ đi lại hàng năm trị giá 2.600 USD, nhưng sau đó tìm cách lấy hóa đơn để được hoàn số tiền này. Một khoản "tiền trợ cấp chăm sóc sức khỏe" trị giá 3.000 USD mà công ty chi trả cho việc đảm bảo thể chất và tinh thần của nhân viên cũng bị đổi lấy máy chơi game Nintendo Switch. Nhân viên Meta cũng nhận voucher quảng cáo 25 USD mỗi tháng để cải thiện kỹ năng của họ trên Facebook Ad Manager, nhưng chúng cũng bị rao bán với giá 20 USD.
"Bình thường thôi mà. Tôi không cảm thấy mình gian lận. Tôi nghĩ nó như tiền của mình", một cựu nhân viên Instagram cho biết.
Việc Big Tech chăm lo cho đời sống nhân viên thời gian dài tạo cho họ cảm giác ngày càng coi trọng quyền lợi, thậm chí đòi hỏi nhiều hơn. "Google tặng quà Giáng sinh bằng điện thoại mới nhất hay thứ gì đó giá trị tương tự, nhưng vẫn có người phàn nàn", một cựu nhân viên Google chia sẻ.
Theo một người làm tại Meta, CEO Mark Zuckerberg, vốn ít khi tức giận công khai, đã phải nổi nóng trong một cuộc họp năm 2022. Khi đó, ông công bố về đợt sa thải cuối năm, nhưng một người lại hỏi liệu công ty có tiếp tục duy trì chế độ nghỉ có thưởng thời Covid-19 hay không.
"Quái vật cần tiêu diệt"
Không có nhân viên công nghệ nào khi được phỏng vấn nói họ ủng hộ gian lận phúc lợi, nhưng cũng khó xác định "giới hạn nào có thể chấp nhận được".
Theo Patrick Mork, từng đứng đầu bộ phận tiếp thị của Google Play, các công ty công nghệ xây dựng văn hóa thân thiện để thu hút nhân tài, nhưng không nói rõ đâu là giới hạn. "Nghĩa là một số nhân viên không hiểu rõ về giá trị, quy tắc và văn hóa của công ty", Mork nói.
Dilip Rao, CEO Sharebite, công ty chuyên cung cấp voucher cho doanh nghiệp, chỉ trích nhiều công ty "đưa ra các đặc quyền dễ bị lạm dụng cho nhân viên, rồi phạt họ vì điều đó". Ông cho rằng Grubgate là ví dụ hoàn hảo.
"Grubgate nổi tiếng vì nó xảy ra ở Meta, nhưng đầy rẫy vụ tương tự ngoài kia", Rao nói.
Bruce Daisley, cựu phó chủ tịch Twitter và YouTube, đánh giá với hành động mạnh tay của Big Tech cộng thêm làn sóng sa thải thời gian qua, các vụ gian lận phúc lợi sẽ giảm đi, nhưng cũng có thấy "kỷ nguyên chiều chuộng" của các công ty công nghệ lớn sẽ sớm kết thúc.
"Có cảm giác như nó đang bị coi là con quái vật cần bị tiêu diệt", Daisley nhận xét.
Bảo Lâm
"Trước 2021, nhân viên được coi trọng và nhận phúc lợi hậu hĩnh", một cựu nhân viên Instagram nói với Business Insider. "Sau đó, tình hình đột nhiên đảo ngược".
Hộp đựng đồ dùng với logo Meta. Ảnh: News9
Người này nhắc đến "Gubgate" - trường hợp hàng chục nhân viên Meta bị sa thải vì sử dụng phiếu ăn sai mục đích. Trước đó, theo Guardian, Meta đã điều tra nội bộ và phát hiện các phiếu ăn miễn phí bị sử dụng để mua đồ như kem đánh răng, bột giặt, miếng dán trị mụn hay ly rượu. 24 nhân viên ở văn phòng Los Angeles bị cho thôi việc.
Business Insider đã phỏng vấn người này cùng hàng chục nhân viên và cựu nhân viên Big Tech và nhận thấy vấn nạn dùng tài sản công ty để phục vụ lợi ích riêng đã ăn sâu ở Thung lũng Silicon. Quan trọng hơn, nó cũng cho thấy thời kỳ nhân viên công nghệ được "chiều chuộng" có thể sắp kết thúc.
Thu hút nhân tài bằng phúc lợi
Trong nhiều năm, các công ty tại Thung lũng Silicon thường dành một khu vực được đầu tư kỹ lưỡng và cung cấp cho nhân viên món ăn ngon theo từng nền văn hóa, lớp tập thể dục, dịch vụ giặt là, mát-xa. Google được xem là tiên phong, khi từ đầu những năm 2000 đã miễn phí đồ ăn được chế biến từ đầu bếp giàu kinh nghiệm, hay các quán cà phê với đủ loại hương vị, cho nhân viên.
Facebook và các công ty công nghệ mới nổi khác cũng làm điều tương tự để thu hút nhân tài. Theo Allison Shrivastava, chuyên gia kinh tế của Indeed, chế độ đãi ngộ như vậy sau đó trở nên phổ biến đến mức không còn được nêu bật trong nội dung tuyển dụng nữa.
Khi phúc lợi bị lạm dụng
Nhiều người đã tìm kẽ hở trong hệ thống phúc lợi, điều được đánh giá khó tránh khỏi. Họ bắt đầu sử dụng tiện ích sai mục đích ban đầu của công ty. Việc không bị nhắc nhở khiến họ mặc định điều đó không có gì to tát.
Trong một số trường hợp, công ty đã phát đi tín hiệu cảnh cáo. Chẳng hạn, theo NDTV, năm 2022, Meta cấm nhân viên mang hộp đựng để đóng gói thực phẩm ở công ty về cho bạn bè và gia đình.
"Họ biết không thể mang đồ ăn về nhà, thế là họ bắt đầu đưa gia đình đến dùng bữa tại khuôn viên công ty", một cựu nhân viên Google cho biết.
"Tôi sử dụng phiếu giặt để giặt quần áo cho tôi và của vợ tôi. Tôi không nghĩ đây là vấn đề quan trọng. Nó có vẻ nhỏ nhặt", một cựu nhân viên Meta nói.
Một cựu quản lý tại Meta tiết lộ đồng nghiệp cũ từng yêu cầu cấp thẻ đi lại hàng năm trị giá 2.600 USD, nhưng sau đó tìm cách lấy hóa đơn để được hoàn số tiền này. Một khoản "tiền trợ cấp chăm sóc sức khỏe" trị giá 3.000 USD mà công ty chi trả cho việc đảm bảo thể chất và tinh thần của nhân viên cũng bị đổi lấy máy chơi game Nintendo Switch. Nhân viên Meta cũng nhận voucher quảng cáo 25 USD mỗi tháng để cải thiện kỹ năng của họ trên Facebook Ad Manager, nhưng chúng cũng bị rao bán với giá 20 USD.
"Bình thường thôi mà. Tôi không cảm thấy mình gian lận. Tôi nghĩ nó như tiền của mình", một cựu nhân viên Instagram cho biết.
Việc Big Tech chăm lo cho đời sống nhân viên thời gian dài tạo cho họ cảm giác ngày càng coi trọng quyền lợi, thậm chí đòi hỏi nhiều hơn. "Google tặng quà Giáng sinh bằng điện thoại mới nhất hay thứ gì đó giá trị tương tự, nhưng vẫn có người phàn nàn", một cựu nhân viên Google chia sẻ.
Theo một người làm tại Meta, CEO Mark Zuckerberg, vốn ít khi tức giận công khai, đã phải nổi nóng trong một cuộc họp năm 2022. Khi đó, ông công bố về đợt sa thải cuối năm, nhưng một người lại hỏi liệu công ty có tiếp tục duy trì chế độ nghỉ có thưởng thời Covid-19 hay không.
"Quái vật cần tiêu diệt"
Không có nhân viên công nghệ nào khi được phỏng vấn nói họ ủng hộ gian lận phúc lợi, nhưng cũng khó xác định "giới hạn nào có thể chấp nhận được".
Theo Patrick Mork, từng đứng đầu bộ phận tiếp thị của Google Play, các công ty công nghệ xây dựng văn hóa thân thiện để thu hút nhân tài, nhưng không nói rõ đâu là giới hạn. "Nghĩa là một số nhân viên không hiểu rõ về giá trị, quy tắc và văn hóa của công ty", Mork nói.
Dilip Rao, CEO Sharebite, công ty chuyên cung cấp voucher cho doanh nghiệp, chỉ trích nhiều công ty "đưa ra các đặc quyền dễ bị lạm dụng cho nhân viên, rồi phạt họ vì điều đó". Ông cho rằng Grubgate là ví dụ hoàn hảo.
"Grubgate nổi tiếng vì nó xảy ra ở Meta, nhưng đầy rẫy vụ tương tự ngoài kia", Rao nói.
Bruce Daisley, cựu phó chủ tịch Twitter và YouTube, đánh giá với hành động mạnh tay của Big Tech cộng thêm làn sóng sa thải thời gian qua, các vụ gian lận phúc lợi sẽ giảm đi, nhưng cũng có thấy "kỷ nguyên chiều chuộng" của các công ty công nghệ lớn sẽ sớm kết thúc.
"Có cảm giác như nó đang bị coi là con quái vật cần bị tiêu diệt", Daisley nhận xét.
Bảo Lâm