Ngọc Vàng
Well-known member
Thứ Tư, ngày 16/10/2024 14:09 PM (GMT+7)
Chia sẻ
Nguồn cung bông vải ở các nước xuất khẩu lớn đang tăng ở mức kỷ lục; trong đó Việt Nam - nhà nhập khẩu lớn thứ 3 thế giới cũng được dự báo giá thị trường nhập khẩu bông sẽ tăng trong thời gian tới.
Bông vải là nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp xơ sợi và dệt may của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, sản lượng tiêu thụ bông vải tại Việt Nam đạt 1,5 triệu tấn/năm. Nước ta cũng là quốc gia xuất khẩu xơ sợi đứng thứ 6 thế giới và là nhà xuất khẩu hàng dệt may thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh.
Tại hội thảo “Cập nhật thị trường bông và dự báo xu hướng tương lai”, các chuyên gia đã thảo luận về những biến động quan trọng của thị trường bông vải toàn cầu trong năm 2024 và 2025.
Giá nhập khẩu bông vải nhiều biến động ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp xơ sợi và dệt may Việt Nam.
Chia sẻ tại Hội nghị, Chuyên gia kinh tế cấp cao của Cotton Incorporated Jon Devine đánh giá, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu bông lớn thứ 3 thế giới, giá bông, sợi thế giới ảnh hưởng rõ nét đến các doanh nghiệp ngành sợi và dệt may trong nước.
Trong bối cảnh năm nay, sự gia tăng đáng kể về nguồn cung bông toàn cầu trong khi cầu chưa khởi sắc nên chắc chắn rằng sẽ tiềm ẩn nhiều bất ổn.
Việc sử dụng nhà máy dệt may của Việt Nam được dự báo sẽ lớn hơn trong niên vụ này do nhu cầu toàn cầu về dệt may dự kiến sẽ phục hồi trước khi kết thúc niên vụ hiện tại, ông Jon Devine nêu rõ.
Theo ông Jon Devine, nguồn nhập khẩu bông trong nước niên vụ này cũng được dự báo sẽ tăng nhẹ. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu sợi từ Trung Quốc cũng là một động lực cho nhu cầu sợi của Việt Nam. Xuất khẩu sợi sang Trung Quốc tăng so với cùng kỳ năm 2023 tuy nhiên khối lượng vẫn thấp hơn so với mức phổ biến trước COVID-19.
Tính đến hết tháng 12/2023, Việt Nam nhập từ Úc 467.718 tấn bông với trị giá hơn 1,01 tỉ USD, tăng 10,6%, đứng đầu danh sách các nhập khẩu bông vải trong nước. Kế tiếp là Mỹ với 416.505 tấn bông, trị giá đạt hơn 912 triệu USD và cuối cùng là Ấn Độ, nhà cung cấp bông lớn thứ 3 với 61.126 tấn, trị giá hơn 91 triệu USD.
Biểu đồ phân tích khối lượng hàng may mặc nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ.
Theo phân tích từ Chuyên gia kinh tế của Cotton Incorporated, ông Jud Griffin đưa ra phác thảo về sự sụt giảm nhập khẩu bông vải diễn ra trên diện rộng, với hầu như các địa điểm tìm nguồn cung ứng bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam.
Jud Griffin, Chuyên gia Kinh tế của Cotton Incorporated nêu một số giải pháp giúp Việt Nam ổn định nguồn nhập khẩu bông vải.
Tuy nhiên ông Jud Griffin cũng nhận định, hàng nhập khẩu của Việt Nam cùng với hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn có thể thấy rằng Việt Nam đã làm tốt hơn một chút so với toàn thế giới về việc duy trì xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong vài năm qua. Cụ thể, thị phần nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ từ Việt Nam đã giữ ổn định và đã được cải thiện hơn đối với hàng dệt may.
Các chuyên gia cũng phân tích rằng trong năm 2023, Trung Quốc ước tính đã tiêu thụ 8,2 triệu tấn bông. Sản xuất trong nước không thể đáp ứng nhu cầu nên Trung Quốc nhập khẩu từ các nhà xuất khẩu hàng năm, lượng nhập khẩu nhiều hơn đáng kể so với dự kiến.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính Trung Quốc nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn bông, tương đương với sản xuất - tiêu thụ, nhưng nếu dự trữ được sử dụng thay vì nhập khẩu, con số này có thể thấp hơn.
Vì vậy, các chuyên gia cho rằng có mối đe dọa tồn kho ở các nước xuất khẩu, dẫn đến áp lực giá bông. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng thị trường bông vẫn có hy vọng hồi phục khi các quốc gia nhập khẩu lớn (Bangladesh, Pakistan và Việt Nam,…) sẽ tăng nhập khẩu trong thời gian tới và Ấn Độ - một quốc gia hiện có thể đang chuyển từ xuất khẩu bông sang nhập khẩu nhiều hơn.
Trong khuôn khổ Hội nghị, các chuyên gia Cotton Incorporated cũng đã đề xuất nhiều giải pháp, sáng kiến hướng tới phát triển bền vững trong ngành bông vải tại Việt Nam.
Bà Angela Chen - Giám đốc truyền thông của Cotton Incorporated nhấn mạnh việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ môi trường.
Trong 40 năm qua, các nhà sản xuất bông Hoa Kỳ đã áp dụng các phương pháp và đổi mới đã dẫn đến giảm 50% lượng thuốc trừ sâu và giảm 45% lượng nước tưới tiêu, mà không cần mở rộng diện tích, Bà Angela Chen dẫn chứng,
Ngoài ra, tăng sản lượng sợi mà không cần mở rộng diện tích đất được sử dụng để trồng bông, cho thấy các hoạt động nông nghiệp hiệu quả hơn. Đồng thời tăng cường khả năng chịu hạn và kháng sâu bệnh, điều này có thể dẫn đến giảm nhu cầu nước hơn nữa.
Chúng tôi còn đang hỗ trợ áp dụng thực hành thông minh với khí hậu nhằm giảm tác động môi trường và tăng khối lượng sản xuất bông. Cùng với đó là những nỗ lực nâng cao nhận thức về lợi ích môi trường, thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm bền vững. Những sáng kiến này không chỉ đóng góp vào sự bền vững của ngành bông mà còn phù hợp với giá trị người tiêu dùng và các mục tiêu bền vững toàn cầu.
Chia sẻ
Hữu Long
Chia sẻ
Nguồn cung bông vải ở các nước xuất khẩu lớn đang tăng ở mức kỷ lục; trong đó Việt Nam - nhà nhập khẩu lớn thứ 3 thế giới cũng được dự báo giá thị trường nhập khẩu bông sẽ tăng trong thời gian tới.
Bông vải là nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp xơ sợi và dệt may của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, sản lượng tiêu thụ bông vải tại Việt Nam đạt 1,5 triệu tấn/năm. Nước ta cũng là quốc gia xuất khẩu xơ sợi đứng thứ 6 thế giới và là nhà xuất khẩu hàng dệt may thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh.
Tại hội thảo “Cập nhật thị trường bông và dự báo xu hướng tương lai”, các chuyên gia đã thảo luận về những biến động quan trọng của thị trường bông vải toàn cầu trong năm 2024 và 2025.
Giá nhập khẩu bông vải nhiều biến động ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp xơ sợi và dệt may Việt Nam.
Chia sẻ tại Hội nghị, Chuyên gia kinh tế cấp cao của Cotton Incorporated Jon Devine đánh giá, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu bông lớn thứ 3 thế giới, giá bông, sợi thế giới ảnh hưởng rõ nét đến các doanh nghiệp ngành sợi và dệt may trong nước.
Trong bối cảnh năm nay, sự gia tăng đáng kể về nguồn cung bông toàn cầu trong khi cầu chưa khởi sắc nên chắc chắn rằng sẽ tiềm ẩn nhiều bất ổn.
Việc sử dụng nhà máy dệt may của Việt Nam được dự báo sẽ lớn hơn trong niên vụ này do nhu cầu toàn cầu về dệt may dự kiến sẽ phục hồi trước khi kết thúc niên vụ hiện tại, ông Jon Devine nêu rõ.
Theo ông Jon Devine, nguồn nhập khẩu bông trong nước niên vụ này cũng được dự báo sẽ tăng nhẹ. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu sợi từ Trung Quốc cũng là một động lực cho nhu cầu sợi của Việt Nam. Xuất khẩu sợi sang Trung Quốc tăng so với cùng kỳ năm 2023 tuy nhiên khối lượng vẫn thấp hơn so với mức phổ biến trước COVID-19.
Tính đến hết tháng 12/2023, Việt Nam nhập từ Úc 467.718 tấn bông với trị giá hơn 1,01 tỉ USD, tăng 10,6%, đứng đầu danh sách các nhập khẩu bông vải trong nước. Kế tiếp là Mỹ với 416.505 tấn bông, trị giá đạt hơn 912 triệu USD và cuối cùng là Ấn Độ, nhà cung cấp bông lớn thứ 3 với 61.126 tấn, trị giá hơn 91 triệu USD.
Biểu đồ phân tích khối lượng hàng may mặc nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ.
Theo phân tích từ Chuyên gia kinh tế của Cotton Incorporated, ông Jud Griffin đưa ra phác thảo về sự sụt giảm nhập khẩu bông vải diễn ra trên diện rộng, với hầu như các địa điểm tìm nguồn cung ứng bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam.
Jud Griffin, Chuyên gia Kinh tế của Cotton Incorporated nêu một số giải pháp giúp Việt Nam ổn định nguồn nhập khẩu bông vải.
Tuy nhiên ông Jud Griffin cũng nhận định, hàng nhập khẩu của Việt Nam cùng với hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn có thể thấy rằng Việt Nam đã làm tốt hơn một chút so với toàn thế giới về việc duy trì xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong vài năm qua. Cụ thể, thị phần nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ từ Việt Nam đã giữ ổn định và đã được cải thiện hơn đối với hàng dệt may.
Các chuyên gia cũng phân tích rằng trong năm 2023, Trung Quốc ước tính đã tiêu thụ 8,2 triệu tấn bông. Sản xuất trong nước không thể đáp ứng nhu cầu nên Trung Quốc nhập khẩu từ các nhà xuất khẩu hàng năm, lượng nhập khẩu nhiều hơn đáng kể so với dự kiến.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính Trung Quốc nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn bông, tương đương với sản xuất - tiêu thụ, nhưng nếu dự trữ được sử dụng thay vì nhập khẩu, con số này có thể thấp hơn.
Vì vậy, các chuyên gia cho rằng có mối đe dọa tồn kho ở các nước xuất khẩu, dẫn đến áp lực giá bông. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng thị trường bông vẫn có hy vọng hồi phục khi các quốc gia nhập khẩu lớn (Bangladesh, Pakistan và Việt Nam,…) sẽ tăng nhập khẩu trong thời gian tới và Ấn Độ - một quốc gia hiện có thể đang chuyển từ xuất khẩu bông sang nhập khẩu nhiều hơn.
Trong khuôn khổ Hội nghị, các chuyên gia Cotton Incorporated cũng đã đề xuất nhiều giải pháp, sáng kiến hướng tới phát triển bền vững trong ngành bông vải tại Việt Nam.
Bà Angela Chen - Giám đốc truyền thông của Cotton Incorporated nhấn mạnh việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ môi trường.
Trong 40 năm qua, các nhà sản xuất bông Hoa Kỳ đã áp dụng các phương pháp và đổi mới đã dẫn đến giảm 50% lượng thuốc trừ sâu và giảm 45% lượng nước tưới tiêu, mà không cần mở rộng diện tích, Bà Angela Chen dẫn chứng,
Ngoài ra, tăng sản lượng sợi mà không cần mở rộng diện tích đất được sử dụng để trồng bông, cho thấy các hoạt động nông nghiệp hiệu quả hơn. Đồng thời tăng cường khả năng chịu hạn và kháng sâu bệnh, điều này có thể dẫn đến giảm nhu cầu nước hơn nữa.
Chúng tôi còn đang hỗ trợ áp dụng thực hành thông minh với khí hậu nhằm giảm tác động môi trường và tăng khối lượng sản xuất bông. Cùng với đó là những nỗ lực nâng cao nhận thức về lợi ích môi trường, thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm bền vững. Những sáng kiến này không chỉ đóng góp vào sự bền vững của ngành bông mà còn phù hợp với giá trị người tiêu dùng và các mục tiêu bền vững toàn cầu.
Chia sẻ
Hữu Long