Quang Minh
Well-known member
Nhiều bạn trẻ siết cân bằng cách áp dụng chế độ nhịn ăn gián đoạn khắc nghiệt 20/4 (ăn trong 4 giờ và nhịn 20 giờ), chuyên gia cảnh báo nhiều rủi ro.
Trở lại đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Lan Ngọc, 30 tuổi, ở Tây Hồ tăng 5 kg, từ 55 kg lên 60 kg, trong khi cao 1 mét 52. Vóc dáng sồ sề khiến cô tự ti trong công việc, đồng thời luôn cảm thấy mệt mỏi, nhanh xuống sức.
Ngọc tìm hiểu những phương pháp ăn uống giảm cân với quyết tâm thay đổi bản thân nhanh nhất và biết đến chế độ nhịn ăn gián đoạn 20/4 qua nền tảng mạng xã hội. Theo đó, tất cả lượng calo trong một ngày sẽ được Ngọc tiêu thụ trong khoảng thời gian 4 giờ, thường là từ 16-20h, nhịn ăn trong 20 giờ tiếp theo.
4 ngày sau khi áp dụng, da Ngọc xanh xao, thiếu ngủ, không còn năng lượng để giao tiếp với đồng nghiệp. Một tuần sau, cô phải nhập viện vì suy kiệt sức khỏe.
Minh Hiền, 32 tuổi, ở Cầu Giấy, cũng áp dụng chế độ 20/4 với mong muốn siết cân nhanh. Ngày đầu tiên, cô ăn trong 16-20h nhưng đến 11h trưa hôm sau là bụng đói. Hiền cố gắng chịu đựng bằng việc uống nước để kiềm chế cơn thèm ăn, tránh hạ đường huyết, nhưng vẫn thấy vô cùng khó khăn.
Sang ngày thứ 2, cơ thể cô mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng, không thể tập trung công việc. Ban đêm, cô ngủ chập chờn, không sâu giấc. Việc "nhồi nhét" thức ăn trong 4 tiếng cũng khiến Hiền bị đầy bụng, khó tiêu. Đến ngày thứ 5, Hiền đau dạ dày, hạ đường huyết, phải xin nghỉ làm và dừng hẳn chế độ ăn này.
Người muốn giảm cân nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ảnh: Istock
Bác sĩ Phan Thái Tân, huấn luyện viên sức khỏe giảm cân Homefit, cho biết chế độ 20/4 tương tự phương pháp ăn một ngày một bữa, còn gọi OMAD (One Meal A Day), là một biến thể cực đoan của nhịn ăn gián đoạn hoặc chế độ ăn kiêng kiểu chiến binh (Warrior Diet). Người áp dụng sẽ ăn một bữa duy nhất trong ngày, thường là buổi tối, hoặc ăn chỉ trong khung giờ 4 tiếng (16-20h), còn từ 20h tối hôm trước tới 16h hôm sau sẽ không ăn uống bất kỳ thứ gì có calo.
Các nghiên cứu cho thấy OMAD có thể giúp giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường độ nhạy insulin, giảm quá trình lão hóa, giảm viêm, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, bác sĩ nhận định kiểu ăn này rất hà khắc, khó áp dụng, vì gần như mọi người sẽ không ăn bất cứ thực phẩm nào trong một ngày. Trong khi, nhu cầu năng lượng tối thiểu cần nạp mỗi ngày là 1.000-1.200 Kcal để đảm bảo sức khỏe. Dưới mức này cần có sự giám sát của nhân viên y tế và không khuyến nghị thực hiện tại nhà.
Ngoài ra, "nếu bổ sung quá nhiều thực phẩm trong thời gian ngắn sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến chúng bị quá tải", bác sĩ nói. Lâu dần, khi dạ dày ngày một lớn dần ra, hậu quả là để đạt "ngưỡng no" sẽ khó khăn hơn. Mặt khác, nếu để cơ thể đói kéo dài, hormone đói ghrelin sẽ tiết nhiều hơn, gây kiệt sức, hạ đường huyết, buồn nôn, chóng mặt, cáu gắt, năng lượng thấp, táo bón.
Việc không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin cũng khiến mọi người mất tập trung, buồn ngủ, da xỉn màu, tóc xơ rối và các bệnh tật khác.
Để an toàn, bác sĩ khuyến nghị người thực hành nên thay đổi từ từ, trước mắt áp dụng một số kiểu "dễ thở" hơn như 12/12 (ăn 12 tiếng, nhịn 12 tiếng), 14/10 (ăn 10 tiếng, nhịn 14 tiếng) hay kiểu phổ biến 16/8. Mục đích là để cơ thể và tâm trí bạn quen dần cảm giác "bị bỏ đói".
Hoặc, bạn có thể thử chế độ 20/4 trong 1-2 ngày mỗi tuần. Cách làm này giống như ngày tái cân bằng, thanh lọc, giảm bớt tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Nhóm có vấn đề sức khỏe như đái tháo đường, tuyến giáp, có thai, đang cho con bú, đang điều trị bệnh, người già, người bị rối loạn ăn uống tuyệt đối không thực hiện.
Các chuyên gia khuyến cáo nguyên tắc giảm cân đúng là kiểm soát lượng ăn vào ít hơn lượng calo tiêu thụ, cân đối ba chất sinh năng lượng gồm đạm, béo, bột đường và duy trì hoạt động thể lực hàng ngày. Bên cạnh đó, mọi người cần uống đủ nước, chỉ ăn vặt khi có chỉ định của bác sĩ.
Trở lại đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Lan Ngọc, 30 tuổi, ở Tây Hồ tăng 5 kg, từ 55 kg lên 60 kg, trong khi cao 1 mét 52. Vóc dáng sồ sề khiến cô tự ti trong công việc, đồng thời luôn cảm thấy mệt mỏi, nhanh xuống sức.
Ngọc tìm hiểu những phương pháp ăn uống giảm cân với quyết tâm thay đổi bản thân nhanh nhất và biết đến chế độ nhịn ăn gián đoạn 20/4 qua nền tảng mạng xã hội. Theo đó, tất cả lượng calo trong một ngày sẽ được Ngọc tiêu thụ trong khoảng thời gian 4 giờ, thường là từ 16-20h, nhịn ăn trong 20 giờ tiếp theo.
4 ngày sau khi áp dụng, da Ngọc xanh xao, thiếu ngủ, không còn năng lượng để giao tiếp với đồng nghiệp. Một tuần sau, cô phải nhập viện vì suy kiệt sức khỏe.
Minh Hiền, 32 tuổi, ở Cầu Giấy, cũng áp dụng chế độ 20/4 với mong muốn siết cân nhanh. Ngày đầu tiên, cô ăn trong 16-20h nhưng đến 11h trưa hôm sau là bụng đói. Hiền cố gắng chịu đựng bằng việc uống nước để kiềm chế cơn thèm ăn, tránh hạ đường huyết, nhưng vẫn thấy vô cùng khó khăn.
Sang ngày thứ 2, cơ thể cô mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng, không thể tập trung công việc. Ban đêm, cô ngủ chập chờn, không sâu giấc. Việc "nhồi nhét" thức ăn trong 4 tiếng cũng khiến Hiền bị đầy bụng, khó tiêu. Đến ngày thứ 5, Hiền đau dạ dày, hạ đường huyết, phải xin nghỉ làm và dừng hẳn chế độ ăn này.
Người muốn giảm cân nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ảnh: Istock
Bác sĩ Phan Thái Tân, huấn luyện viên sức khỏe giảm cân Homefit, cho biết chế độ 20/4 tương tự phương pháp ăn một ngày một bữa, còn gọi OMAD (One Meal A Day), là một biến thể cực đoan của nhịn ăn gián đoạn hoặc chế độ ăn kiêng kiểu chiến binh (Warrior Diet). Người áp dụng sẽ ăn một bữa duy nhất trong ngày, thường là buổi tối, hoặc ăn chỉ trong khung giờ 4 tiếng (16-20h), còn từ 20h tối hôm trước tới 16h hôm sau sẽ không ăn uống bất kỳ thứ gì có calo.
Các nghiên cứu cho thấy OMAD có thể giúp giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường độ nhạy insulin, giảm quá trình lão hóa, giảm viêm, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, bác sĩ nhận định kiểu ăn này rất hà khắc, khó áp dụng, vì gần như mọi người sẽ không ăn bất cứ thực phẩm nào trong một ngày. Trong khi, nhu cầu năng lượng tối thiểu cần nạp mỗi ngày là 1.000-1.200 Kcal để đảm bảo sức khỏe. Dưới mức này cần có sự giám sát của nhân viên y tế và không khuyến nghị thực hiện tại nhà.
Ngoài ra, "nếu bổ sung quá nhiều thực phẩm trong thời gian ngắn sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến chúng bị quá tải", bác sĩ nói. Lâu dần, khi dạ dày ngày một lớn dần ra, hậu quả là để đạt "ngưỡng no" sẽ khó khăn hơn. Mặt khác, nếu để cơ thể đói kéo dài, hormone đói ghrelin sẽ tiết nhiều hơn, gây kiệt sức, hạ đường huyết, buồn nôn, chóng mặt, cáu gắt, năng lượng thấp, táo bón.
Việc không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin cũng khiến mọi người mất tập trung, buồn ngủ, da xỉn màu, tóc xơ rối và các bệnh tật khác.
Để an toàn, bác sĩ khuyến nghị người thực hành nên thay đổi từ từ, trước mắt áp dụng một số kiểu "dễ thở" hơn như 12/12 (ăn 12 tiếng, nhịn 12 tiếng), 14/10 (ăn 10 tiếng, nhịn 14 tiếng) hay kiểu phổ biến 16/8. Mục đích là để cơ thể và tâm trí bạn quen dần cảm giác "bị bỏ đói".
Hoặc, bạn có thể thử chế độ 20/4 trong 1-2 ngày mỗi tuần. Cách làm này giống như ngày tái cân bằng, thanh lọc, giảm bớt tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Nhóm có vấn đề sức khỏe như đái tháo đường, tuyến giáp, có thai, đang cho con bú, đang điều trị bệnh, người già, người bị rối loạn ăn uống tuyệt đối không thực hiện.
Các chuyên gia khuyến cáo nguyên tắc giảm cân đúng là kiểm soát lượng ăn vào ít hơn lượng calo tiêu thụ, cân đối ba chất sinh năng lượng gồm đạm, béo, bột đường và duy trì hoạt động thể lực hàng ngày. Bên cạnh đó, mọi người cần uống đủ nước, chỉ ăn vặt khi có chỉ định của bác sĩ.