Nguyễn May
Well-known member
Sách "Như ta là" xoay quanh tám cuộc nói chuyện của triết gia J.Krishnamurti trong rừng sồi ở California (Mỹ) năm 1955, chứa nhiều bài học về cuộc sống.
Như ta là (tên gốc As One Is) phát hành năm 2007, First News ra mắt bản tiếng Việt do Đào Hữu Nghĩa dịch trong tháng 6.
Bìa sách "Như ta là". Ảnh: First News
Sách chứa đựng những tư tưởng, sự mới mẻ trong cách đặt vấn đề về con người và xã hội. Trong Lời nói đầu, tác phẩm nêu: "Các cuộc nói chuyện này cốt yếu chỉ ra sự thấu hiểu ta là như thế nào, như chính ta là, trong từng khoảnh khắc của cuộc sống thường ngày - không phải ta nên là thế nào, như được định nghĩa bởi các giá trị văn hóa, những lý tưởng tôn giáo và những tương lai tự phóng chiếu ra. Những khám phá như thế này đòi hỏi chính ta phải thấu hiểu chứ không phải chấp nhận những lời được ghi ở đây là đúng".
Theo Krishnamurti, trên thế giới có quá nhiều vấn đề quan trọng cần giải quyết. Có nơi chìm đắm trong nghèo khó, đau khổ, bất công, có cảm giác sống mà không có tình yêu... Con người bị điều khiển bởi tham lam, dục vọng, chia rẽ, thù địch, thất bại. Krishnamurti cho rằng mọi rắc rối không thể giải quyết được, chỉ khi có một cuộc cách mạng nền tảng của trí não để đem lại nhận thức rằng đâu là sự thật.
Tác giả gợi mở: "Nếu ao ước tìm ra sự thật, ta phải hoàn toàn thoát khỏi mọi tôn giáo, thoát khỏi mọi sự qui định, thoát khỏi mọi giáo điều, mọi niềm tin, mọi quyền lực xui khiến ta phải tuân thủ, nghĩa là về cốt lõi, phải hoàn toàn đứng một mình, và việc đó vô cùng khó khăn".
Krishnamurti khuyên người đọc quan sát trí não của mình, nhìn nhận những tầng sâu mà trí não có thể vươn tới. Lúc đó, con người mới có sự khám phá, thấu hiểu trong tư duy. Khi nào công cụ tư duy còn chưa sáng tỏ, lầm lạc, bị qui định, thì mọi suy nghĩ sẽ hạn chế, nhỏ hẹp.
Muốn trí não xuất hiện những điều mới, trước hết cần phải cho đầu óc thoải mái. Theo triết gia, chỉ có sự tĩnh lặng, không có chuyển động nào thì cái chưa biết mới hiện hữu và trở nên có ích với cho con người.
Với Krishnamurti, "điều quan trọng là nhận thức được sự qui định của chính ta. Và việc biết được rằng ta bị qui định là một việc khó khăn lạ thường". Con người phải hiểu chính mình trong suy nghĩ và cảm nhận, không chỉ trên bề mặt, mà nhận thức được ẩn ý, nhưng không lên án, phán xét, đánh giá hay so sánh.
Tác giả đưa dẫn chứng: "Nếu tôi thật sự muốn thấu hiểu phiền não và chấm dứt phiền não, tôi phải khám phá không chỉ những điều hàm chứa trong sự tiến bộ, mà còn phải hiểu thực thể muốn cải thiện chính mình đó là gì, và tôi cũng phải biết động cơ nào khiến thực thể đó tìm cách cải thiện. Toàn bộ những điều ấy là ý thức. Nếu tôi muốn tạo ra một cuộc cách mạng triệt để trong chính tôi, chắc chắn tôi phải thấu hiểu toàn bộ sự tiến bộ của ý thức".
Như ta là có phần phụ lục về thiền. Krishnamurti viết: "Thiền rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn nữa là phải hiểu thiền là gì, nếu không, trí não sẽ bị vướng mắc vào kỹ thuật thuần túy. Chính khi hiểu thiền là gì đó, tôi đang thiền".
Triết gia đúc kết thiền giống như hương thơm của cuộc sống, mở ra những cánh cửa mà trí não không bao giờ mở được. Thiền là một nghệ thuật, không thể học được từ bất kỳ ai. Thiền để hiểu chính mình, hiểu được sự thay đổi đang tiếp diễn bên trong tâm hồn, chứ không phải thiền để thấy Thượng đế, một cảnh giới hay cảm giác vui sướng nào.
Triết gia Jiddu Krishnamurti, vào năm 1970. Ảnh: Mark Edwards
Jiddu Krishnamurti (1895-1986) là triết gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Ông sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp Brahmin tại Ấn Độ. Các chủ đề tác giả quan tâm gồm mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu. Các tác phẩm của ông đã có bản dịch tiếng Việt gồm Đánh thức trí thông minh, Đôi điều cần suy ngẫm, Cuộc đời phía trước, Thế giới trong bạn.
Như ta là (tên gốc As One Is) phát hành năm 2007, First News ra mắt bản tiếng Việt do Đào Hữu Nghĩa dịch trong tháng 6.
Bìa sách "Như ta là". Ảnh: First News
Sách chứa đựng những tư tưởng, sự mới mẻ trong cách đặt vấn đề về con người và xã hội. Trong Lời nói đầu, tác phẩm nêu: "Các cuộc nói chuyện này cốt yếu chỉ ra sự thấu hiểu ta là như thế nào, như chính ta là, trong từng khoảnh khắc của cuộc sống thường ngày - không phải ta nên là thế nào, như được định nghĩa bởi các giá trị văn hóa, những lý tưởng tôn giáo và những tương lai tự phóng chiếu ra. Những khám phá như thế này đòi hỏi chính ta phải thấu hiểu chứ không phải chấp nhận những lời được ghi ở đây là đúng".
Theo Krishnamurti, trên thế giới có quá nhiều vấn đề quan trọng cần giải quyết. Có nơi chìm đắm trong nghèo khó, đau khổ, bất công, có cảm giác sống mà không có tình yêu... Con người bị điều khiển bởi tham lam, dục vọng, chia rẽ, thù địch, thất bại. Krishnamurti cho rằng mọi rắc rối không thể giải quyết được, chỉ khi có một cuộc cách mạng nền tảng của trí não để đem lại nhận thức rằng đâu là sự thật.
Tác giả gợi mở: "Nếu ao ước tìm ra sự thật, ta phải hoàn toàn thoát khỏi mọi tôn giáo, thoát khỏi mọi sự qui định, thoát khỏi mọi giáo điều, mọi niềm tin, mọi quyền lực xui khiến ta phải tuân thủ, nghĩa là về cốt lõi, phải hoàn toàn đứng một mình, và việc đó vô cùng khó khăn".
Krishnamurti khuyên người đọc quan sát trí não của mình, nhìn nhận những tầng sâu mà trí não có thể vươn tới. Lúc đó, con người mới có sự khám phá, thấu hiểu trong tư duy. Khi nào công cụ tư duy còn chưa sáng tỏ, lầm lạc, bị qui định, thì mọi suy nghĩ sẽ hạn chế, nhỏ hẹp.
Muốn trí não xuất hiện những điều mới, trước hết cần phải cho đầu óc thoải mái. Theo triết gia, chỉ có sự tĩnh lặng, không có chuyển động nào thì cái chưa biết mới hiện hữu và trở nên có ích với cho con người.
Với Krishnamurti, "điều quan trọng là nhận thức được sự qui định của chính ta. Và việc biết được rằng ta bị qui định là một việc khó khăn lạ thường". Con người phải hiểu chính mình trong suy nghĩ và cảm nhận, không chỉ trên bề mặt, mà nhận thức được ẩn ý, nhưng không lên án, phán xét, đánh giá hay so sánh.
Tác giả đưa dẫn chứng: "Nếu tôi thật sự muốn thấu hiểu phiền não và chấm dứt phiền não, tôi phải khám phá không chỉ những điều hàm chứa trong sự tiến bộ, mà còn phải hiểu thực thể muốn cải thiện chính mình đó là gì, và tôi cũng phải biết động cơ nào khiến thực thể đó tìm cách cải thiện. Toàn bộ những điều ấy là ý thức. Nếu tôi muốn tạo ra một cuộc cách mạng triệt để trong chính tôi, chắc chắn tôi phải thấu hiểu toàn bộ sự tiến bộ của ý thức".
Như ta là có phần phụ lục về thiền. Krishnamurti viết: "Thiền rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn nữa là phải hiểu thiền là gì, nếu không, trí não sẽ bị vướng mắc vào kỹ thuật thuần túy. Chính khi hiểu thiền là gì đó, tôi đang thiền".
Triết gia đúc kết thiền giống như hương thơm của cuộc sống, mở ra những cánh cửa mà trí não không bao giờ mở được. Thiền là một nghệ thuật, không thể học được từ bất kỳ ai. Thiền để hiểu chính mình, hiểu được sự thay đổi đang tiếp diễn bên trong tâm hồn, chứ không phải thiền để thấy Thượng đế, một cảnh giới hay cảm giác vui sướng nào.
Triết gia Jiddu Krishnamurti, vào năm 1970. Ảnh: Mark Edwards
Jiddu Krishnamurti (1895-1986) là triết gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Ông sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp Brahmin tại Ấn Độ. Các chủ đề tác giả quan tâm gồm mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu. Các tác phẩm của ông đã có bản dịch tiếng Việt gồm Đánh thức trí thông minh, Đôi điều cần suy ngẫm, Cuộc đời phía trước, Thế giới trong bạn.