Sữa đậu nành là thức uống rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng uống được, vậy những ai không nên uống sữa đậu nành?
Sữa đậu nành chứa nhiều protein thực vật, vitamin và các khoáng chất như sắt, đặc biệt là canxi. Mùa hè, uống sữa đậu nành có thể giải nhiệt, làm dịu cơn khát và ngăn ngừa tình trạng say nắng. Vào mùa xuân và mùa thu, uống sữa đậu nành giúp giữ ẩm và điều hoà âm dương.
Là thức uống bổ dưỡng như vậy nhưng nếu bạn đang mắc những căn bệnh dưới đây thì không nên uống vì nó sẽ làm bệnh thêm nặng.
Những ai không nên uống sữa đậu nành?
Người có chức năng tiêu hóa kém
Trong thành phần của sữa đậu nành có một chất kích thích acid dạ dày bài tiết nhiều. Vì vậy, những người bị viêm dạ dày cấp tính và viêm bề mặt dạ dày mãn tính nên hạn chế uống sữa đậu nành, ăn các thực phẩm chế biến từ đậu nành để tránh làm bệnh tình càng thêm nặng hơn.
Người bị bệnh gout
Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin, trong khi đó đậu nành lại rất giàu purin. Purin là chất ưa nước nên sau khi xay đậu nành thì hàm lượng purin cao gấp mấy lần so với các sản phẩm làm từ đậu nành khác. Vậy nên người bệnh gout cần hạn chế uống sữa đậu nành, kiểm soát số lượng để đề phòng và điều trị bệnh gout hiệu quả.
Người bị suy thận
Bệnh nhân suy thận cần chế độ ăn ít đạm, trong khi đó đậu nành và các chế phẩm của chúng là những thực phẩm vô cùng giàu đạm, vậy nên các chất chuyển hóa sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho thận.
Ngoài ra, chất oxalat trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong máu để tạo ra sỏi thận. Chính vì vậy, những người bị sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.
Người mắc bệnh tuyến giáp
Thực phẩm đậu nành không gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp ở những người có tuyến giáp khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn nắc bệnh về tuyến giáp thì thực phẩm từ đậu nành sẽ gây cản trở cơ thể hấp thụ thuốc tuyến giáp.
Thực phẩm từ đậu nành sẽ gây cản trở cơ thể hấp thụ thuốc chữa bệnh tuyến giáp.
Người đang uống thuốc kháng sinh
Những loại thuốc kháng sinh chứa erythromycin không nên được uống cùng với sữa đậu nành. Khi erythromycin kết hợp với sữa đậu nành có thể gây ra các phản ứng hóa học, tạo thành một chất khác làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh. Bạn tuyệt đối không được uống sữa đậu nành ngay sau khi uống thuốc kháng sinh, tốt nhất bạn nên chờ khoảng 1 tiếng sau.
Người bị ung thư vú
Những người có tiền sử bệnh ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên uống sữa đậu nành. Do đậu nành chứa phytoestrogen có tác động kích thích estrogen, có thể làm các tế bào ung thư này phát triển nhanh hơn.
Người bệnh đang hồi phục sau phẫu thuật
Những người đang phục hồi sau khi phẫu thuật hoặc sức đề kháng kém, chức năng tiêu hóa không tốt nên hạn chế sử dụng sữa đậu nành, đặc biệt là sữa đậu nành lạnh. Lí do là vì người bệnh dễ bị tiêu chảy và xảy ra các triệu chứng khác.
Người bệnh nên sử dụng sữa chua trong thời gian phục hồi để có thể thúc đẩy tiêu hóa và bảo vệ chức năng đường tiêu hóa.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Đậu nành chứa nhiều genistein - hormone có thể tương tranh với estrogen trong cơ thể phụ nữ và làm ảnh hưởng quá trình trưởng thành của trứng. Khi trứng kết hợp với tinh trùng, hình thành phôi thì chất này sẽ gây khó khăn cho sự phát triển của phôi và là nguyên nhân gây sảy thai hoặc vô sinh.
Sữa đậu nành chứa nhiều protein thực vật, vitamin và các khoáng chất như sắt, đặc biệt là canxi. Mùa hè, uống sữa đậu nành có thể giải nhiệt, làm dịu cơn khát và ngăn ngừa tình trạng say nắng. Vào mùa xuân và mùa thu, uống sữa đậu nành giúp giữ ẩm và điều hoà âm dương.
Là thức uống bổ dưỡng như vậy nhưng nếu bạn đang mắc những căn bệnh dưới đây thì không nên uống vì nó sẽ làm bệnh thêm nặng.
Những ai không nên uống sữa đậu nành?
Người có chức năng tiêu hóa kém
Trong thành phần của sữa đậu nành có một chất kích thích acid dạ dày bài tiết nhiều. Vì vậy, những người bị viêm dạ dày cấp tính và viêm bề mặt dạ dày mãn tính nên hạn chế uống sữa đậu nành, ăn các thực phẩm chế biến từ đậu nành để tránh làm bệnh tình càng thêm nặng hơn.
Người bị bệnh gout
Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin, trong khi đó đậu nành lại rất giàu purin. Purin là chất ưa nước nên sau khi xay đậu nành thì hàm lượng purin cao gấp mấy lần so với các sản phẩm làm từ đậu nành khác. Vậy nên người bệnh gout cần hạn chế uống sữa đậu nành, kiểm soát số lượng để đề phòng và điều trị bệnh gout hiệu quả.
Người bị suy thận
Bệnh nhân suy thận cần chế độ ăn ít đạm, trong khi đó đậu nành và các chế phẩm của chúng là những thực phẩm vô cùng giàu đạm, vậy nên các chất chuyển hóa sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho thận.
Ngoài ra, chất oxalat trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong máu để tạo ra sỏi thận. Chính vì vậy, những người bị sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.
Người mắc bệnh tuyến giáp
Thực phẩm đậu nành không gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp ở những người có tuyến giáp khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn nắc bệnh về tuyến giáp thì thực phẩm từ đậu nành sẽ gây cản trở cơ thể hấp thụ thuốc tuyến giáp.
Thực phẩm từ đậu nành sẽ gây cản trở cơ thể hấp thụ thuốc chữa bệnh tuyến giáp.
Người đang uống thuốc kháng sinh
Những loại thuốc kháng sinh chứa erythromycin không nên được uống cùng với sữa đậu nành. Khi erythromycin kết hợp với sữa đậu nành có thể gây ra các phản ứng hóa học, tạo thành một chất khác làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh. Bạn tuyệt đối không được uống sữa đậu nành ngay sau khi uống thuốc kháng sinh, tốt nhất bạn nên chờ khoảng 1 tiếng sau.
Người bị ung thư vú
Những người có tiền sử bệnh ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên uống sữa đậu nành. Do đậu nành chứa phytoestrogen có tác động kích thích estrogen, có thể làm các tế bào ung thư này phát triển nhanh hơn.
Người bệnh đang hồi phục sau phẫu thuật
Những người đang phục hồi sau khi phẫu thuật hoặc sức đề kháng kém, chức năng tiêu hóa không tốt nên hạn chế sử dụng sữa đậu nành, đặc biệt là sữa đậu nành lạnh. Lí do là vì người bệnh dễ bị tiêu chảy và xảy ra các triệu chứng khác.
Người bệnh nên sử dụng sữa chua trong thời gian phục hồi để có thể thúc đẩy tiêu hóa và bảo vệ chức năng đường tiêu hóa.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Đậu nành chứa nhiều genistein - hormone có thể tương tranh với estrogen trong cơ thể phụ nữ và làm ảnh hưởng quá trình trưởng thành của trứng. Khi trứng kết hợp với tinh trùng, hình thành phôi thì chất này sẽ gây khó khăn cho sự phát triển của phôi và là nguyên nhân gây sảy thai hoặc vô sinh.