Những bánh xe nước khổng lồ ở miền Tây Bắc

Thanh Tuấn

Well-known member
Những bánh xe nước khổng lồ (cọn nước) là minh chứng cho sự sáng tạo, cần cù trong lao động, sản xuất của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc.
Những bánh xe nước khổng lồ ở miền Tây Bắc





















Chiếc bánh xe nước mang tính biểu tượng của đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên nói riêng và Tây Bắc nói chung. Ảnh: Quang Đạt









Từ tháng 11 hàng năm, khi tiết trời chuyển lạnh, người Thái ở bản Nôm, xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, lại tất bật bên dòng suối Nậm Hua để dựng cọn nước - những bánh xe nước khổng lồ này không chỉ là công cụ hỗ trợ tưới tiêu mà còn là biểu tượng đặc trưng nông nghiệp truyền thống.
Để hoàn thành một chiếc cọn nước phải mất đến 10 ngày.
Để hoàn thành một chiếc cọn nước phải mất đến 10 ngày.
Nằm cách trung tâm TP Điện Biên Phủ khoảng 60km, bản Nôm có 91 hộ, với trên 400 nhân khẩu. Do hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư hoàn thiện nên trên 60 chiếc cọn nước hoạt động không ngừng để thực hiện tưới tiêu cho 13ha lúa ruộng cho vụ đông xuân.
Ông Cà Văn Nam - Trưởng Bản Nôm, xã Chiềng Đông, cho biết, do nguồn nước từ đầu nguồn không ổn định, đặc biệt vào mùa khô nên bà con phải làm những cọn nước này để phục vụ tưới tiêu. Vào mùa lũ, cọn nước thường bị cuốn trôi nên thường chỉ dùng được một năm.
Những chiếc ống đựng đầy nước được đổ vào máng.
Những chiếc ống đựng đầy nước được đổ vào máng.
Cọn nước như một chiếc máy bơm khổng lồ, làm việc không ngừng nghỉ. Bánh xe gỗ với hàng trăm chiếc ống tre nối liền nhau quay đều, nhịp nhàng. Mỗi lần quay, những chiếc ống lại múc đầy nước từ suối, rồi đổ xuống máng gỗ.
Để đảm bảo đủ nước cho cánh đồng rộng lớn, nhiều gia đình còn xây dựng cả hệ thống 5-6 chiếc cọn, tạo nên một khung cảnh thật độc đáo. Có 3 chiếc cọn nước mới vừa được hoàn thiện, ông Lò Văn Sáng - Bản Nôm, xã Chiềng Đông cho biết: “Để làm một chiếc cọn nước là cả một nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo và tốn nhiều công sức của người thợ”.
Trục “bánh xe nước” được làm bằng cây gỗ chắc chắn và có khả năng chịu nước.
Trục “bánh xe nước” được làm bằng cây gỗ chắc chắn và có khả năng chịu nước.
Theo ông Sáng, trước khi dựng cọn, bà con phải lên rừng, tìm kiếm những cây tre, nứa, gỗ tốt nhất để làm nguyên liệu. Mỗi bộ phận đều được lựa chọn kỹ càng, từ cây trục chính vững chắc như “trái tim” của cọn, đến những nan cọn được đan tỉ mỉ từ những cây nứa già.
Dẫn nước từ dòng suối Nậm Hua lên chân ruộng cao.
Bánh xe nước cần mẫn đêm ngày dẫn nước từ dòng suối Nậm Hua lên những thửa ruộng trên cao.
Một trong những bộ phận quan trọng nhất của cọn nước chính là những chiếc gàu múc nước. Gàu múc được làm từ những đốt tre, được đục khoét và gắn vào vòng cố định của cọn.
Khi cọn quay, những chiếc gàu này sẽ lần lượt chìm xuống nước, múc đầy và đổ nước vào máng dẫn. Máng dẫn nước được làm từ những ống tre dài, tạo thành một hệ thống dẫn nước hoàn chỉnh.
Bánh xe nước không chỉ là công cụ hỗ trợ lao động mà còn là biểu tượng văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên nói riêng và Tây Bắc nói chung.
Bánh xe nước không chỉ là công cụ hỗ trợ lao động mà còn là biểu tượng văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên nói riêng và Tây Bắc nói chung.
Ông Sáng cho biết, để hoàn thành một chiếc cọn nước hoàn chỉnh, phải mất đến 10 ngày làm việc. Với 3 chiếc cọn phục vụ cả gia đình, đó là cả một quá trình lao động gian nan.
Mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 là thời điểm lý tưởng để khám phá vẻ đẹp huyền ảo của bản Nôm. Trong khoảng thời gian này, du khách sẽ được ngắm cánh đồng lúa bạt ngàn tạo nên khung cảnh đều rất nên thơ, hữu tình.
 
Bên trên